Ẩn sĩ và ẩn nhân
Trong một cuốn khảo luận khá công phu dưới một cái tên điềm đạm là "Trung Quốc cổ đại đích ẩn sĩ" tác giả.người Tầu Hàn Triệu Kỳ có nhời định nghĩa. "Ẩn sĩ còn gọi là u nhân, dật nhân, cao vĩ vân vân. Những người vốn có đạo đức tài năng có thể làm quan nhưng vì lý do khách quan hay chủ quan nào đó không bước vào hoạn lộ. Hoặc đang làm quan rất thuận lợi nhưng cũng vì lý do khách quan hay chủ quan nào đó mà rời bỏ quan trường tìm nơi để ẩn". (Ẩn sĩ Trung Hoa - bản dịch Cao Tự Thanh - NXB Trẻ, trang 11). Định nghĩa này xét rộng nhiều mặt thì còn khiên cưỡng bởi cái nhìn vẫn váng vất mùi danh lợi, nhưng đại thể cũng tàm tạm đúng. Đối với nhiều người tử tế đang học và hành thì ẩn sĩ đã đạt đạo là biểu trưng tinh hoa của trí thức của hành xử và dù ở thời nào hoặc thịnh hoặc mạt/ tất cả ẩn sĩ đều có chung một hằng số, không chịu làm người bình thường.
Ẩn sĩ có nhiều loại, theo phân định của các học giả Tầu thì khá rắc rối. Ví như có loại khí tiết đại diện là Bá Di, Thúc Tề. Loại đạo đức như Chu Xung, Thích Đồng Văn. Loại hoà thượng đạo sĩ: như Từ Bách Trân, Trần Đoàn. Loại tài sĩ (bao gồm đám thi nhân, từ nhân, thi pháp gia, hoạ gia) như Trương Trí Hòa giỏi vẽ tranh sơn thuỷ hay Lâm Bô sở trường viết chữ hành thư. Ngoài ra còn có loại tạm thời ở ẩn như Khương Thái Công, Gia Cát Lượng. Loại văn nhân phóng túng ngông ngạo nghiện ngập rượu chè như Nguyễn Tịch, Lưu Linh trong Trúc Lâm thất hiền. Tựu trung tất cả các loại trên đều được phân ngôi định phận hoặc 'theo tài hoặc theo đức', những khái niệm chữ nghĩa siêu hình vớ vẩn. Người Việt Nam tuy học Tầu nhưng rõ ràng hơn, đơn giản chia ẩn sĩ làm ba loại. "Đại ẩn tại triều, trung ẩn tại thị, và tiểu ẩn tại lâm". Một thạc sĩ không bảo vệ nổi luận án tiến sĩ ở viện Hán Nôm có dịch rằng. Bậc ẩn lớn thì ở trong cơ quan trung ương (tại triều thì đương nhiên phải làm quan hoặc hiếm hoi thì phải làm vua. Tể tướng Quản Di Ngô thời Xuân Thu được coi là ẩn quan. Minh quân thiền sư Trần Thái Tông, ông vua vĩ đại của Đại Việt thế kỷ mười ba được coi là ẩn vương). Bậc ẩn vừa thì ở chợ ( thi thoảng có bán thịt như Chu Hợi, môn khách xuất sắc nhất của Tín Lăng quân. Hoặc giả thì ngồi đò chơi suông như ông già bến Ngự Phan Bội Châu) . Cuối cùng bất đắc dĩ thì phải ở rừng để thành ẩn nhỏ. Chu Văn An là một minh hoạ. Đại hiền nhân này đã chọn cho mình khiêm danh là Tiểu ẩn. Thực ra dưới cái nhìn rốt ráo của đạo, thì đại trung tiểu chỉ là sự bịa đặt của bọn phù phiếm. Tầm thường nhân rất thích phong chức cho các thánh. Bọn họ hay băn khoăn mất ngủ đặt vị này là lớn, vị này là nhỡ vị này là bé. Họ không biết rằng đã tới cảnh giới không danh không lợi thì làm gì có to nhỏ. ân sĩ đơn giản chỉ là ngón tay trỏ trăng của Đức Thích Ca Mầu Ni, hữu hình hoá những khái niệm của vô ngôn mà nhan nhản những tục nhân hữu ngôn có chút tâm đạo mò mẫm muốn theo.
Ẩn sĩ thì thời nào cũng có. nhưng tới thời nay, những kiểu ẩn sĩ đã kể hình như không còn. Buổi xa xăm, bậc tiểu ẩn hành đạo thường ngồi ở thâm sơn cùng cốt trong lều gianh hay hang đá cốt để cách biệt với những dụ dỗ của ngoại cảnh, tới thời kinh tế mở, hầu hết mọi thứ đều phanh phui, bậc tiểu ẩn loay hoay mất chỗ. Cần đây. rừng U Minh Thượng bị cháy/ bao nhiêu là Ba Ba bị nướng Kỳ Đà bị thui dân nhậu mất dạy thì vui người tỉnh táo tử tế thì buồn mà tuyệt có thấy ẩn sĩ nào đâu. Bậc trung ẩn chắc cũng khó còn vì quá nhiều chợ đã chuyển thành siêu thị (super market). Gió ngoài phố tuy lạnh nhưng lành, hơi mát từ máy điều hoà dễ làm các ẩn sĩ thật đau đầu phát cảm. Bậc đại ẩn đa phần chỉ còn nghe đồn. đương nhiên phải có cơ duyên thâm hậu lắm may ra mới được gặp. Bởi đại ẩn bắt buộc ở triều. mà làm quan thì phải hoặc trả lời phỏng vấn trên ti vi hoặc giai trình công việc trước quốc hội, theo tiêu chí nông nổi thông thường khi đã hiện diện nhiều ở đám đông thì rất khó gọi là ẩn sĩ. ân sĩ đã thất truyền, bây giờ, không biết may hay rủi, chỉ còn ân nhân. Hao hao như định nghĩa ẩn sĩ, ẩn nhân là những người hình như có đạo đức, hình như có tài năng và đương nhiên có chức danh. Sau khi làm quan hoặc làm ăn rất thuận lợi, cảm thấy đủ họ ẩn bớt trách nhiệm lui về ở ẩn. ân nhân ở lẫn lộn trong giới thương gia trong chốn quan trường và số lượng rất khó đoán. Nhận ra họ chỗ đông đảo người cũng không dễ lắm. Đa phần ẩn nhân thời nay đều mặt tròn, bụng tròn trong ca táp cầm theo có vài dấu tròn. Khi cao hứng họ hay đỡ đầu cho thể thao (thường là bóng đá) hoặc cho văn nghệ (thường là một tập thơ) Lúc ngồi xe hơi hành đạo họ đối thoại với im lặng bằng cách đếm tiền. Nếu đạo hạnh có cao hơn thì đôi khi bớt xén của công để làm từ thiện. Lúc ra khỏi xe các ẩn nhân hay nói tâm huyết, những là lá lành đùm lá rách những là phải hy sinh thân mình. Đại loại là lung tung tí mẹt có lộn xộn nhân, nghĩa- lễ - trí - tín. Nói nôm na theo học giả Hàn Triệu Kỳ thì họ tuy "chiếm hố xí nhưng không đại tiện" (sách đã dẫn trang 54).
Ẩn sĩ đáng kể là hay, ẩn nhân chưa hẳn đã là dở. Có họ, lịch sử thường đỡ nhạt.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh