Bản lĩnh đàn ông

08:28 CH @ Thứ Ba - 06 Tháng Hai, 2007

Người đàn ông ấy bạn như đã gặp ở đâu đó, "bản lĩnh" ấy, tâm lý ấy hình như cũng quen quen. Đứng từ xa nhìn lại, quan sát và nheo mắt cười, Phan Thị Vàng Anh sắp kể với bạn một câu chuyện khác lạ với những gì mà tác giả của Khi người ta trẻđã từng kể nhiều năm trước đó. Không viết về những gì mình đã từng trải nghiệm nữa, thứ viết một cái gì không dính đến tình yêu xem sao, có lời thách đố đó hay không Vàng Anh cũng không nhớ nữa, nhưng chị lại nhìn thấy từ đó một thách thức, một hướng đi. Để thử "sống" bằng kinh nghiệm của người khác, tính cách của người khác. Hay hơn hay dở hơn còn tùy mỗi người đọc, những Bản lĩnh đàn ôngchính là cách thử ấy, sau đúng mười năm cây bút trẻ (ngày nào) lui vào hậu trường, làm báo, viết tạp văn…

Lưu bị bong gân cổ tay trái đã được bốn ngày. Bạn anh, Bác sĩ Hóanói anh nênquấn một cái băng thun. "Để phòng bạn bè là chính”, Hóa nói.

Sáng nào Lưu cũng đến quán cà phê Con Tàu. Bốn ngày nay, hễ thấy một người quen nào tiến tới, Lưu đều có phản xạ thu bàn tay đau ra sau lưng, phòng ngườikia bắt tay. Thế mà vẫn có người nắm được lấy cái tay ấy, lắc lắc. Lưu đau đến tái mặt, nhưng vẫn nhất quyết không đến bệnh viện để Hóa băng cho cái băng thun.

Từ khi bị bong gân, Lưu đi xe máy một tay. Tay đau thu thu trên đùi. Đến chỗ đông, Lưu khẽ vươn cánh tay ra, tì gượng gượng lên ghi đông, luồn lách. Khi đi xe một tay như thế này, Lưu không nghĩ được gì đến nơi đến chốn. Bác sĩ Hóa nói Lưu không nênđi như thế, vì như thế cũng nguy hiểm nốt. "Nhưng chẳng lẽ tôi đi taxi? Hay đi xe ôm?". Xe ôm là một giải pháp theo Hóa là tối ưu, không tốn lắm. Vả lại, theo Hóa, tiền mình kiếm ra cũng là để một lúc nào đó phục vụ mình, chứ không phải cứ cất vào két. Lưu rất giận câu này của Hóa, vì Lưu nghĩ mình không phải người keo kiệt, mình chi tiêu cái gì là đúng cái đó, giờ Hóa lại nhìn như Lưu keo. Lưu giận lắm, nênsau một tuần vẫn thấy đau không giảm, Hóa bảo Lưu nênđi chụp phim xem có mé xương không, Lưu nhất quyết không đi.

Nhưng, cái ý tưởngvề mẻ xương đã len vào đầu Lưu từ đấy. "Không thể mẻ được - Lưu lập luận - Mê là một việc rất khó. Thà rằng gãy... Mà đây chắc chắn không phải gạy". Mỗi ngày phái có đến hơn mười lần cái thắc mắc "có mẻ xương không nhi?" nổi lên trong đầu Lưu. Và cũng có đến hơn mươi lần, chính Lưu lại phản bác cái thắc mắc ấy.

Vợ Lưu bảo, anh gàn lắm cơ, sao anh không băng cái băng thun vào cho em nhờ, cho con nhờ, chúng em nhiều khi cũng căng thẳng vì lắm lúc không phản biệt được tay nào của anh đau, cứ sợ va vào. Lưu gắt vợ: "Không nhớ được tay nào nữa tôi đau thì có nhà cứ tha hồ va vào". Và phải mất đến hai hôm sau đó, gần như Lưu không nói câu gì với vợ, cũng không chơi tu tu xích với hai đứa con.

Vào chiều chủ nhật, băng Con Tàu đồng loạt nhận được tin nhắn của Vinh: "6h30 ở Con Tàu, sau đó biểu quyết xem đi đâu. Vinh chỉ". Khi gửi cái tin này đi, Vinh dừng lại ở tên Lưu. Có nên gọi Lưu đi không? Nó đang đau tay, vợ nó hay lục máy, đọc được lại càu nhàu... Cho nên tin nhắn cho Lưu có hơi khác một tí. "Nếu không vương cái tay đau thì 6h30 ở Con Tàu, sau đó biểu quyết xem đi đâu. Vinh chi".

Lưu nhận tin khi đang buồn nẫu cả người. Có chiều thứ bảy, cả sang chủ nhật đã ở nhà. Nghe máy tít tít, Lưu vồ lấy, đọc tin, rồi tắt phụt luôn. Lưu nghĩ mình không muốn nhìn mặt Vinh nữa. Hóa ra cái tay đau của mình làm nó "vướng" thế đấy Lưu cám cảnh đời. Bây giở mới là cái tay đau mà mình đã làm "vương" người ta. Một ngày kia nếu mình gặp chuyện gì nặng hơn cái tay đau, bạn bè khi ấy sẽ còn thấy "vương" thế nào.

Băng Con Tàu lục tục đến quán từ trước 6h. Ai đến sớm hơn thì đọc báo, hút thuốc. Tất cả đều hỏi nhau "Lưu đâu?". Xong đều bốc máy gọi Lưu và lần nào cũng chỉ nghe tiếng tò te tí, báo hiệu máy đã không liên lạc được. Mọi ngườiđoán "chắc nó đau tay nênngại đi". Rồi biểu quyết, tất cả nhất trí chọn bãi bia Hùng Rơm, và sau đó sẽ đi hát ở ThủyLy.

Đã 14 ngày, Lưu nâng bát cơm bằng tay đau vẫn thấy ngại ngần.Nhưng trong bữa cơm, Lưu vẫn cầm bát bằng cái tay đau được cả nhà, mày không cau lại, tuy cũng không cười được. Đang ăn, con Xít bảo: "Bóng đèn nhà tắm cháy rồi đấy bố thay đi không tối con không dám vào". VợLưu bào: "Bố đau tay, để tí mẹ chở con đi". Lưu chỉ lừ mắt: "Điện đóm để đấy bố".

Ăn cơm xong, Lưu đi xe ra cửa hàng điện quang cách đó hai ngã tư, mua một bóng đèn tuýp. Bàn tay đau cầm khư khư cái bóng đèn dài, cứ tuồn tuột dưới lớp giấy bọc trơn như da của một loài cá, Lưu đi xe chầm chậm về nhà bằng một tay còn lại, nghĩ mình quả là một người đàn ông đúng nghĩa của gia đình, bất cứ hoàn cánh nào cũng vẫn chu toàn được, không phải phiền vợ con... Vừa nghĩ tới đó thì cái xe vấp cục gạch, nảy lên một phát. Cái bóng đèn như một con cá quá, ngay lập tức chuồi khỏi cái bao trơn, nhảy xuống đường. Một tiếng "tanh" mỏng manh, mánh thủy tinh tan trên mặt đường. Trên tay chỉ còn cái bao giấy không thõng thượt, Lưu dừng xe nhìn, và trong thoáng chốc, nhớ ra mình đã từng trải qua biết bao nhiêu mất mát kiểu không ngờ thế này, mà lại còn nặng nề hơn. Dù sao, đây cũng chỉ là một cái bóng đèn, bằng hai bát phở Mai, vẫn có thể làm lại. "Với đàn ông, không cái gì có tên là bất ngớ" - Lưu rắn rỏi.

Trở lại hàng đèn, cô bán hàng hỏi: "Vợ dặn hai mà mua một à?". Lần này, Lưu bảo cô gái buộc túm hộ cá hai đầu cái bao giấy bọc đèn, rồi dựng thẳng lên trên yên, cho nó tựa vào vai, xong bàn tay đau thong thả ép nó vào sát ngực. Lưu nghĩ cái quan trọng ở người đàn ông là phải nắm được quy luật. Quy luật ở đây là: "Phải biết tình trạng mà giao việc" Thất bại lúc nãy là do mình tưởng cái tay đau vẫn làm được việc của một cái tay lành, trong khi nó còn có những vấn đề của nó. Vấp phải cục đá, phản xạ của nó là thu lại để bảo vệ chính nó khỏi đau, việc giữ cái bóng đèn kia chi là phụ... Dùng người thì cũng thế thôi... Nghĩ xong, Lưu thấy mình đúng là "bản lĩnh đàn ông". Đàn ông hơn đàn bà ở chỗ đó. Trong thất bại bao giờ cũng rút ra được bài học. Đàn bà thì không bao giờ rút ra được bài học, chi giỏi rút ra được một câu chuyện để kể cho mấy con mụ đồng nghiệp nghe vào ngay ngày hôm sau.

Lưu khoan khoái phóng xe vào nhà xe khu tập thể. Cái khung cửa hẹp làm tay lái Lưu hơi loạng choạng, đầu bóng tuýp đập luôn vào xà ngang. Chỉ nghe "bụp" một phát, và cái bao giấy đang đứng dựng bỗng đố oặt xuống ngay trên vai Lưu.Chuyện bất ngờ quá khiến Lưubật cười to lên thành tiếng. Lưu thấy hiện ra ngay cái quy luật thứ hai: "Việc dễ hỏng khi phải cáng đáng. Lần này thì cái tay lành. Cái tay lành đã phải điều khiển cả một chiếc xe, đúng ra mình không được làm một lúc hai việc: vừa lái xe, vừa giữ bóng đèn. "Ta sẽ làm đến cùng, thật cẩn thận, và không thể hỏng được nữa. Là thằng đàn ông, hễ muốn là phải được". Lưu ném cái bóng đèn vỡ vào thùng rác, rồi trở ra, quyết đi bộ suốt hai dãy phố, quay lại hàng bóng đèn.

Cửa hàng đã đóng, cô bán hàng đang loay hoay treo giỏ xách vào đầu xe máy. Cô bảo, sao anh phải mua lắm bóng đèn thế, làm nhà mới à. Lưu cầm cái bóng bằng tay lành, sải những buôn vững chãi, về nhà. Tháng ba, trên đườngchẳng có cây gì thơm hoa thơm lá, chi có trời sương âm ẩm dìu dịu lạnh. Lưu nhớ rằng phải đến chục năm rồi mình và vợ.không đi bộ với nhau trong những buổi tối như thế này. Đúng ra là từ khi có con.Khi mới lấy nhau, cứ ăn xong là hay đi dạo dạo, tôi ghé vào uống chè lá, vợ ăn thêm cái kẹo lạc. Rồi cái nhu cầu nói thủ thỉ với nhau bớt đi, mất đi. Vợ thì nói nhiều hơn, to hơn, nhưng không phải là cho riêng. Lưu nữa, mà như một thói quen của miệng phải phát ra âm thanh, trước bất kỳ việc gì đập vào mắt. Đã có vợ nói quá nhiều, Lưu chỉ còn biết thu về nghĩ ngợi trong đầu, hoặc có nói thì nói với bọn ConTàu.

…Lưu vào nhà, đi thắng ngay tới khu nhà tắm, trèo lên gỡ cái bóng cũ, thay cái bóng mới, bật công tắc lên. Bóng đèn mới, nhà tắm sáng bừng. Lưu rửa tay, nhìn mình trong cái gương soi, mỉm cười Thế mới là đàn ông chứ. Thế mới là hiểu quy luật chứ. Rồi tắt đèn, ra ghế phô-tơi giá da nằm xem truyền hình.

"Lưu đang thiu thiu ngủ quên thì nghe tiếng con Xít hét lên: "Bố, bố thay kiểu gì thế hả?". Con Xít có thói quen cứ đến tối mới đi nặng. Giờ nó cau có đứng ở cửa nhà tắm. Cái bóng đèn lúc nãy mới chói lòa như thế, nay đã không sáng nữa. Chuyện này thì rõ ràng là không dính gì đến tay lành hay tay đau, và đó mới là điều làm cho Lưu vụt chốc suy sụp hắn. Chẳng còn lại bài học nào của ý chí ở đây. Chỉ thấy bàn tay thô bỉ của số phận thò ra bóp bẹp ý chí con người. Cố đến mấy, gan đến mây cũng phải thua nó thôi.

"Bướng bỏ mẹ. Nói mãi rồi cứ không chịu đối sang bóng tròn cho nó ấm áp mà dễ thay". VợLưu vừa loay hoay thắp một cái nến trong nhà tắm cho con Xít đi ị, vừa làu bàu. Lưu không thiết cãi lại Anh lên gác, chui vào cái hốc của mình, vừa nằm vừa nghĩ đến tuổi già có cưỡng mấy rồi cũng sẽ đến, vừa không hiểu vì sao đàn bà chúng nó biến đối nhanh như thế, từ một thiếu nữ chưa chồng và tinh tế sang một mụ ít thông cảm và lắm điều.

Lưu nói với Hóa rằng anh muốn chụp phim cổ tay xem có mê không. Hóa mừng rơ dẫn anh vào phòng X - quang, và buổi chiều Lưu đã ung dung ra bãi bia uống cùng băng Con Tàu, với cổ tay bó mấy vòng băng thun, trông lại có vẻ nam tính và đầy chất thể thao. Vinh bảo, ông bao giờ cũng thế, ông Lưu ạ. Ông quá chủ quan, quá tin vào phán đoán của ông, như thế này có phải nhẹ nhõm không. Lưu muốn hắt cả cốc bia vào mặt Vinh, nhưng Vinh đã lại quay sang nói chuyện với Hóa.

Trời ụp tối rất nhanh, và hình như có gió mùa về. Lưu thấy tức ngực. Anh ho một chút.

Khoảng sáu tháng trở lại đây, Lưu thấy mình hay tức ngực về chiều, ho từng tràng khan khan. Bác sĩ Hóa bão Lưu nên đi khám. VợLưu cung bão anh nên đi chụp phim, và vác về cho anh mấy chai bố phế có vẽ hai lá phối trên nhãn. Lưu thấy mình có phải là đàn bà đâu mà hở tí là đi khám, hở tí là đi khám... Ngoài chuyện ho chút chút đó ra thì hoàn toàn khỏe mạnh, cho nên Lưu không uống thuốc và cũng chẳng làm gì. Nhưng mỗi khi húng hắng và tức ngực, ý nghĩ "có gì không nhỉ" lại len vào đầu Lưu, rồi sau đó cũng lại chính Lưu dập tắt. Một ngày như thể phải có đến hơn chục lần...

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khi người ta còn trẻ

    14/12/2017Nguyễn Thị Ngọc TúTôi đưa mắt nhìn đồng hồ. Bên ngoài, nắng đã nhạt và tắt dần. Các nhà đã lên đèn. Tại sao đến lúc này anh vẫn chưa về? Tôi điên lên nhìn mâm cơm nguội ngất và các nhà hàng xóm bát đũa đã kêu lách cách báo hiệu một ngày đã qua...
  • Tâm trạng của anh phóng viên “kém tiếng Việt”

    21/06/2014Thảo HảoNgày 8.12.04, qua điện thoại, phóng viên đài BBC phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hiển, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines. Sau đây là đoạn cao trào nhất trong cuộc phỏng vấn 5 phút này...
  • Si tình

    06/11/2006Phan Thị Vàng AnhMười một giờ đêm, khách đã bắt đầu lục đục ra về, anh và em đã bắt đầu ngáp vặt, (chúng mình thân nhau quá mà, điều này đâu còn phải là cái để gọi là “xúc phạm” nhau như hồi mới quen cách đây hai năm!)...
  • Rồi sẽ yêu ai

    06/11/2006Phan Thị Vàng Anh"Hoàn ơi, có thằng mết mày lắm đấy . Ở cùng tổ mày, nhà trên đường mày về. Mày đứng, nó ngồi thì cao bằng nhau". Cả bọn ngồi vắt vẻo trên lan can nhìn tôi chờ đợi...
  • Có Vợ

    06/11/2006Một buổi chiều như các buổi chiều từ một năm nay, Hoài - anh nhân viên tiếp thị đến đón vợ ở cửa hàng sách rồi về nhà. Trên các con đường giờ tan sở, người đông ken, tiếng xe máy âm âm, mùi khói xe cay cay vảng vất. Vy - vợ Hoài, ngồi sau, bịt mặt, đeo thêm đôi mắt kính tròn, to; trông Vy giống như sắp đi phun thuốc trừ sâu . Họ không nói gì với nhau nhiều
  • Khi người ta trẻ

    06/11/2006Phan Thị Vàng AnhGiỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
  • Sau những hẹn hò

    06/11/2006Phan Thị Vàng AnhTỉnh dậy thấy trời mờ mờ sáng và tiếng radio, tiếng trẻ con léo nhéo ngoài đường, tôi mất vài giây để xác định xem lúc này là năm giờ sáng hay sáu giờ chiều. Đầu giường, một phong bì với rất nhiều con dấu chồng chéo nằm đợi. Tôi cầm lên, nhìn qua một cái rồi nhét xuống dưới chiếu. Đây là chỗ tôi để thư, những cái thư tôi ghét...
  • Ví dụ ta yêu nhau

    11/11/2003Đoàn Thạch BiềnXin giới thiệu các bạn một chuyện tình lâm ly, nên thơ của nhà văn Đoàn Thạch Biền viết năm 1974 (năm 1995 NXB Trẻ đã xuất bản lại lần thứ 3): Mỗi cuốn sách có một số phận. Cuốn sách này cũng vậy. Nó được in lần đầu vào tháng 7 năm 1974 dưới bút hiệu Nguyễn Thanh Trịnh. Và rồi mất hút. 15 năm sau nó mới có dịp in lần thứ hai và 21 năm sau in lần thứ ba. 21 năm đối với một tác phẩm có thể đã là quá dài, cũng có thể là còn quá ngắn, để đánh giá tác phẩm ấy. Nhưng riêng với người viết, hẳn thật sự bồi hồi xúc động. Hệt như người cha gặp lại đứa con đầu lòng, sau 21 năm thất lạc, xuất hiện trước ngưỡng cửa nhà mình trong một đêm mưa.
  • xem toàn bộ