Ngôn ngữ của đồ vật

09:07 SA @ Thứ Tư - 22 Tháng Sáu, 2011

Từ lâu tôi có nhận xét hình như trong những người làm văn học nghệ thuật, hay cả những người làm văn hóa nóichung, thường thấy các họa sĩ có kiến văn rộng và tốt hơn, hoặc ít ra quan tâmđến những điều đó nhiều hơn. Chắc rồi phải tìm cách cắt nghĩa, và những người làm văn hóa nghệ thuật thuộc các ngành khác - kể cả tôi đương nhiên - cũng nên ngẫm nghĩ để mà soi lại mình. Cũng chính các họa sĩ là những người thường quan tâm, hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ nhất đời sống thực của nhân dân, không phải nhân dân nói chung mà là những người lao động, đặc biệt lao động thủ công, cách thức lao động, sản phẩm lao động của họ, cặn kẽ và sâu sắc đến ý nghĩa từng động tác lao động của những người vô danh ấy, ý nghĩa tiềm ẩn đến mức có thể chứa đựng trong ấy hàng nghìn năm lịch sử không chỉ của nghề nghiệp, mà cả lịch sử của xã hội, của đất nước, của con người, phổ biến toàn nhân loại, đồng thời lại đặcthù của từng dân tộc, dân tộc ta... mà ta chỉ có thể thật sự yêu đến thiết tha khi thấu hiểu tới tận cùng qua chính lao động và những sản phẩm lao động đó.Tôi thường để ý thấy các họa sĩ rất yêu các đồ vật, đặc biệt các đồ vật thủ công, càng thô sơ càng quý. Họ nâng niu, ân cần gìn giữ chúng như những bảo vật,trưng bày ở những chỗ đẹp nhất, cao quý nhất trong nhà. Trong khi các đại gia và quan chức thì giành những vị trí ấy cho những chai rượu ngoại thượng hạng hay những của lạ mang từ bên tây bên Mỹ về. Cũng là hai thứ văn hóa vậy.

Trong các họa sĩ quen biết, tôi may mắn có một người bạn thân, một họa sĩ và là một nhà văn hóa thật độc đáo vàđặc sắc: anh Phan Cẩm Thượng.

Cuốn sách các bạn đang cầm trong tay đây là công trình mới nhất của anh: Văn minh vật chất của người Việt. Hẳn có thể có nhiều cách hiểu thế nào là “văn minh vật chất”. Thôi thì ở đây chắckhông có gì trở ngại lắm khi ta tạm đồng ý với cách hiểu của Phan Cẩm Thượng:cái cách con người, trong khi tất yếu phải va chạm với tự nhiên, đã làm ra các công cụ để mà tồn tại, từ tồn tại vật chất cho đến tồn tại về tinh thần, và cũng chính qua đó mà hình thành, phát triển các mối quan hệ với nhau, giữa conngười với con người. Ở phương Tây có một thứ chủ nghĩa gọi là “chủ nghĩa đồ vật” (chosisme), tôi không hiểu lắm về cái chủ nghĩa đó, nhưng hóa ra có thể đọc lịch sử của loài người qua những đồ vật do con người làm ra, và có thể đó là lịch sử khách quan và chính xác nhất. Ai cũng biết có nhiều thứ lịch sử: lịch sử củacác triều đại, lịch sử của các vị vua, lịch sử của các tướng lĩnh lừng danh, lịchsử của các anh hùng, lịch sử của các danh nhân đủ loại, lịch sử của các chế độ, lịch sử của những biến động xã hội..., lịch sử được viết nên bởi cuộc đời, hànhtung của các nhân vật lớn lao và bởi các sự kiện vang dội đó. Nhưng thử nghĩ lạimà xem: tất cả những thứ lịch sử to tát và oai phong ấy đều bắt đầu, đều do, đềuđược quyết định, biến đổi, phát triển, nảy nở, tàn lụi... bởi cái công cụ bàntay con người làm ra, sử dụng, cách con người sử dụng chúng. Hơn nữa tất cả nhữngthứ lịch sử trên kia đều do con người viết sau khi chúng đã diễn ra, mà con ngườithì bao giờ cũng được (hay bị) những động cơ riêng, hoặc chủ quan hoặc kháchquan thúc đẩy, họ viết vì một cái gì đó, cho một cái gì hay một ai đó. Cho nên,nói cho cùng và nói thế này hẳn cũng là không quá đáng đâu, tất cả các thứ lịchsử ấy đều không thật hoàn toàn đáng tin. Chúng đều vị lợi. Duy chỉ có những đồvật do con người làm ra trong khi đối mặt với tự nhiên để tồn tại, và từ đó đểsử dụng trong giao tiếp với nhau, là “trung thực” hơn cả, chúng cho ta một lịchsử khách quan và chính xác nhất về con người, đương nhiên nếu ta biết cách đọcđược ở chúng, qua chúng. Phan Cẩm Thượng đã cố gắng làm công việc ấy, cuốn sách này của anh cung cấp cho ta một lịch sử của dân tộc và đất nước mình, qua các đồvật do con người từng sống, từng lao động để có thể sống, tồn tại, phát triển,thịnh vượng, suy vong, trầm luân, đau khổ và hạnh phúc... từ ngày trên đất nàycó con người cho đến hôm nay. Và hóa ra đó là một lịch sử không chỉ cụ thể màcòn hết sức toàn diện, có lẽ không hề thiếu mặt nào, góc độ và cấp độ nào trong sự sống của con người Việt từ thượng cổ cho đến nay. Người ta thường gọi thời kỳ chưa được ghi chép lại bằng chữ viết là thời tiền sử; chưa hẳn đâu: đồ vật docon người làm ra, kể từ cây gậy để ném chết con thú của người hồng hoang, cũnglà lịch sử, chứ sao! Phan Cẩm Thượng gọi đó là lịch sử “văn minh vật chất củangười Việt”. Cũng có thể gọi đó là lịch sử văn hóa Việt. Và không chỉ là văn minh, văn hóa “vật chất”. Bộ mặt con người in rõ, có thể là rõ và trung thựchơn hết, trên cái “vật chất” được con người nhào nặn và sáng tạo ấy.

