Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @
Những tên trộm đến từ...Solomon
Phải mất 25 năm, nhà nghiên cứu Autil Toffler mới đưa ra kết luận rằng: “Thế giới tiến hoá qua 3 giai đoạn; bạo lực, quyền lực và thông tin. Ai có nhiều thông tin người đó sẽ chiến thắng. Đến một lúc nào đó, mọi giao dịch bằng tiền bạc chỉ là một vấn đề sáng trên màn hình máy tính”. Câu châm ngôn của Microsoft do Bill Gates viết cũng nói rằng; “Tất cả thông tin nằm dưới những đầu ngón tay của bạn”. Những điều đó là động lực. đồng thời cũng là mục đích vươn tới của một thế hệ trẻ gắn liền với Internet.
Những lao động của thời đại kinh tế tri thức khiến cho những người trẻ tuổi quay cuồng với những kế hoạch và cần có một “bộ lọc thông tin” tương đối chuẩn và kỹ nhằm lọc được những thông tin sạch, chính xác. Và thật sai lầm khi ai đó nghĩ rằng trên net có được toàn bộ sự tin cậy đó. Nơi nào bẩn nhất trên thế giới? Đó là internet. Bởi đó thực sự là một thùng rác khổng lồ, không được quy hoạch và bất cứ ai cũng có thể tung lên đó những gì xấu xa, bẩn thỉu nhất. Và chỉ một loé chớp, mọi thang giá trị, thật và giả đều bị trộn lẫn. Những thông tin về những vụ án liên quan đến Internet bây giờ không còn làm cho ai ngạc nhiên nữa. Thật khó có thể nói chính xác có bao nhiêu tên tội phạm đã xuất phát điểm tội ác từ những cửa hàng cà phê internet.
Vài năm trước, khách hàng của internet cuối tháng cắp tráp lên bưu điện khiếu nại rầm rĩ vì cước gọi đi quốc tế của gia đình lên đến cả trăm triệu động, mà toàn gọi đến các đảo quốc chưa từng nghe tên như Solomon chẳng hạn. Bưu điện phải điều trần mãi, cảnh báo mãi về thủ đoạn của những kẻ lợi dụng internet. Bây giờ thì ít người kêu ca nữa, vì càng kêu thì càng xấu mặt. Tốt nhất là lộp tiền, đó gọi là chi phí cho sự kém hiểu biết của mình. Và cũng vài năm trước, các sự cố virus tấn công máy tính luôn làm cho Giám đốc BKIS Nguyễn Tử Quảng phải cảnh báo liên tục, bây giờ thì người ta chỉ nghĩ cách tiêu diệt. Các vụ lợi dụng Internet để xâm nhập các trang web, lấy đi các tài khoản, thẻ tín dụng cũng đã được nhiều tên tội phạm thời @ của Việt Nam thực hiện từ rất lâu, tạo nên cơn choáng váng về sự thiếu tin cậy của Internet. Năm 2003 đánh dấu một năm phát triển mạnh mẽ của các hacker. Ông Nguyễn Tử Quảng còn cảnh báo, với tình trạng bảo mật lỏng lẻo của các trang web thuộc các cơ quan doanh nghiệp, một sinh viên rành máy tính là có thể bay lượn ở trong đó dễ dàng. Cũng tại các diễn đàn, hacker cho thấy nhiều thanh niên đã biến việc đột nhập, bẻ khoá và lấy cắp thông tin cá nhân tung lên mạng thành một niềm vui bất tận và cũng coi đó để nâng đẳng cấp của mình so với các thành viên khác.
“Chửi bậy online.con”
Thời đại công nghệ thông tin tạo cho con người có thêm nhiều công cụ. Nhưng rồi nó trở thành một thứ bùa ngải khó dứt. Một nghiên cứu cho thấy, có tới 90% số người được hỏi cho rằng sẽ không bao giờ từ bỏ internet. Nhìn thẳng vào sự thật, có đến 90% người Việt vẫn coi internet giống như một công cụ để tán gẫu. Chính vì thế giờ đây các diễn đàn mọc ra không kể xiết và đã có một lớp người khi rời các diễn đàn là lại đến các quán cà phê để tán dóc, nhắn tin qua điện thoại di động. Không thể phủ nhận, ở lớp người đó lý tưởng sống đã trở thành một cái gì đó rất mờ nhạt.
Một giả thiết rằng đến một ngày nào đó không còn tồn tại internet, chắc chắn xã hội sẽ nảy sinh một lớp người không biết làm gì không thể làm gì. Và thực tế thì, bây giờ đã có một bộ phận không nhỏ những thanh niên mắt cận, rất ngờ nghệch với đời thực nhưng lại tinh nhanh và thông thái khi đối diện với thế giới ảo. Họ cách lý quá xa với thực tế, tự giam mình trong những giao diện ảo và “dấn thân” quá sâu vào một môi trường những ý tưởng điên rồ nhất, những trò đùa vớ vẩn nhất và được ghẹo, chửi mắng, đả kích những nhân vật hằng ngày họ phải tôn kính mà không bị bắt phạt, không phải chịu trách nhiệm về việc mình làm. Quan trọng hơn cả là họ được khẳng định mình. Chỉ với chút kiến thức về nét, vài lời đại ngôn và những xảo thuật nho nhỏ, lập tức họ được tôn vinh như những tài năng. Vậy là họ tha hô vùng vẫy.
Trên các diễn đàn online đi đâu cũng thấy các thành viên chửi mắng nhau một cách không thương tiếc. Nếu như bạn muốn được in bài trên các báo, nói trên đài phát thanh...thì bạn phải đủ một chuẩn nào đó. Còn trên internet, không cần điều kiện nào ngoài việc bạn phải có một địa chỉ e-mail để đăng ký thành viên. Chính vì thế, ở nhiều trang web, ngôn ngữ của các thành viên giống như thời Trung cổ, thiếu vắng không khí văn minh. Bất cứ sự việc gì cũng có thể được đưa ra mổ xẻ, đáng ngại là chúng đều bị bóp méo hoặc tung lên thiếu chính xác. Trên các diễn đàn, những Forum sôi động nhất luôn là các Forum về các ngôi sao trẻ và topic đông đảo người xem nhất thuộc về các thông tin đời tư. Tại đó, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Ngôi sao X bị té xe, Y bị đồng tính, Z hát dở mà “chảng”, K đẹp trai ma chỉ gạt nhép...Những ngôi sao của làng giải trí luôn bị gọi thiếu tôn trọng là “con”, “thằng” và bị ăn tất cả những gì bẩn thỉu, bị gán tất cả những gì xấu xa bệnh hoạn. Một thông tin khách quan trên báo khi đưa vào các diễn đàn đã bị bẻ lệch theo chiều hướng của người Post bài. Và cứ thế, nó tạo thành một loại “tin đồn đa quốc gia” và thành làn sóng mới, trò bôi nhọ người khác. Đáng sợ nhất là các “cuội đại chiến” giữa fans của các ngôi sao. Dương Minh Long sau một vài lần Post bài lên topic viết về Hà Trần đã bị một thành viên giấu mặt gửi tin khủng bố: “Ngày mai tao sẽ giết mày nều mày còn dám chê chị Hà”. Cũng vẫn là Long, khi tham gia thảo luận trên mạng ttvnol.com cũng bị giội bom bằng những e-mial xúc phạm danh dự nặng nề. Khi tìm hiểu về thành viên này thí thật khó tin là một thanh niên lịch sử như một công chức sở Tây, đi xe Dylan, điện thoại di động xịn lại có thể tung những thông tin chợ búa như vậy trên mạng. Long kết luận, internet là môi trường lý tưởng để người ta bộc lộ hết mọi tính xấu của mình. Nếu như ngoài đời thật, có rất nhiều chuyện người ta không thể làm, không dám làm hoặc phải giấu kín thì internet đã được công khai tất cả. Và vì thế, đây thực sự là thiên đường của những trò đồi bại.
Nếu như xúc phạm nhau trên các diễn đàn đang là “trào lưu” thì không thiếu những thù hằn cá nhân đã được tuôn cả vào đời sống thực. Chị thu Hằng, hiện đang là biên tập viên của một tờ báo tại TPHCM đã bị giội bom tin liên tục trong nhiều tháng liền chỉ vì trót trêu một thành viên trên mạng. Quyết “trả thù” chị, hẳn ta đã sẳn sàng mỗi ngày lên nét nhiều giờ và gửi tin nhắn qua mạng ICQ với nội dung bệnh hoạn. Không chỉ 1 tin mà bằng giải pháp “bom tấn” với vài chục tin liên tiếp, hẳn quyết tâm để chiếc điện thoại di động của chi tắt lịm mới thôi. Sau đó chính hắn còn viết một câu chuyện dạng liêu trai Post lên mạng với những nội dung bôi nhọ cá nhân, đủ để nều là người quen thì bất cứ ai cũng có thể nhận ra chân dung chi (một cách méo mó). Và tất cả những thông tin cá nhân của chị được hắn rêu rao như một chiến tích. Cũng chiêu này, tại một diễn đàn về điện thoại di động, hẳn ta đã hạ nhục một thành viên khác với những lời lẽ hằn học và đầy bệnh hoạn. Điều đáng nói là, sau những cuộc “tỉ thí” trên bàn phím, với khả năng bịa đặt siêu hạng của mình, hẳn ta đã viết ra những câu chuyện có vẻ như rất thật nhưng lại ám chỉ bôi nhọ cá nhân rồi gửi in báo để hạ nhục đối phương đến cùng. Luôn như một con ếch kêu to, với những lời lẽ đao to búa lớn kiểu “mị dân”, hẳn ta đã lừa được không ít bạn trẻ tin theo như một kẻ dẫn đường tài năng. Tìm đi tìm lại, ngoài sự chiử bới người khác cộng với những lời lẽ mị dân ra thì hẳn ta chẳng làm được gì cho các diễn đàn. Đáng sợ là sự đê tiện đó lại được núp dưới danh một kẻ tri thức, luôn coi mình là một lò lửa vĩ đại, săn tìm cái mới và thức thời trên internet. Quả là Long đã đúng khi cho rằng, với những loại người như thế, chỉ có thể được xã hội ảo như internet dung nạp một cách vô điều kiện. Và những nhân vật kiểu này, trên net không thể đêm hết.
Không xấu nếu bạn coi Bill Gates là thần tượng và bạn học “tốc độ tư duy” của ông. Cũng không xấu nều bạn dành thời gian để search thông tin trên mang như một công cụ hữu hiệu cho công việc. Bạn cũng có quyền giải trí trong biển thông tin đó. Nhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn