Albert Einstein bàn về giáo dục

Phó Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen.
01:29 CH @ Thứ Sáu - 25 Tháng Mười Một, 2016

Trong thế giới đang biến đổi quá nhanh ngày nay, bên cạnh nhiều vấn đề đòi hỏi cách tiếp cận mới, nhiều giá trị cần được nhìn nhận lại, dường như vẫn có những điều trường tồn với thời gian. Một trong số đó là mục đích tối thượng của giáo dục: tạo ra những con người tìm được ý nghĩa của cuộc đời và biết cách chung sống hòa bình. Mục đích tối thượng này đã được thể hiện hết sức sâu sắc qua hai bài viết cách nhau hơn nửa thế kỷ: bài nói chuyện của nhà vật lý vĩ đại người Đức Albert Enstein năm 1949, và bài viết về giáo dục tổng quát của nhà triết học Mỹ lừng danh Andrew Chrucky năm 2003. Tia Sáng xin lần lượt giới thiệu hai bài viết này qua chuyển ngữ của Phạm Thị Ly.

Giáo dục tương tự như bức tượng cẩm thạch đứng trong sa mạc và liên tục bị đe dọa chôn vùi bởi cát chảy. Luôn cần có những bàn tay chăm sóc để bức tượng cẩm thạch ấy tiếp tục tỏa sáng trong ánh Mặt trời. Tôi thấy mình cũng cần góp bàn tay vào chăm sóc bức tượng ấy.

Xưa nay nhà trường bao giờ cũng là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao sự phong phú của truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, điều này thậm chí còn rõ ràng hơn so với các thời đại trước đây, bởi vì trong sự phát triển của đời sống kinh tế hiện đại, chức năng chuyển giao truyền thống và giáo dục của gia đình đã suy yếu đi nhiều. Do vậy sự tiếp diễn lành mạnh của xã hội loài người vẫn phải tùy thuộc vào học đường với tầm quan trọng còn to lớn hơn cả trước đây.

Ước vọng được nhìn nhận chắc chắn là một trong các mãnh lực ràng buộc quan trọng nhất của xã hội. Trong mối cảm xúc phức hợp này, hai lực lượng xây dựng và phá hủy luôn nằm kề cận bên nhau. Ước mong được tán thành và nhìn nhận là một động cơ lành mạnh, nhưng khao khát được người khác thừa nhận rằng ta là một cá nhân giỏi hơn, mạnh hơn và khôn ngoan hơn những cá nhân khác rất dễ dẫn đến tâm lý vị kỷ thái quá, có thể làm tổn thương cá nhân và cộng đồng.

Nhiều khi người ta nhìn nhận mục tiêu của nhà trường đơn giản chỉ là chuyển giao một khối lượng tối đa tri thức nào đó cho thế hệ trẻ. Điều này không đúng. Tri thức có tính xơ cứng và bất động, trong khi học đường phục vụ cho những con người sinh động. Nhà trường phải giúp từng cá nhân phát triển những phẩm chất và năng lực có giá trị đối với lợi ích chung của cộng đồng. Nhưng điều này không có nghĩa là cá tính sẽ bị triệt tiêu và cá nhân trở thành công cụ đơn thuần của cộng đồng như là con ong hay cái kiến. Bởi lẽ một cộng đồng gồm những thành viên bị tiêu chuẩn hóa cũng như thiếu vắng sự độc đáo và mục đích cá nhân sẽ là một cộng đồng nghèo nàn, không có khả năng phát triển. Trái lại, mục tiêu của giáo dục phải là huấn luyện cho cá nhân đạt đến hành động và suy nghĩ độc lập, đạt đến chỗ nhận thức rõ ràng ý nghĩa quan trọng nhất trong đời sống của mình là phục vụ cộng đồng. Theo nhận xét của tôi, hệ thống trường học của người Anh đã đạt đến gần lý tưởng này hơn cả.

Nhưng làm cách nào để đạt được lý tưởng ấy? Liệu có thể thực hiện mục tiêu vừa nói bằng cách răn dạy những bài giảng đạo đức? Không thể được. Ngôn từ là- và chỉ là - những âm thanh rỗng tuếch; con đường dẫn đến diệt vong từng được đồng hành bởi những lời lẽ đầu môi chót lưỡi về lý tưởng. Nhưng nhân cách không hình thành từ những gì được nghe và nói, mà từ hành động và lao động không ngừng.

Do đó, biện pháp quan trọng nhất của giáo dục bao giờ cũng phải nhất quán với những giá trị có thể thôi thúc con người đạt tới thành tựu thực sự. Điều này đúng với việc tập làm văn của một em học sinh tiểu học, cũng như luận văn tốt nghiệp của một vị tiến sĩ; đúng với việc học thuộc lòng một bài thơ, viết một bài tiểu luận, dịch một đoạn văn, cũng như giải quyết một vấn đề toán học, hay tập luyện một môn thể dục thể thao.

Đằng sau mọi thành tựu luôn có một động cơ làm nền tảng, và đổi lại, động cơ được nuôi dưỡng và củng cố nhờ sự hoàn tất mỹ mãn các nhiệm vụ. Ở đây, có những khác biệt to lớn, và đồng thời, những khác biệt ấy đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với giá trị giáo dục của nhà trường. Động cơ đưa đến thành tựu có thể là sự sợ hãi và cưỡng bách, là khát vọng quyền uy và danh tiếng, là lòng say mê tìm hiểu, là khao khát chân lý và tri thức, là tính hiếu kỳ mà mọi đứa trẻ lành mạnh đều có, nhưng thường sớm lụi tàn. Ảnh hưởng của giáo dục đối với học sinh thông qua việc thực hiện một nhiệm vụ có thể rất đa dạng; tùy thuộc vào việc những thứ như sự sợ hãi hình phạt, nỗi đam mê vị kỷ, những khao khát khoái lạc và sự thỏa mãn có tồn tại đằng sau công việc mà đứa trẻ thực hiện hay không. Không ai có thể khẳng định rằng việc quản lý của nhà trường và thái độ của người thầy không tạo ra một ảnh hưởng nào đến việc hun đúc nền tảng tâm lý của học sinh.

Động cơ quan trọng nhất trong học tập và trong đời sống chính là niềm vui có được qua công việc, niềm hạnh phúc khi gặt hái thành quả và khi nhận thức giá trị của thành quả đối với cộng đồng.

Albert Einstein

Đối với tôi, điều tệ hại nhất của nhà trường chủ yếu là việc dùng sự khiếp sợ, cưỡng bách, và quyền hành giả tạo làm phương pháp giáo dục. Cách thức đối xử như thế sẽ hủy hoại những cảm xúc lành mạnh, lòng trung thực và tính tự tin nơi học sinh. Nó sản sinh ra loại người chỉ biết phục tùng. Không có gì ngạc nhiên khi loại trường học đó đã tạo ra nền cai trị của nước Đức và nước Nga. Tôi cho rằng trường học ở Hoa Kỳ cũng như ở Thụy Sĩ và nhiều quốc gia khác đã tránh được điều này. Biện pháp để có thể giữ trường học không rơi vào tình trạng độc đoán và tệ hại trên xem ra cũng tương đối giản đơn. Hãy giảm đến mức thấp nhất các biện pháp cưỡng bách trong uy quyền của người thầy, để cho nguồn gốc duy nhất của lòng tôn sư nơi học trò là phẩm chất trí thức và nhân cách của người thầy giáo.

Hai là, động cơ, khát vọng, hay nói một cách nhẹ nhàng hơn, mong muốn được thừa nhận và quan tâm, vốn sẵn có trong bản chất con người. Không có tác nhân kích thích tinh thần này, sự hợp tác của con người sẽ hoàn toàn không thể thực hiện được; ước vọng được nhìn nhận chắc chắn là một trong các mãnh lực ràng buộc quan trọng nhất của xã hội. Trong mối cảm xúc phức hợp này, hai lực lượng xây dựng và phá hủy luôn nằm kề cận bên nhau. Ước mong được tán thành và nhìn nhận là một động cơ lành mạnh, nhưng khao khát được người khác thừa nhận rằng ta là một cá nhân giỏi hơn, mạnh hơn và khôn ngoan hơn những cá nhân khác rất dễ dẫn đến tâm lý vị kỷ thái quá, có thể làm tổn thương cá nhân và cộng đồng. Do đó, nhà trường và người thầy phải cảnh giác trước việc áp dụng những biện pháp dễ dãi để tạo ra tham vọng cá nhân nhằm khuyến khích tính chuyên cần của học sinh.

Lý thuyết Darwin về đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên đã được nhiều người mang ra biện giải như một khái niệm có thẩm quyền trong việc khuyến khích tinh thần cạnh tranh. Một số người cũng bằng phương thức này đã cố gắng chứng minh một cách ngụy biện về mặt khoa học sự thiết yếu của hành động cạnh tranh kinh tế có tính chất loại bỏ lẫn nhau giữa các cá nhân. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, bởi vì con người có được sức mạnh trong cuộc đấu tranh sinh tồn là nhờ vào sự thật hiển nhiên rằng chúng ta là một sinh vật có đời sống hợp quần. Chỉ có rất ít cuộc giết nhau của những con kiến trong tổ là cần thiết cho sự tồn vong; và đối với từng cá nhân trong cộng đồng nhân loại cũng như vậy.

Vì vậy, chúng ta nên cảnh giác việc in vào tâm trí những người trẻ tuổi rằng thành công là mục đích của cuộc đời; bởi vì người thành công thường là kẻ nhận được nhiều từ đồng loại của mình, và những gì anh ta nhận lại thường không tương ứng với những gì anh ta xứng đáng nhận nhờ phục vụ cộng đồng. Giá trị của một người là ở những gì người ấy cho đi, chứ không phải những gì người ấy có khả năng nhận được.

Động cơ quan trọng nhất trong học tập và đời sống chính là niềm vui có được qua công việc, niềm hạnh phúc khi gặt hái thành quả và khi nhận thức giá trị của thành quả đối với cộng đồng. Tôi cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của học đường là khơi dậy và củng cố sức mạnh tâm lý này trong thanh niên. Chỉ một nền tảng tâm lý như thế mới dẫn đến khát vọng cao thượng trong việc giành lấy những thành tựu cao cả nhất của con người, đó là tri thức và kỹ năng thẩm mỹ.

Đánh thức sức mạnh tâm lý hữu ích này chắc chắn dễ hơn là cưỡng bách hay khơi dậy tham vọng cá nhân, mà lại có giá trị hơn nhiều. Vấn đề là phát triển khuynh hướng giống như trẻ con đối với các hoạt động vui chơi và khát vọng thơ ngây trong việc nhận thức, đồng thời hướng dẫn học sinh tiếp cận các lĩnh vực kiến thức quan trọng của xã hội. Giáo dục chủ yếu được thiết lập dựa trên khát vọng thành công và ước muốn được thừa nhận. Nếu nhà trường đạt được hiệu quả theo quan điểm như thế, nó sẽ được người học tôn trọng và các bổn phận mà nhà trường giao phó cho họ sẽ được tiếp nhận như một món quà. Tôi đã biết những đứa trẻ thích được đi học hơn nghỉ hè.

Loại nhà trường như vậy đòi hỏi người thầy phải là một nghệ sĩ trong địa hạt chuyên môn của mình. Điều gì có thể góp phần xây dựng tinh thần này trong nhà trường? Có một biện pháp chung và đơn giản cho vấn đề này, cũng như cho việc duy trì và phát triển các đức tính tốt đẹp nơi cá nhân. Tuy nhiên, có một số điều kiện cần thiết nhất định mà ta có thể đáp ứng được.

Trước tiên, người thầy phải được trưởng thành trong những ngôi trường như thế. Kế đến, họ phải được tự do lựa chọn kiến thức và phương pháp giảng dạy. Có một thực tế không thể phủ nhận là lòng yêu nghề sẽ bị giết chết bởi những sức mạnh áp chế từ bên ngoài.

Nếu quý vị đã chăm chú theo dõi xuyên suốt những ý tưởng của tôi đến đây, thì chắc cũng sẽ thắc mắc ở một điểm. Tôi đã phát biểu trọn vẹn, theo ý kiến riêng của mình về việc thanh niên nên được giáo dục trong một bối cảnh tinh thần như thế nào. Nhưng tôi không nói gì về sự lựa chọn môn học và phương pháp giảng dạy. Giáo dục nhân văn hay giáo dục khoa học và kỹ thuật nên chiếm ưu thế?

Đối với câu hỏi này, tôi xin trả lời như sau: theo ý kiến của tôi, tất cả những gì thuộc về vấn đề này đều nằm ở tầm quan trọng thứ cấp. Nếu một chàng trai đã tập thể dục và đi bộ để rèn luyện sức chịu đựng của cơ bắp và thể chất của mình, tức là chàng ta sẽ có đủ sức khỏe cho mọi công việc lao động chân tay. Điều này cũng tương tự việc rèn luyện tinh thần và kỹ năng. Vì vậy, không có gì sai khi định nghĩa giáo dục như sau: “Giáo dục là những gì còn lại khi người ta đã quên hết mọi điều được học ở nhà trường”. Vì lẽ đó, tôi không lo về chuyện phải đứng bên nào trong cuộc xung đột giữa những người ủng hộ trường phái giáo dục nhân văn cổ điển và những người đề cao nền giáo dục ưu tiên khoa học tự nhiên.

Mặt khác, tôi muốn phản đối ý tưởng cho rằng nhà trường phải trực tiếp giảng dạy kiến thức và đem lại những thành quả cụ thể mà người học sau đó lập tức sử dụng được ngay trong cuộc sống. Cuộc sống có những yêu cầu đa dạng đến nỗi việc đào tạo như thế khó lòng có thể đem lại thành công cho học đường. Ngoài ra, đối với tôi, hơn thế, thật đáng chê trách khi xem cá nhân như một công cụ vô tri. Mục tiêu của nhà trường luôn luôn phải là mang lại cho thanh niên một nhân cách hài hòa, chứ không phải chỉ giúp họ trở thành một chuyên viên. Điều này, theo tôi, trong ý nghĩa nào đó, cũng hoàn toàn đúng đối với các trường kỹ thuật, những trường mà người học sẽ dành trọn cuộc đời mình cho một nghề nghiệp chuyên môn cụ thể. Việc phát triển khả năng tổng quát về suy nghĩ và xét đoán độc lập, luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu, chứ không phải việc thu nhận những kiến thức cụ thể. Nếu một người nắm vững yếu tố cơ bản của các môn học và biết cách tự suy nghĩ và làm việc độc lập, chắc chắn anh ta sẽ tìm được lối đi cho chính mình, và ngoài ra, sẽ có khả năng thích nghi với sự tiến bộ và những đổi thay của hoàn cảnh tốt hơn những kẻ được đào tạo chủ yếu để gom góp những kiến thức vụn vặt.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng những gì được phát biểu tại đây, dưới một hình thức không có ý nghĩa nào khác hơn là ý kiến cá nhân, đã được hình thành chỉ từ những kinh nghiệm mà tôi thu thập được trong vai trò của một sinh viên và thầy giáo.


Nguồn: Albert Einstein, Out of My Later Years, Philosophical Library Inc., New York, 1950.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • John Dewey - Nhà giáo dục, nhà triết học thực dụng Mỹ

    19/03/2019Thân Thị HạnhTheo J.Dewey, do giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài. Cũng do vậy, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình của người học, chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống

    28/12/2011Hoài Khanh dịch và giới thiệu (1972)Các hệ thống dù là giáo dục hay chính trị, đã không được đổi thay một cách huyền diệu, chúng chỉ chuyển hóa khi nào có một sự thay đổi nền tảng trong chính chúng ta. Cá nhân là quan trọng trên hết, chứ không phải hệ thống và bao lâu cá nhân không hiểu biết toàn thể quá trình của mình, thì không có một hệ thống nào, dù là ở phe tả hay phe cánh hữu có thể mang đến trật tự và hòa bình cho thế giới...
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Tranh luận sau báo cáo của Harvard về giáo dục Việt Nam

    29/10/2009Neal Koblitz (Khoa Toán, Đại học Washington, Seattle, USAKhi Intel thông báo các yêu cầu của mình, sinh viên và các trường đại học đã có những đáp ứng có tính xây dựng. Chúng tôi còn cả một chặng đường, nhưng những tiến bộ gần đây là đáng kể.
  • Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng

    07/10/2009GS Hoàng TụyNếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu thì phải hết sức coi trọng nhiệm vụ lãnh đạo giáo dục. Người được giao phó nhiệm vụ này chẳng những phải hiểu biết sâu sắc giáo dục hiện đại mà còn phải có điều kiện tập trung toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ ấy. Không thể giao nhiệm vụ quan trọng trong quản lý giáo dục cho những người chưa biết việc, chưa thạo việc.
  • Định nghĩa lại giáo dục

    29/07/2009Trần Nguyên thực hiện“Để canh tân nền giáo dục, trước hết cần phải định nghĩa lại vai trò của các chủ thể giáo dục, định nghĩa lại người dạy và người học, định nghĩa lại nhà trường và hiệu trưởng, nhìn nhận lại cả vai trò của Nhà nước trong hệ thống giáo dục”.
  • Về một số bất cập trong giáo dục

    11/05/2009Đỗ Kiên CườngGiáo dục Việt Nam nhiều ưu điểm? Chính xác, vì bạn bè quốc tế công nhận, so với các nước cùng thu nhập, các chỉ tiêu văn hóa - xã hội của chúng ta, bao gồm giáo dục, cao gấp mấy lần. Giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập, từ triết lý cho tới hành động? Không sai, và chúng đã được nói nhiều trong thời gian qua. Bài viết dưới đây chỉ xin bàn về một số bất cập trong nền tảng triết lý, nhằm rộng đường dư luận.
  • Con người và vai trò của giáo dục

    24/03/2009Phan Chánh DưỡngĐiều hết sức quan trọng mà thầy cần rèn cho trò tại trường là phương pháp tiếp cận thông tin, quan sát và nhận dạng vấn đề, hình thành nhận thức mới đúng đắn và ngang bằng với trình độ chung của học sinh cùng bậc ít nhất là của các nước tiên tiến trong khu vực.
  • Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục

    22/12/2008Bùi Hoàng Tám (Thực hiện)Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… là thực trạng buồn của giáo dục Việt Nam. Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu - GS. TSKH Hồ Ngọc Đại bày tỏ.
  • Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá

    09/06/2008GS. Hoàng TuỵBài diễn thuyết của GS Hoàng Tuỵ với chủ đề: "Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá" được trình bày và thảo luận tại Viện IDS ngày 6/6/2008.
  • Sứ mạng của giáo dục

    11/05/2008Lê Văn GiạngVấn đề cơ bản cần làm sáng tỏ trong triết lý giáo dục Việt Nam của chúng ta hiện nay là làm rõ các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và phương pháp giáo dục dân chủ, khêu gợi tự do tư tưởng đối với người học cùng với phạm vi tự do tư tưởng đối với người thầy trong khi đứng trên bục giảng dạy và khi làm công tác nghiên cứu khoa học...
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa

    28/09/2007Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó, con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội...
  • Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức

    16/02/2007GS. Hoàng TụyNăm học mới đã bắt đầu, năm học đầu tiên của thế kỷ 21. Giữa lúc suy thoái kinh tế và thất nghiệp đang đe doạ lan tràn khắp nơi, hầu hết các nhà trường trên thế giới văn minh vẫn tích cực bứơc vào hiện đại hoá giáo dục, ...
  • Về tư tưởng giáo dục Arixtốt

    16/11/2006Nguyễn Bá TháiCó lẽ còn ít người biết về ông với tư cách nhà giáo dục, người mà cách đây hơn hai nghìn năm, trong các tác phẩm Về giáo dục, Chính trị học và Đạo đức học... đã đưa ra những quan điểm hết sức sâu sắc về vai trò, mục đích của giáo dục, về hệ thống giáo dục và sư phạm học...
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • ''Không nên có ấn tượng giáo dục đang khủng hoảng!"

    22/07/2005Văn TiếnLà đại biểu Quốc hội nhưng cũng là giáo sư đại học, GS. TS. Nguyễn Lân Dũng đã thẳng thắn bộc bạch, tâm sự với VietNamNet về khó khăn và hiến kế cho giáo dục. Sau đây là cuộc trao đổi giữa ông với VietNamNet, ngày 30/10.
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • Có hay không có thị trường giáo dục?

    09/07/2005Giáo sư Trần Phương“Chống thương mại hóa giáo dục”?Ai đó đã có lần đưa vào văn bản chính thức một cụm từ gây nhiều tranh cãi. Đó là cụm từ “chống thương mại giáo dục”. Theo cụm từ này thì thương mại hóa giáo dục vớinội hàm tiêu cực. Vậy mà chưa có một cuốn từ điển nào trên thế giới định nghĩa thương mại như thế cả. Các Mác từng định nghĩa “thương mại là sự trao đổi giữa các vật ngang giá”.
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Kiến nghị: Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục

    02/07/2005Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
  • Lạm bàn về giáo dục

    09/07/2005Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia. Nơi đây những người lãnh đạo cao nhất của đất nước thường phải vào cuộc.
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi bằng con đường nào?

    09/07/2005Nguyên NgọcĐã ít lâu nay, khi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, hình như nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được.
  • Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?

    25/12/2003Ngày 23-12, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?" do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng báo Nhân Dân phối hợp tổ chức. Sau đây là tổng thuật nội dung cuộc hội thảo...
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • xem toàn bộ