Trước hết là lịch sử của thiên nhiên Việt Nam.Bằng cách nào để biết được thiên nhiên nước ta, sông nước, núi non, đất đai,bùn lầy, nắng mưa, gió bão, lụt lội, hạn hán, nóng lạnh... trên dải đất này từkhi tổ tiên xa xôi nhất của chúng ta có mặt ở đây? Bằng cách nào để biết được tổtiên xa xưa của chúng ta đã vất vả và can trường lặn lội từ đâu đến đâu, từ nhữngvùng núi hiểm trở nơi đất rắn như đá đến những châu thổ bùn lầy còn chưa kịpsánh đặc, theo những con đường khó nhọc quanh co nào? Và châu thổ bùn lầy đã đượccon người Việt cổ chinh phục, thuần hóa vì con người như thế nào, từ đất bùn đẩm nước và hoặc còn mặn chát hoặc còn nồng nặc chua phèn, đã được vắt khô dần, chỉ còn ướt át đủ độ nước trong lành ra saođể có thể trồng cấy được mà sinh sống? Học giả Đào Duy Anh đã gọi cuộc vật lộngian nan và anh hùng của người Việt với đất đai thuở sơ khai đó bằng mấy từ cảmđộng, ông gọi đó là sự nghiệp “thảm đạm kinh dinh” của tổ tiên ta... Và rồi từđồng bằng sông Hồng, sông Mã ngày càng trở nên chật chội, người Việt đã mở đường đi về Nam - cũng là Đào Duy Anh nói: “để mở rộng hy vọng cho tương lai” - trên con đường vạn dặm ấy họ đã gặp và phải tiếp tục chinh phục không chỉ những vùng đất mới nào, mà cả những chất đất mới chưa hề quen, vượt qua được sức kháng cựcủa chúng để làm ra cái ăn, cái mặc..., những cái đầu tiên giản dị và thô sơ vậy đó mà lại là cơ bản và quyết định để xây dựng giang sơn ra sao?... Hóa ra toànbộ lịch sử cụ thể nhất và chân thật nhất đó, cái đáy thật sự của lịch sử, cái nềnđể làm nên mọi thứ lịch sử hào nhoáng khác của người Việt đó, lại có thể đọc được,và đọc được một cách đáng tin cậy nhất chẳng hạn qua những... chiếc cày, quacách cấu tạo và thay đổi theo thời gian dằng dặc hình dáng, cấu tạo, cả chất liệu tạo thành của những chiếc cày và từng bộ phận của chiếc cày, từ cái cán cày,cái điệp cày, cái lưỡi cày, cái dây buộc và cái ách tròng vào vai cổ contrâu..., những thay đổi thoạt nhìn chẳng có gì ghê gớm, to tát lắm, nhưng lạighi dấu sâu hơn và thật hơn mọi sách vở uyên bác. Dấu vết của những chất đấtngười Việt từng phải gặp và khuất phục trên suốt cuộc trường chinh vạn dặm quahàng nghìn năm được in rõ, rõ nhất, rõ hơn bất cứ ở đâu khác, bằng bất cứ cách gì khác, trên cái công cụ tưởng chừng vô tri ấy. Vậy đó, cái cày không hề vô tri, nó cũng không câm. Nó có ngôn ngữ, bản thân nó là một ngôn ngữ, thậm chíngôn ngữ chính xác và đáng tin cậy nhất. Vì trằn trọc nhất và lại vô tư nhất, mặccác triều đại, mặc các hệ tư tưởng, các vua chúa và các vị anh hùng. Bởi vì bấtcứ ai thuộc về triều đại hay hệ tư tưởng nào, bất cứ vua chúa hay anh hùng nàorồi cũng phải ăn cơm do cái cày được biến đổi tài tình ấy để cày xới loại đất đặcbiệt ấy làm ra. Hơn thế nữa, chính những triều đại và những hệ tư tưởng ấy nóicho cùng cũng từng biến đổi, thịnh suy do chính sự thay đổi ở cái cán, cái điệp,cái lưỡi cày ấy... Phan Cẩm Thượng cho ta thấy điều đó, cho ta nghe ngôn ngữ đó, cụ thể, sinh động. Cái cày của người Việt. Cả cái thuổng, cái cuốc, cái bừa,cái rìu, cái rựa, con dao, cái rổ, cái rá..., cho đến cái bát ăn cơm, cái gáo múc nước, cái chum muối dưa, cái nồi, cái chảo, cái ông đầu rau, cái kiềng đặtnồi trên bếp... Chúng đều nói, và không chỉ nói về đất đai của con người; còn về trời đất của con người và của xứ Việt, về gió bấc và gió nam, mưa phùn mùaxuân, mưa giông mùa hạ, mưa ngâu mùa thu và mưa dầm mùa đông, lụt hiền lành vàlũ hung dữ, về những con sông và những núi non, về các cồn cát chan chan dằng dặcven biển và những cánh đồng phì nhiêu nuôi nấng hay khô cằn khắc nghiệt tháchthức con người..., về tất cả những gì con người Việt phải ứng phó, thích nghi,gìn giữ hay biến đổi kiên trì có thể qua hàng nghìn năm miệt mài, thông minh vàdũng cảm để mà trường tồn... Và cuối cùng, qua tất cả những cái đó, tất cả nhữngcông cụ con người phải sáng tạo ra và cái cách sáng tạo ra chúng, biến đổichúng, hiện lên lồ lộ chân dung của chính con người ấy, con người Việt trải suốt lịch sử tồn tại của mình. Khuôn mặt dãi dầu của người Việt. Và nữa, tâm hồn họ,tâm tính của họ, thất bại và thành công của họ, đau khổ và hạnh phúc, nỗi buồnvà niềm vui, hy vọng và tuyệt vọng của họ, ước mơ và chịu đựng của họ..., cái nềnlàm nên điều ta vẫn gọi là nền văn minh tinh thần của họ, sáng tạo văn học vànghệ thuật của họ; cả nữa đời sống tâm linh của họ, tôn giáo, tín ngưỡng và cả mê tín của họ, các vị thánh, các vị thần cùng ma quỷ của họ...

Cả một thế giới Việt, có thểkhông thiếu bất cứ phương diện nào, và lại suốt trường kỳ lịch sử. Tất nhiên là một lịch sử chậm chạp, chậm chạp lắm đến mức không thật chăm chú thì sẽ bỏ qua mất, song có lẽ chính vì thế mà nó càng đáng tin, nó được “viết ra”, khác mọithứ lịch sử khác, không bị, hay được, thúc đẩy bởi bất cứ động cơ nào khácngoài nhu cầu tồn tại, và phát triển tự nhiên, thiết yếu, không thể cưỡng lại củacon người trên đất đai này và giữa thiên nhiên riêng biệt này.

Cuốn sách quý này Phan Cẩm Thượng tặng cho chúng ta không chỉ có thế. Còn đáng khâm phục vô cùng sự chăm chút,nâng niu, tận tụy, và cả uyên bác nữa trong công phu của anh để có thể cung cấpcho người đọc số lượng hình ảnh đồ sộ với 959 ảnh, 505 hình minh họa thật sự đặcsắc do anh say mê và kỳ công sưu tầm, hoặc tự anh nghiên cứu hẳn cũng phải rấtchăm chú và với rất nhiều quý trọng cùng tình yêu để vẽ lại. Thậm chí có thể nói chỉ cần in riêng một cuốn sách gồm toàn những hình minh họa ấy thôi cũng đã thành một bộ sử độc đáo về “văn minh vật chất” của người Việt rồi.

Vậy mà vẫn còn chưa hết. Cuốisách còn có hai “công trình” đặc sắc: Một niên biểu tỉ mỉ và có thể gần nhưhoàn chỉnh về văn minh vật chất của người Việt từ 300.000 năm về trước, khi tổtiên xa xôi của chúng ta sáng tạo ra những công cụ đá thô sơ ở Núi Đọ... cho đến tận năm 1930 khi người họa sĩ tài hoa Cát Tường sáng tạo ra chiếc áo dài đã trởthành một trong những biểu tượng của vẻ đẹp Việt Nam ngày nay... Theo tôi, trướcPhan Cẩm Thượng chưa ai lập được bộ niên biểu cần thiết và nhiều ý nghĩa như thếnày. Cũng là một bộ sử quý vậy.

Và còn một bản góp ý cho côngtrình của Phan Cẩm Thượng do họa sĩ Phan Bảo viết, dài đến mấy chục trang, chitiết, kỹ lưỡng, hết sức giàu hiểu biết, sâu sắc, tận tình, nhiều tính phản biện,mà Phan Cẩm Thượng đã giữ nguyên, đăng trọn. Tôi nghĩ cả hai người đều thậthay, người góp ý và người đã đăng trọn, không cắt một dòng nào. Thêm một lần nữatôi muốn nói lại ý đã nói tử đầu bài viết này: quả thật trong giới nghệ thuậtnói chung, các họa sĩ là những người thật sự “có văn hóa”, đáng nể, theo nghĩathật nhất, đúng nhất của khái niệm văn hóa.

Tôi có được xem một số tranh củaPhan Cẩm Thượng, và dù chẳng hiểu gì mấy về hội họa tôi cũng có thể nhận ra màuchủ đạo trong tất cả các tác phẩm của anh là màu nâu sồng của đất. Nó đem lại mộtcảm giác đậm đà sâu lắng đặc biệt chỉ có đất đai của con người mới tạo nên được.Tôi cũng muốn nói thêm điều này: hình như trong các nghệ sĩ thuộc các ngành vănhọc và nghệ thuật ở ta chính các họa sĩ, dù họ thường rất hiện đại, đi đầutrong hiện đại, lại cũng thường Việt hơn cả. Họ gần với Đất và với Việt hơnchúng ta. Và theo tôi Phan Cẩm Thượng là một trong những người đứng ở hàng đầutrong số đó. Cũng là người luôn có những suy ngẫm trăn trở về một mối quan hệtrông chừng rất lạ giữa đồ vật do con người làm ra, ích dụng, sự cần thiết có ýnghĩa sinh tử của chúng cho sinh tồn của con người trên thế gian..., và lạ lùngthay, với cái nguy cơ chúng có thể trở lại thống trị và làm băng hoại con người,khi con người trở lại thành nô lệ của những đồ vật do chính mình làm ra.

Hãy đọc những dòng cuối sách này của anh:

Khi tôi viết những trang cuối cùng của cuốn sách này cũng là lúc ngườiViệt đang sôi lên vì kiếm tiền, kiếm việc làm và mua sắm bất tận. Hàng ngày tôi ngồi ở một quán nước trà ngoài đường và nhìn những dòng xe lúc chạy rầm rầm đếnchóng cả mặt, lúc chen chúc nhau đến mức người và xe lèn đầy đường không thể điđược nửa trong hàng tiếng đồng hồ. Tôi tự hỏi vì sao người ta ra đến nông nỗinày, vì sao vật chất mà ta sử dụng không còn có ý nghĩa văn minh nữa mà chỉ là một đồ vật hữu dụng thuần túy. Xưa kia người theo học thuyết Lão Trang thì chorằng cơ giới sẽ sinh ra cơ tâm, càng nhiều phương tiện con người càng xa vớicái bản thể của mình. Những người theo Phật Thích Ca thì mặc áo nột tử trên ngườichỉ có mỗi cái bát khất thực. Nhưng ngay cả tôn giáo ngày nay cũng thay đổi,các nhà tu hành cũng đi ô tô, dùng vi tính và ăn mặc rất sang trọng, thì chúng sinh tại sao lại phải khổ hạnh. Cái lý tưởng xã hội thời Nghiêu Thuấn, đi ngủ không nhà nào đóng cửa, ra đường không ai nhặt của rơi có lẽ đã quá xa vời nhưquá khứ của con người vậy”.

Một lời than thở, hay một cảnh báo?

Hãy cầm cuốn sách này lên, và cùng suy nghĩ.


Thu 2010

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Sốc” văn hóa – những câu chuyện gia đình không cũ

    03/05/2010Thanh AnNói về văn hóa – một vấn đề rộng lớn mang tính nhân văn nhưng lại không hề lên gân kiểu đao to búa lớn, hay dạy dỗ, triết lý, mà là những câu chuyện có khi “cãi cọ” đời thường rất có duyên. Đó là một lối viết đặc biệt gây hứng thú cho người đọc, không bị nhàm chán bởi lối kể lể dài dòng thông thường...
  • Diễn từ tại lễ trao giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh

    27/03/2010Dịch giả Phạm Vĩnh CưTrong sáng tác của Soloviev và của nhiều nhà tư tưởng Âu – Mỹ lỗi lạc khác, có thể tìm thấy nhiều chỉ dẫn và gợi mở quý báu cho sự phát triển cá nhân, cho sự điều hành quan hệ, giải quyết những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, chính vì thế mà việc dịch thuật và quảng bá những trước tác của họ rất đáng được xã hội và nhà nước Việt Nam cổ lệ và trợ giúp, vì lợi ích trước mắt và lâu dài của đất nước và dân tộc.
  • Chinh phục các đợt sóng văn hóa - Những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng

    23/08/2009Những nhà quản lý thành công phải biết thích nghi với mọi nền văn hoá, vượt ra khỏi vòng quản lý bé nhỏ của riêng mình, cùng nhau hợp thành một hệ thống vận hành chức năng hoàn hảo. Chinh Phục Các Làn Sóng Văn Hoáxoá tan đi những quan niệm rằng chỉ có duy nhất một cách để quản lý và đây là cuốn sách đầu tiên chỉ cho những nhà quản lý chuyên nghiệp cách xây dựng những kỹ năng giao thoa văn hoá cần thiết trong môi trường kinh doanh toàn cầu...
  • Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam

    08/08/2008Bùi Hoài SơnCó thể nói rằng, các phương tiện truyền thông mới như điện thoại di động và Internet đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người đến mức bản thân chúng ta cũng không thể hết khả năng vô cùng của nó. Trong một thời gian tương đối ngắn, những tác động của các phương tiện truyền thông mới đã tạo ra những biến đổi về văn hóa - xã hội sâu sắc ở mọi ngõ ngách của trái đất nơi chúng ta đang sống...
  • Con người, dân tộc và các nền văn hóa: chung sống trong thời đại toàn cầu hóa

    15/06/2007Cuốn sáchlà những suy ngẫm, phần nào có thể gọi là tổng kết mấy chục năm nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề này, những suy ngẫm vừa dựa trên một khối lượng kiến thức lịch sử triết học đồ sộ ...
  • Một cuốn sách bổ ích về văn hóa và văn hóa Việt Nam

    19/05/2007Nguyễn HòaCó thể coi cuốn sách Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam của GS TS Ngô Đức Thịnh là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa

    07/05/2007Duy XuyênĐặt văn chương trong mối quan hệ của thẩm mỹ và văn hóa, tác giả muốn đem đến cho bạn đọc một cách nhìn tổng quát hơn về vấn đề “văn chương - thẩm mỹ và văn hóa”. Lý giải về bản chất của cái đẹp trong sự sáng tạo, GS Lê Ngọc Trà đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể...
  • Văn hóa Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa

    07/08/2006Song ThủyNhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa, tôi tránh được một cái nhìn tuyến tính của sự biến thiên. Hơn nữa, lối tiếp cận này còn trình ra một cách hiểu khác về văn hóa. Văn hóa, tôi nghĩ, không chỉ là những gì bày ra trên mặt đất, mà quan trọng hơn, còn là những trầm tích trong lòng đất. Và trong lòng người.
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • Triết lý trong văn hoá phương Đông

    18/01/2006Nguyễn Hùng HậuNghiên cứu văn hoá được tác giả tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả phân tích văn hoá chủ yếu trên góc độ triết lý để chúng ta có những chiến lượcphát triển con người nói riêng và văn hoá nói chung một cách thích hợp, góp phần hướng nhanh đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...
  • Lời mở: Văn hoá học lấy con người làm trung tâm

    14/09/2005Nguyễn Trần Bạt
  • xem toàn bộ