Bản chất của chính phủ (The Nature of Government) - phần 2

Đoan Trang dịch từ nguyên bản tiếng Anh
08:31 SA @ Thứ Năm - 22 Tháng Bảy, 2010

Phần trước:

Tội phạm là thiểu số nhỏ trong bất kỳ xã hội bán văn minh nào. Nhưng việc bảo vệ và cưỡng chế thực thi hợp đồng thông qua các tòa án dân sự là nhu cầu tối quan trọng của một xã hội hòa bình; không có sự bảo vệ đó, không nền văn minh nào có thể phát triển hay được duy trì.

Không như loài vật, con người không thể tồn tại bằng cách hành động theo một loạt phản ứng tức thời. Con người phải đặt ra các mục tiêu và đạt được chúng trong một dải thời gian; anh ta phải tính toán các hành động và lập kế hoạch dài hạn cho cuộc đời mình. Trí tuệ của con người càng mẫn tiệp và kiến thức càng rộng lớn thì kế hoạch của anh ta càng có tầm xa. Nền văn minh càng cao hoặc càng phức tạp, thì càng đòi hỏi các hoạt động có tầm nhìn xa hơn – và bởi vậy đòi hỏi cả các thỏa thuận mang tính hợp đồng giữa con người với nhau cũng phải dài hạn, và nhu cầu của con người được bảo vệ an toàn trong những thỏa thuận như vậy càng cấp thiết hơn.

Thậm chí một xã hội hàng đổi hàng nguyên thủy cũng không thể vận hành được nếu một người đồng ý đổi một giạ khoai tây lấy một rổ trứng và rồi, sau khi đã nhận đủ trứng, từ chối giao khoai tây. Hãy hình dung những hành động được dẫn dắt bởi sự thất thường này sẽ mang lại hậu quả như thế nào trong một xã hội công nghiệp nơi người ta giao những hàng hóa trị giá một tỉ đôla theo hình thức bán chịu, trả dần, hay ký những hợp đồng xây các công trình hàng tỉ đôla, hay ký hợp đồng cho thuê thời hạn đến chín mươi chín năm.

Hành động đơn phương vi phạm hợp đồng gắn liền với việc sử dụng vũ lực một cách gián tiếp: về bản chất, nó là khi một người nhận các giá trị vật chất, hàng hóa hay dịch vụ, từ một người khác, sau đó từ chối thanh toán và do đó giữ hàng hóa đó bằng vũ lực (thuần túy là sự chiếm giữ vật chất), chứ không phải bằng quyền – tức là, giữ hàng hóa mà không có sự nhất trí của người chủ sở hữu. Tương tự, tội lừa đảo cũng liên quan tới việc gián tiếp sử dụng vũ lực: nó là việc đoạt lấy giá trị vật chất mà không được sự đồng ý của người chủ sở hữu, nhờ hứa hão hoặc nuốt lời hứa. Trấn lột là một biến tướng nữa của việc sử dụng vũ lực gián tiếp: đó là việc đoạt lấy các giá trị vật chất mà không phải để trao đổi lấy giá trị khác, bằng cách đe dọa dùng vũ lực, bằng bạo lực hoặc gây thương tích.

Một số trong các hành động kể trên rõ ràng là hành vi phạm tội. Những hành động khác, chẳng hạn việc đơn phương vi phạm hợp đồng, có thể không mang động cơ tội ác, nhưng do sự thiếu trách nhiệm hoặc thiếu lý trí gây ra. Chúng cũng có thể là các vấn đề phức tạp khi cả hai bên tham gia đều đòi công lý. Nhưng dù thế nào, tất cả các vấn đề như vậy đều phải được đưa ra trước những luật định khách quan và phải được giải quyết bởi một trọng tài vô tư thực thi luật pháp, tức là bởi một quan tòa (và một ban hội thẩm, trong trường hợp cần thiết).

Hãy quan sát cái nguyên tắc căn bản điều chỉnh công lý trong tất cả những trường hợp này: nó nói rằng không ai được phép đoạt lấy bất cứ giá trị gì từ người khác mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu – và, như một hệ quả tất yếu, rằng các quyền của con người không thể được giao phó cho một quyết định đơn phương, cho sự lựa chọn tùy tiện, cho sự phi lý trí, tính thất thường của người khác.

Về bản chất, đó là mục đích đúng đắn của một chính phủ, nhằm làm tồn tại xã hội trở thành điều khả thi đối với mọi người, bằng cách bảo vệ lợi ích và đấu tranh chống những cái xấu mà con người có thể gây ra cho nhau.

Các chức năng đúng đắn của một chính phủ được giao vào tay ba lực lượng lớn, tất cả đều liên quan tới vấn đề sử dụng sức mạnh và bảo vệ nhân quyền: cảnh sát, để bảo vệ con người khỏi tội ác – các lực lượng vũ trang, để bảo vệ con người khỏi các thế lực ngoại xâm – tòa án, để giải quyết tranh chấp giữa con người với nhau theo các luật khách quan.

Ba lực lượng này kéo theo nhiều vấn đề như là hệ quả tất yếu và phái sinh của chúng – và việc thực thi chúng dưới hình thức lập pháp cụ thể thì vô cùng phức tạp. Cái này thuộc về lĩnh vực của một khoa học đặc biệt: triết học về luật pháp. Nhiều sai lầm và bất đồng có thể xảy ra trong việc thực thi, nhưng điều cốt yếu ở đây là nguyên tắc cần được thực thi: cái nguyên tắc phát biểu rằng mục đích của luật pháp và của chính phủ là bảo vệ các quyền cá nhân.

Ngày nay, nguyên tắc này bị quên lãng, phớt lờ và lảng tránh. Kết quả là tình trạng hiện nay của thế giới, nhân loại đi giật lùi về tình trạng vô luật pháp của một chế độ độc tài tuyệt đối, về sự tàn bạo thời nguyên thủy của việc cai trị bằng sự dã man.

Khi phản đối khuynh hướng này, một cách thiếu cân nhắc, một số người đang đặt ra câu hỏi liệu chính phủ có phải vốn bản chất là xấu xa và phải chăng vô chính phủ là hệ thống xã hội lý tưởng? Vô chính phủ, khi là một khái niệm chính trị, là một ý tưởng trừu tượng ngây thơ: vì tất cả các lý do đã thảo luận ở trên, xã hội nào thiếu vắng một chính phủ có tổ chức sẽ bị giao phó vào tay kẻ xấu đầu tiên xuất hiện, kẻ sẽ đẩy nó vào sự hỗn loạn được tạo nên từ xung đột giữa các băng nhóm. Nhưng khả năng phát sinh sự vô đạo đức của con người chưa phải là lý do duy nhất để phản đối hệ thống vô chính phủ: ngay cả một xã hội, nơi mà tất cả các thành viên đều có lý trí đầy đủ và đạo đức tốt, không phạm lỗi nào, cũng không thể hoạt động trong tình trạng vô chính phủ: bởi vì cái nhu cầu về các luật khách quan và một vị trọng tài giải quyết các bất đồng thân thiện giữa con người với nhau, chính nhu cầu đó làm cho việc thành lập một chính phủ trở thành cần thiết.

Biến thể gần đây của lý thuyết vô chính phủ đang làm mê hoặc một số người trẻ tuổi cổ súy cho tự do. Đó là cái thứ quái dị gọi là “các chính phủ cạnh tranh”. Thừa nhận những tiền đề căn bản của các nhà thống kê hiện đại – những người không nhận thấy sự khác biệt giữa chức năng của chính phủ và chức năng của các ngành sản xuất, giữa động lực và sản xuất; những người cổ súy cho quốc hữu trong kinh doanh – các nhân vật đề xướng “chính phủ cạnh tranh” nhìn vào mặt kia của đồng xu và tuyên bố rằng vì cạnh tranh có lợi như thế cho kinh doanh, nên cũng có thể áp dụng chuyện cạnh tranh cho chính phủ. Thay vì chỉ có duy nhất một chính phủ độc quyền, họ tuyên bố cần có một số chính phủ khác nhau trong cùng khu vực địa lý, cạnh tranh để giành được sự trung thành cá nhân của mỗi công dân, mỗi công dân đều được tự do “đi mua hàng” và hạ cố lui tới bất kỳ chính phủ nào anh ta chọn.

Hãy nhớ rằng kiềm chế con người bằng sức mạnh là dịch vụ duy nhất mà chính phủ phải cung cấp. Hãy tự hỏi mình xem cạnh tranh trong dịch vụ đó sẽ thành ra như thế nào.

Người ta không thể bảo lý thuyết này là mâu thuẫn khái niệm, bởi vì rõ ràng nó không cho thấy một sự thông hiểu về hai khái niệm “cạnh tranh” và “chính phủ”. Người ta cũng không thể bảo nó là một sự khái quát hóa linh hoạt, bởi vì nó không có mối liên hệ nào hoặc tham chiếu nào tới thực tiễn và không tài nào cụ thể hóa nó vào thực tiễn được, thậm chí dù chỉ một cách phác thảo hay đại khái mà thôi. Một ví dụ minh họa là đủ: giả sử ông Smith, khách hàng của Chính phủ A, ngờ rằng hàng xóm nhà bên của ông là Jones, khách hàng của Chính phủ B, đã ăn cắp của Smith. Quân của Cảnh sát A bèn đến nhà ông Jones và chạm mặt quân của Cảnh sát B, phe này tuyên bố rằng họ không chấp nhận hiệu lực của khiếu nại của ông Smith và không công nhận quyền của Chính phủ A. Chuyện gì xảy ra khi đó? Quý vị tự rút ra kết luận.

Sự phát triển của khái niệm “chính phủ” đã trải qua một quá trình lịch sử dài và quanh co. Những ý nghĩ mơ hồ về chức năng của chính phủ dường như đã tồn tại trong tất cả các xã hội có tổ chức. Những ý nghĩ ấy từng xuất hiện khi người ta nhận ra sự khác biệt ngầm (thường không tồn tại) giữa một chính phủ và một băng cướp; nhận ra vòng hào quang tôn kính và quyền lực đạo đức mà chính phủ được hưởng với tư cách người bảo vệ “luật pháp và trật tự”; nhận ra cái thực tế rằng ngay cả những nhà nước xấu xa nhất cũng thấy cần thiết phải duy trì chút vẻ bề ngoài của trật tự và công bằng giả hiệu, dù chỉ do thói quen hay do truyền thống, và phải kiếm được vài lời biện minh đạo đức cho cho quyền lực của chúng – huyền bí hoặc mang tính xã hội. Cũng giống như các vị hoàng đế Pháp phải viện đến “Quyền lực Thần thánh của Nhà Vua”, các nhà độc tài hiện đại của Liên Xô phải dốc tiền vào tuyên truyền để biện minh cho sự cai trị của họ trước những đối tượng bị họ bắt ép làm nô lệ.

Trong lịch sử nhân loại, việc hiểu được các chức năng đúng đắn của chính phủ là một thành tựu chỉ mới đạt được gần đây: cách nay 200 năm và bắt nguồn từ thời các vị tổ khai quốc của Cách mạng Mỹ. Các vị này không chỉ xác định bản chất và những đòi hỏi của một xã hội tự do, mà họ còn phát minh ra phương thức để biến nó thành thực tiễn. Một xã hội tự do – như bất kỳ sản phẩm nào của con người – không thể được tạo ra nhờ các phương thức ngẫu nhiên, hay bằng việc chỉ ngồi mơ ước, hay bằng các “mong muốn thiện tâm” của lãnh tụ. Một hệ thống pháp chế phức tạp, dựa trên các nguyên tắc có hiệu lực khách quan, là điều kiện bắt buộc phải thỏa mãn để làm cho xã hội tự do và giữ cho nó tự do – một hệ thống không phụ thuộc vào các động cơ, phẩm chất đạo đức hay mong muốn của bất kỳ một quan chức nào, một hệ thống không để một cơ hội nào, một kẽ hở luật pháp nào cho độc tài phát triển.

Hệ thống kiểm tra và cân bằng của Mỹ là một thành tựu như thế. Và mặc dù những mâu thuẫn nhất định trong Hiến pháp đã tạo kẽ hở cho sự phát triển của chế độ nhà nước trung ương tập quyền, nhưng thành tựu vô song đạt được là khái niệm hiến pháp như là phương tiện để giới hạn và kiềm chế quyền lực của chính phủ.

Ngày nay, khi thành tựu này đang bị người ta âm mưu xóa bỏ, không phải là thừa khi nhắc lại rằng Hiến pháp là sự kiềm chế đối với chính phủ, chứ không phải với các cá nhân – rằng nó không quy định đạo đức của các cá nhân, mà chỉ quy định đạo đức của chính phủ - rằng nó không phải là một đặc quyền đối với chính phủ, mà là một hiến chương cho việc bảo vệ các công dân trước chính phủ.

Bây giờ hãy xem mức độ đảo lộn về đạo đức và chính trị của chính phủ ngày nay. Thay vì bảo vệ các quyền con người, chính phủ đang trở thành kẻ xâm phạm quyền con người nguy hiểm nhất; thay vì canh gác tự do, chính phủ đang xây chế độ nô lệ; thay vì bảo vệ con người khỏi những kẻ khởi xướng vũ lực, chính phủ đang khởi xướng vũ lực và áp bức theo bất kỳ cách nào và trong bất kỳ vấn đề gì nó muốn; thay vì đóng vai trò như một công cụ khách quan trong quan hệ giữa con người với con người, chính phủ đang tạo ra một triều đại ngầm, chết chóc, đầy bất trắc và đáng sợ, bằng các hình thức luật phi khách quan, mà việc diễn giải luật phụ thuộc vào những quyết định tùy tiện của các vị công chức tùy tiện; thay vì bảo vệ con người khỏi bị thương tổn bởi những cơn thất thường, chính phủ đang đòi hỏi cho nó quyền được hành xử thất thường không giới hạn – đến mức độ chúng ta đang nhanh chóng tiến đến thời kỳ đảo ngược hoàn toàn: thời kỳ mà chính phủ được tự do làm bất kỳ cái gì nó muốn, trong khi công dân chỉ có thể hành động nếu được phép; là một giai đoạn trong thời kỳ đen tối nhất của lịch sử con người, giai đoạn cai trị bằng sự dã man.

Thường khi có nhận xét cho rằng, bất chấp các tiến bộ về vật chất, nhân loại đã không đạt được một mức độ tiến bộ đáng kể nào về đạo đức. Nhận xét này thường được một vài kết luận bi quan về bản tính con người phụ họa. Quả thật, chất lượng đạo đức của nhân loại đang đi xuống một cách đáng hổ thẹn. Nhưng nếu người ta nhìn vào sự vi phạm đạo đức đầy ma quỷ của chính phủ (chính cái đức vị tha tập thể đã làm cho sự vi phạm này thành điều có thể xảy ra), mà trong phần lớn lịch sử, nhân loại đã phải sống với sự vi phạm ấy, người ta sẽ bắt đầu tự hỏi làm thế nào mà nhân loại có thể bảo tồn được, dù chỉ cái vỏ ngoài của nền văn minh, và vết tích nào của lòng tự trọng đã không bị tiêu diệt đi mất mà giúp họ đứng thẳng trên đôi chân của mình?

Người ta cũng bắt đầu nhìn thấy rõ hơn bản chất của những nguyên tắc chính trị – vốn phải được chấp nhận và cổ súy như một phần trong cuộc chiến cho sự Phục Hưng của trí tuệ con người.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà nước pháp trị trong đời sống thường nhật

    09/11/2017TS. Nguyễn Sĩ PhươngThượng tôn pháp luật là nền tảng để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước pháp trị đó là tuân thủ luật pháp và được Nhà nước bảo đảm thực thi bằng Toà án độc lập.
  • Xã hội cần những trí thức suy nghĩ độc lập

    01/02/2016Thượng Tùng thực hiệnTiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Phó Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, là một trong những chuyên gia trẻ được nhiều người biết. Anh là thành viên nhóm nghiên cứu của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ), tham gia thực hiện bốn bài thảo luận chính sách theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, là “cánh chim báo bão” nhẫn nại với nhiều bài báo đề cập những giải pháp tháo gỡ khó khăn từ một số chính sách của Nhà nước.
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

    29/11/2014Lê Nguyễn Hương TrinhCuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp...
  • Xây dựng các hiệp hội

    22/10/2014Nguyễn Trần BạtChúng ta bàn về vấn đề hiệp hội ở Việt Nam không phải vì bản thân các hiệp hội, mà vì một lợi ích khác: đó là vai trò của các hiệp hội trong quản lý xã hội bên cạnh các thiết chế Nhà nước hoặc mang tính Nhà nước...
  • Quản trị Quốc gia - Một việc của toàn dân

    23/06/2014PSG, TS Phạm Duy NghĩaQuốc gia được quản trị không chỉ bởi Chính phủ. Muốn phòng và chống tham nhũng, làm sạch và mạnh bộ máy nhà nước, chí ít cần tới sự tham gia của một nền kinh tế với các công ty minh bạch, một giới báo chí có trách nhiệm định hướng dư luận và ngàn vạn hiệp hội dân sự giúp người dân nhận biết và học cách bảo vệ lợi quyền. Sau hai thập kỷ đổi mới Việt Nam đã đi qua luật chơi mới giữa bốn tác nhân: Nhà nước, Thị trường, Báo chí và Xã hội dân sự...
  • Tài sản nhà nước và cổ phần hoá

    05/05/2014TS Nguyễn Quang ANhà nước có những tài sản của mình. Chưa có thống kê cụ thể nhưng tôi đoán hiện nay ở nước ta, tài sản nhà nước chiếm ít nhất 80% tài sản quốc gia, vì vậy Nhà nước quản lý công sản là hết sức quan trọng...
  • Nhân loại: Tổ chức và rèn luyện các nền dân chủ

    19/04/2014Nguyễn Trần BạtNếu không có thể chế dân chủ thì con người không có cơ hội, không có cách thức hiện thực hóa tự do của mình. Do vậy, xây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền

    02/10/2010Nguyễn Trần BạtBàn về vấn đề nhà nước pháp quyền của Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta
    mới chỉ có một nhà nước được phân công nội bộ chứ không phải một nhà
    nước mà quyền lực của nó được phân công một cách hiệu quả và việc sử
    dụng các quyền lực ấy được kiểm soát bằng các quy tắc xã hội. Vì thế,
    chúng ta mới chỉ đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền...
  • Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ

    14/11/2009Nguyễn Trần BạtXây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Một số quan niệm cổ điển về xã hội dân sự

    09/11/2009Trần Hữu Quang*Trong lịch sử sinh thành của khái niệm "xã hội dân sự" nơi các nhà tư tưởng cổ điển Tây phương, người ta có thể nhận thấy rằng diễn trình biến chuyển của khái niệm này thực ra biểu hiện những sự thay đổi trong các quan điểm lý thuyết về các mối quan hệ giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội. Quá trình biến chuyển này xét về đại thể đã trải qua bốn quan niệm khác nhau...
  • Toàn cầu hóa và thay đổi chính trị

    05/11/2009Cao Huy ThuầnCác nước Tây phương tin rằng quá trình toàn cầu hóa sẽ làm thay đổi chế độ chính trị trong các nước chuyên chế khiến các nước này trước sau gì rồi cũng phải xuôi theo trào lưu dân chủ. Trước sau gì toàn cầu hóa kinh tế cũng đưa đến toàn cầu hóa chính trị, bởi vì dân chủ và thị trường có khuynh hướng đi kẹp đôi với nhau như một cặp bài trùng. Luận cứ đó ngây thơ chăng? Vững chắc chăng?
  • Xã hội dân sự?

    26/10/2009Cao Huy ThuầnGiữa Nhà nước tham nhũng với xã hội dân sự vô đạo đức, liên hệ nhân quả xoáy vòng tròn, đây là nhân mà đây cũng là quả, cái này cắt nghĩa cái kia và ngược lại. Thì cũng vậy giữa Nhà nước dân chủ và xã hội dân sự dân chủ: chỉ một Nhà nước dân chủ mới tạo ra được một xã hội dân sự dân chủ; chỉ một xã hội dân sự dân chủ mới tạo ra được một Nhà nước dân chủ.
  • Những tiền đề và điều kiện hình thành phát triển xã hội dân sự hiện nay ở Việt Nam

    23/10/2009TS. Hồ Bá ThâmBài viết này tập trung làm rõ các khíạ canh ở góc nhìn triết học, như: 1-Bộ ba trong xã hội hiện đại; 2- Cần hiểu rõ thực chất xã hội dân sự ở VN hiện nay, có số lượng hoành tráng thiếu thực chất. Vấn đề “tổ chức phi chính quyền do chính quyền tổ chức”?; 3-Sự hình thành, phát triển; 4-Những tiền đề, điều kiện cần tạo ra có nhiều nhưng chung quy lại là gì: 5-Đâu là lực cản của các giai đoạn của quá trình hình thành?
  • Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân

    02/09/2009Nhà báo Hữu ThọTại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. So với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, hơn nửa thế kỷ đã qua là một thời gian không dài, nhưng Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vượt qua mọi thác ghềnh, giành lại và giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, từng bước thực hiện tự do và hạnh phúc của toàn dân...
  • Nhà nước, truyền thông và xã hội dân sự

    22/08/2009TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức“Phải xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh... Trật tự, pháp luật, nhà nước, chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại!”
  • Lập Hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam

    05/08/2009Nguyễn Minh TuấnGần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới.
  • Ai nuôi nhà nước

    12/06/2009Trần Đức NguyênĐánh thuế trực tiếp để người tiêu dùng cảm nhận được đồng tiền thuế của mình là để nuôi Nhà nước và đáp ứng yêu cầu: “Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân”
  • Học tập quan điểm nhân dân, quan điểm quần chúng của Hồ Chủ Tịch

    13/05/2009Phạm Văn ĐồngNhân ngày vui mừng hôm nay của quốc dân đồng bào, những điều chúng ta cần nhắc nhở, học tập của hồ Chủ tịch rất nhiều, nhưng theo ý tôi trong giai đoạn chuẩn bị tổng phản công này, chúng ta cần hơn hết nhắc nhở và học tập quan điểm nhân dân, quan điểm quần chúng của Hồ Chủ tịch, vì đó là bài học trọng yếu hơn hết, quý báu hơn hết trong sự nghiệp cách mạng của Người.
  • Xã hội công dân và xã hội dân sự: từ Arixtot đến Hêghen

    08/05/2009Trần Tuấn PhongBài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm được coi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự sau này. Đồng thời, phân tích tư tưởng về xã hội dân sự trong thời cận đại qua một số đại biểu điển hình. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển của Hêghen đối với quan điểm của Arixtốt về xã hội công dân.
  • Luận bàn về quản lý: Nhà nước, mô hình tập đoàn và cổ phần hóa

    27/04/2008Sau một năm gia nhập WTO, bên cạnh những thành tựu thu được, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề lớn có xuất phát điểm từ điều hành quản lý kinh tế. Giới doanh nghiệp, người dân tiếp tục trông đợi sự chèo lái của Nhà nước nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn ở phía trước. Bàn về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế khẳng định, để đáp ứng sự trông đợi đó, đã đến lúc cần một sự đổi mới về quản lý Nhà nước...
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Cấu trúc Chính trị Toàn cầu

    13/11/2007SorosTheo sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, người ta nói nhiều về cấu trúc tài chính toàn cầu. Hầu như không có thảo luận nào về cấu trúc chính trị toàn cầu. Đây là một sự bỏ sót kì lạ, căn cứ vào nền chính trị quốc tế đầy rẫy xung đột, và các dàn xếp được nghĩ ra để giải quyết chúng là yếu hơn nhiều so với vũ đài tài chính...
  • Hệ thống Tư bản Chủ nghĩa Toàn cầu

    13/11/2007SorosLuận điểm của tôi là hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu thịnh hành ngày nay là một dạng bị bóp méo của xã hội mở. Nó tin quá nhiều vào động cơ lợi nhuận và cạnh tranh và không bảo vệ lợi ích chung thông qua ra quyết định hợp tác. Đồng thời, nó để quá nhiều quyền lực vào tay các nhà nước có chủ quyền, thường vượt quá sự kiểm soát dân sự...
  • Bàn về xã hội dân sự

    15/08/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultKhái niệm xã hội dân sự từ lâu đã trở thành một khái niệm quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng khi quá trình toàn cầu hoá đang làm thế giới xích lại gần nhau hơn. Và khi các giá trị cá nhân ngày càng được khẳng định thì một xã hội dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con người ngày càng trở nên cần thiết...
  • Khảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân sự

    22/07/2007Tùng ThưLà một trong những danh tác chính trị thế giới, cuốn sách này vừa tiếp nối dòng chảy liên tục của tư tưởng nhân loại về phạm trù “nhà nước”, “quyền lực” từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại đến thời Phục hưng, vừa góp phần tạo tiền đề trực tiếp cho trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và ghi dấu ấn rõ nét trong tư duy và hành động của các nhà lập quốc Mỹ sau này...
  • Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác phẩm khế ước xã hội của J.J.Rousseau

    20/04/2007Phạm Thế LựcCho đến ngày nay, nhiều nội dung trong tác phẩm Khế ước xã hội của J. J. Rousseau vẫn được kế thừa đã được nêu trong các văn kiện chính trị quan trọng như một tinh thần cách mạng đối với nhân loại. Trong Khế ước và xã hội, chủquyền nhân dân là tư tưởng xuyên suốt tác phẩm...
  • Thế hệ cải cách thứ hai?

    06/02/2006Việt Nam đã có thành công rất lớn trong việc xây dựng nền kinh tế đa thành phần, tăng trưởng kinh tế nhanh và ngày càng có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề về lạm phát, tín dụng còn phải quản lý kỹ hơn về chất lượng...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • xem toàn bộ