Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa
Đặt văn chương trong mối quan hệ của thẩm mỹ và văn hóa, tác giả muốn đem đến cho bạn đọc một cách nhìn tổng quát hơn về vấn đề “văn chương - thẩm mỹ và văn hóa”. Lý giải về bản chất của cái đẹp trong sự sáng tạo, GS Lê Ngọc Trà đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể. Bao gồm những tiền đề: Karl Marx và “Sự sáng tạo theo những quy tắc của cái đẹp”, Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới? Bí ẩn của sự say mê cái đẹp…
Đi tìm về nguồn gốc câu nói “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới” của Dostoevski, tác giả cho chúng ta nhiều góc nhìn sắc sảo về cái đẹp. Bởi cái đích cuối cùng mà văn chương hướng đến là con người, thế nên cái đẹp cũng không nằm ngoài phạm vi ấy.
Có hay không “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới”? “Có chăng cái đẹp chỉ cứu vớt được một phần tâm hồn con người, mang đến cho con người sự thanh thản, niềm vui, tình yêu, sự an ủi, làm cho con người dễ nhạy cảm và mềm yếu trước cái tốt, cái đẹp và nỗi đau của người khác…”. Ở mỗi đất nước, mỗi con người, cái đẹp luôn gắn liền với nền tảng văn hóa của xứ sở đó.
Chính vì vậy, “Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa” là sự hòa quyện tuyệt vời để tạo nên giá trị đích thực của sáng tạo. Ai đã từng đọc Nguyễn Tuân sẽ không quên những trang viết về ẩm thực tỉ mỉ và cầu kỳ của ông. Luận giải về vấn đề này, tác giả cho rằng: “Là một hành động văn hóa, một cử chỉ thẩm mỹ…”.
Một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay là ứng xử của những người cầm bút trong sự tương tác văn hóa Việt. “Văn hóa tưởng tượng - Đòi hỏi của cuộc sống” mở ra vấn đề cần được nhìn nhận xác đáng. Và một khi tưởng tượng không chỉ còn là bản năng mà đã trở thành năng lực, trình độ thì lúc ấy tưởng tượng có thể được xem như một phạm trù văn hóa.
Hơn ai hết, chính những người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cần có nền tảng văn hóa tưởng tượng được xây dựng trên nền tảng trí tuệ và văn hóa dân tộc. Bởi “Tưởng tượng không chỉ giúp cho sáng tạo, nó còn là nguồn gốc sâu xa của tình yêu và lòng nhân ái”, nói như P.B.Shelly: “Bí mật lớn nhất của đạo đức là tình yêu… Một người được coi là tốt tuyệt vời phải là người có trí tưởng tượng mạnh mẽ và bén nhạy, biết đặt vị trí của mình vào người khác và nhiều người khác, nỗi đau và niềm vui của đồng loại phải trở thành nỗi đau và niềm vui của chính mình. Tưởng tượng là phương tiện vĩ đại để có được hạnh phúc”.
Những bài viết của GS Lê Ngọc Trà về lý luận nhưng giàu chất văn chương, thể hiện rõ chủ kiến của tác giả đối với những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong văn học và văn hóa nói chung.
Có thể có những kiến giải mà tác giả đưa ra chưa hẳn được tất cả đọc giả đồng tình. Nhưng những gì mà “Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa” đem đến cho bạn đọc sẽ góp phần tạo ra nét nhìn mới trong quá trình nghiên cứu văn học, mỹ học và văn hóa.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường