Cái kệ sách và chiếc tivi LCD

02:46 CH @ Thứ Sáu - 18 Tháng Sáu, 2010
Một đồng nghiệp của tôi nói: Ở đời chỉ có hai loại người: người đọc sách và người không đọc sách, thiểu số là loại thứ nhất, đa số là loại thứ hai. Nghĩ rằng nói thế thì cực đoan! Nhưng thỉnh thoảng ngẫm lại cũng thấy không sai lắm.

Có lần sang châu Âu, tôi ấn tượng nhất là thấy trên máy bay, trên tàu điện nổi, tàu điện ngầm, xe buýt, bến đợi, quán cà phê… hầu như ai cũng có một cuốn sách trên tay. Không sách thì báo. Họ tranh thủ từng phút để đọc. Có ghế ngồi cũng đọc. Liên tưởng đến xe buýt nhà mình, người đông thì chen lấn xô đẩy, vưng thì ngồi ngoẹo cổ ngủ, hoặc nhìn ra cửa kính, ngó bâng quơ, quen biết thì chuyện ồn ào như vỡ chợ. Họa hoằn lắm mới thấy một vài bàn tay lật báo. Còn những nơi như văn phòng, trường ốc, phần lớn nhân viên, sinh viên khi rảnh việc, không có giờ thì lên mạng chat, lướt web, chơi game. Rồi tám chuyện. Chuyện thì bao giờ cũng rôm rả.

“Ôi dào, thời buổi này, công việc lút đầu lút cổ, thì giờ đâu mà đọc sách” – nhiều người, trong đó có tôi, cũng thường biện bạch như vậy. Nhưng trong 24 giờ/ ngày mà chúng ta kêu là hạn hẹp, luôn có một không gian rộng rãi cho “chat room”, “forum”, có chỗ cho cái màn hình máy tính đầy ma lực ngự trị, chúng ta cũng không tiếc rót tràn trề thời gian vào những giọt cà phê sành điệu trong tiếng nhạc choáng óc và ánh sáng mầu nhảy nhót. Còn những cuốn sách thì dường như bị lãng quên trên kệ.



Ngày xưa, đi vào mỗi căn nhà, bạn thường thấy cái kệ sách đứng ở vị trí trang trọng nhất trong phòng khách. Ngày nay, thay vào đó là cái tivi LCD màn hình phẳng, mà càng ngày càng mỏng càng rộng. Ngẫm mà xem, đúng vậy, ngay chính mình cũng đã thay đổi còn đâu. Thời niên thiếu, tôi thường làm một việc tội lỗi mà đẹp đẽ là ăn bớt tiền mẹ đưa đi chợ, dành dụm để mỗi tuần mua một cuốn sách. Bây giờ, trưởng thành, tôi thường làm một việc chính đáng mà tầm thường là dành dụm mỗi tháng một ít để sắm cái áo, bộ váy hay đôi giày mới. Thực lòng, có lúc bỏ ra mấy trăm mua bộ đồ không hề ngần ngại, nhưng cầm cuốn sách có mấy chục nghìn lại cứ tần ngần nhấc lên đặt xuống…

Mấy tháng rồi tôi không mua, cũng không đọc được cuốn sách nào.


Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • Lười đọc - căn bệnh của giới trẻ

    23/11/2017“Những bài văn kinh hoàng” hay “áng văn bất hủ” là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong mùa tuyển sinh. Mặc dùchưa đến mức báo động, bởi những bài văn này chỉ chiếm số ít trong số hàng trăm ngàn bài thi mỗi năm, nhưng nó cũng khiến người ta băn khoăn. Phải chăng, tình trạng trên bắt nguồn từ việc giới trẻ mắc “căn bệnh” lười đọc tác phẩm văn học?
  • Giới trẻ và hội chứng Internet

    18/01/2016Hoàng Đức NhãMặt trái của việc sử dụng Internet trong giới trẻ và thực tế đáng buồn là tình trạng đó vẫn đang diễn ra và có dấu hiệu phát triển mạnh thành “hội chứng Internet”...
  • Đọc sách để thay đổi số phận

    01/08/2014Ngân Hà thực hiện, chân dung nhiếp ảnh - Trần Việt Đức, chân dung hội hoạ - Hoàng TườngVới một “lý lịch” khá dày dặn trong việc trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, Lê Nguyễn Trường Giang, một trong những thành viên sáng lập tổ hợp Tecapro Park dễ dàng tạo được ấn tượng với đối tác bằng những đối thoại thông minh. Sinh năm 1975, Giang còn khá trẻ, nhưng phải gọi anh là một “ông cụ non” vì Giang mê triết học, thích đọc sách
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Văn hóa đọc: Cơ hội và thách thức

    04/12/2009Phạm ĐứcKhông có gì khó khăn khi hàng ngày mỗi người tự bỏ ra khoảng 15 - 30 phút đọc sách, báo, tác phẩm văn học… để tiếp nhận tri thức của nhân loại khá dễ dàng, thế nhưng, cơ hội đó đang bị nhiều bạn trẻ thờ ơ trước sự lấn át của công nghệ thông tin.
  • Giới trẻ đang... đọc gì?

    15/09/2008"Harry Porter" chắc chắn hấp dẫn hơn "Những người khốn khổ", Jindo thú vị hơn nhiều so với tuyển tập truyện ngắn Nam Cao và hiển nhiên xem phim chưởng vẫn thích hơn việc ngồi nghiền ngẫm Tam quốc chí. Dường như, việc đọc các tác phẩm truyền thống đã trở nên xa lạ với giới trẻ...
  • Mạn đàm về sách và thế hệ trẻ

    07/04/2008Đầu tiên tôi phải xin các bạn bỏ qua cho sự vơ đũa cả nắm của tôi. Nhưng thật sự nhiều lúc tôi giật mình nhận ra thế hệ trẻ và thế hệ nhi đồng thời nay lười đọc sách chứ không nói là không thèm đọc.
  • Sống với sách

    27/11/2007Nhà văn Nguyễn Việt HàCó những ngày chợt nhiên thảng thốt nhiều người thành đạt đang sống ở cái xã hội hiện đại dư dật tiện nghi bỗng thấy quanh mình một hoang mang vắng thiếu. Buồn bã nhìn quanh phòng đột ngột chơ vơ thấy cái kệ sách lâu ngày để hoang lèo tèo dăm cuốn "cẩm nang" này nọ "phương pháp" gì đó thì à lên một nỗi nghẹn ngào thăm thẳm nhớ về cái thuở sinh viên điên dại sống với sách...
  • “Đọc” sẽ vẫn thắng “xem”!

    24/06/2007Nguyễn Văn Phướckhi bạn đọc một tác phẩm, cảm xúc và trí tưởng tượng sẽ khác hơn khi xem những bộ phim. Dấu ấn của bạn trên từng trang sách có khi kéo dài hàng chục năm. Trong khi đó, phim ảnh và Internet giải quyết nhu cầu thông tin, giải trí ngay thời điểm đó. Vì vậy: Đọc sẽ vẫn thắng xem!
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Cái bếp mùn cưa

    24/11/2006Đỗ Hoàng LinhĐời sống càng được nghiên cứu bao nhiêu, người ta càng hồ hởi giũ bỏ sự bất tiện nhếch nhác nhanh chóng bấy nhiêu. Trào lưu xã hội chung như thế chuyện bếp núc trong mỗi gia đình cũng không phải là ngoại lệ. Mấy ông đầu rau cổ lỗ đã hóa thân thành bếp ga, lò vi sóng, bếp điện, nồi cơm chảo điện... chỉ loáng tháng bảo tồn một số bếp dầu bình dân khói um và lạc hậu nhất là bếp than tổ ong mà các bà các chị nheo mắt chun mũi, nghiêng mình quạt phành phạch sáng tinh sương nhóm lò trên hè phố...
  • Sách không bao giờ cũ

    20/11/2006Hoài ThuBạn là "tuýp" người hoài cổ và muốn tìm lại những cuốn truyện xưa để hồi tưởng và để cho các con cháu mình học? Bạn muốn tìm một cuốn sách nhân bản cách đây vài năm nhưng không còn "ăn hàng" nữa nênngười xuất bản không còn "mặn mà”.Bạn là dân kỹ thuật và muốn tìm những cuốn sách "độc”?
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Sách cũ – hành trình chinh phục

    08/06/2006Tố TâmNhà văn Phan Thị Vàng Anh từng nói: "Thời gian đi không bao giờ trở lại, chỉ có lòng người quay lại với thời gian" và quả như thế thật: Trên đôi tay, trong những chiếc túi… sách cũ có cuộc hành trình dài không mỏi… cho những khuôn mặt luôn ánh niềm vui. Từ đó, sách cũ trở thành người bạn khó khước từ với nhiều người...
  • "Mọt sách" ét-vê

    21/02/2006Hoàng Quỳnh - Thanh KiềuThà nhịn một bữa cơm, bớt đi một ly cà phê để “tậu” về cuốn sách mà mình thích, đó là phương châm sống của những sinh viên “nghiện sách”.
  • Sách nhà...

    28/01/2006Đạm ThưQuả là ở những nước văn minh, thư viện là trường học không tiếng trống và sách là người thầy thầm lặng có tác dụng vô cùng quan trọng và bền vững cho những ai muốn tự học suốt đời. Bao giờ ở ta mới đạt được điều kiện như thế?
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

    16/07/2005Lê NgânĐọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng. Các bậc cha mẹ nên là người làm gương trước và nếu có thể, nên tạo thói quen kể chuyện vào buổi tối cho trẻ. Dưới đây có vài gợi ý trong việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ
  • xem toàn bộ