Đường về nô lệ

11:33 SA @ Thứ Năm - 28 Tháng Tư, 2011

Xem thêm:

Ở nhiều quốc gia, người ta đã từng nhiệt tình, hăng hái xây dựng một xã hội như một "thiên đường nơi trần gian", để rồi sau vài chục năm nhìn lại, thì tất cả đều ngỡ ngàng, khổ đau ê chề vì tất cả đang trên con đường quay trở về "địa ngục nơi hạ giới", trở về chính cái xã hội "Nô lệ" mà mình đã bị cột chặt cả về thể xác lẫn tinh thần - cái xã hội tái xuất này luôn có một phần ở tình trạng đói nghèo, nô dịch về văn hóa, tha hóa hoàn toàn về đạo đức và chúng ta đã từng vượt qua. Như vậy, con người đã quay ngược bánh xe lịch sử, tái trở lại xã hội mà đã từng bị bãi bỏ, bị phủ định nhưng ở một hình thức mới mà đến những người gọi là trí thức ở xã hội đó cũng chỉ "lờ mờ" nhìn ra.

Những chênh lệch quá lớn như vậy, xảy ra qua nhiều năm, các ý tưởng cơ bản, trật tự và thành quả ở mức tổng thể xã hội, mức cục bộ cá nhân không phải bất kỳ ai cũng nhận ra, cũng nghiên cứu rành rẽ và phát biểu đầy đủ. Từ những con người hừng hực hy vọng và tham vọng lớn lao, mỗi con người có thể đang đối mặt với sự khiếp sợ của chế độ chuyên chế, các thế hệ đang sống với tương lai mờ mịt và bế tắc với sự thay đổi. "Đường về Nô lệ" khó có thể đảo ngược được dù cho ban đầu, không ai ở những thế hệ đầu tiên lại có thể cảnh báo, liên kết được giữa lý tưởng tươi sáng với hiện thực đen tối đó. Định mệnh của mỗi chúng ta trong một quốc gia nằm ở chính hoạt động và cơ chế chúng ta theo đuổi từ ngày đầu.

Điều nêu ra ở đây đã được những triết gia cảnh báo cho chúng ta từ hàng chục năm nay. Năm 1944 F. A. Hayek đã xuất bản cuốn sách kinh điển "The Road to Serfdom" , với hai bản dịch tiếng Việt là "Đường về Nô lệ" của dịch giả Phạm Nguyên Trường và "Con đường dẫn tới Chế độ Nông nô" của dịch giả Nguyễn Quang A.

Cuốn sách cảnh tỉnh chúng ta rằng, khi ta bị tước bỏ quyền tự do kinh doanh, chúng ta đã ngày càng bị tước bỏ quyền tự do cá nhân và quyền tự do chính trị từ trước đó. Và cùng với nhiều nhà tư tưởng chính trị từ thế kỷ 19 như De Tocqueville và Lord Acton cảnh báo, nhiều nước vẫn tiến thẳng theo hướng về chế độ "Nô lệ mới" mà quên mất những cảnh báo đầy trí tuệ uyên thâm đó. Hãy xem những tiên đoán của De Tocqueville về “tình trạng nô lệ mới” như sau:

"... sau khi đã tóm lấy mỗi thành viên của cộng đồng dưới quyền lực hùng mạnh của nó, và nhào nặn anh ta một cách tuỳ ý, quyền lực tối cao sau đó dương tay ra tóm toàn bộ cộng đồng. Nó bao phủ bề mặt của xã hội bằng một mạng lưới các qui tắc nhỏ phức tạp, chi li và cùng một kiểu, qua đó những người có trí tuệ độc đáo nhất và có tính cách năng động nhất cũng không thể xuyên qua để vượt lên trên đám đông. Ý chí của con người không bị phá huỷ hoàn toàn, mà được làm mềm đi, được nắn cong và được hướng dẫn; nó hiếm khi buộc những con người hành động, nhưng họ liên tục bị kiềm chế khỏi hành động. Một quyền lực như vậy không phá huỷ, nhưng nó ngăn cản sự tồn tại; nó không cai trị một cách hung tàn, nhưng nó đè nén, làm kiệt sức, làm lu mờ, và làm u mê một dân tộc, cho đến khi mỗi quốc gia bị sa sút thành chẳng gì hơn một bầy động vật công nghiệp nhút nhát, mà chính phủ là người chăn dắt. – Tôi đã luôn luôn nghĩ rằng tình trạng nô lệ loại chính qui, yên lặng, và dịu dàng đó, loại tôi vừa mô tả, có thể được kết hợp dễ dàng hơn so với người ta thường tin với một số dạng bề ngoài nào đó của quyền tự do và rằng nó có thể thậm chí được thiết lập dưới sự giúp đỡ của chủ quyền nhân dân”.

(A. De Tocqueville, Nền dân trị Mỹ)

Những điều trên đây dấu hiệu như thế nào, nguyên nhân là vì sao, làm sao thoát khỏi chúng? Qua cuốn sách thú vị "Đường về nô lệ", Hayek làm rõ gần như tất cả, nhất quán với thông điệp: "Bất cứ thể chế nào quốc hữu hóa tư liệu sản xuất của xã hội và kế hoạch hóa tập trung thì sớm muộn cũng dẫn đến sự bất bình đẳng, nghèo khổ hay là Chế độ Nô lệ... và ông phát biểu luôn tuyên ngôn chính trị của trường phái tân tự do, mà ông là chủ soái. Tuyên ngôn làm hồi sinh và phát triển học thuyết kinh tế tự do (laiser-faire) của Adam Smith (1723 - 1790) đối lập với trường phái tân cổ điển do J. M. Keynes (1883 - 1946) chủ trương sự can thiệp mạnh của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế.

Cuốn sách này đã được coi là cẩm nang của nhiều nền kinh tế: Anh và Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ trước dưới thời của Thatcher và Reagan; Nga và các nước Đông Âu với nền kinh tế chuyển đổi thời kỳ sau 1990, và Trung Quốc từ khi mở cửa 1978… Cuốn sách phản ánh đầy đủ tư duy kinh tế - xã hội phong phú và sâu sắc của tác giả. Xin mời bạn đọc nghiên cứu bản dịch của Nguyễn Quang A hoặc tìm đọc bản dịch của Phạm Nguyên Trường theo cuốn sách của NXB Tri thức.

>> Tải file:(Download .PDF file, 1.85 Mbytes)



MỤC LỤC

Lời người dịch
Lời giới thiệu cho lần xuất bản kỉ niệm 50 năm của
Milton Friedman

Lời nói đầu cho lần tái bản 1976
Lời nói đầu cho lần xuất bản bìa mềm 1956
Lời nói đầu cho lần xuất bản 1944

Dẫn nhập

1. Con Đường bị Lãng quên
2. Điều Không tưởng Vĩ đại
3. Chủ nghĩa Cá nhân và Chủ nghĩa Tập thể
4. Sự “Không thể Tránh khỏi” của Kế hoạch hoá
5. Kế hoạch hoá và Dân chủ
6. Kế hoạch hoá và Pháp Trị
7. Điều khiển Kinh tế và Chủ nghĩa Chuyên chế
8. Ai, Người nào?
9. Sự An toàn và Quyền Tự do
10. Vì sao Kẻ Tồi Nhất Leo lên Tột đỉnh
11. Sự Kết liễu của Sự thật
12. Gốc rễ Xã hội Chủ nghĩa của Chủ nghĩa Nazi
13. Những kẻ Chuyên chế giữa Chúng ta
14. Điều kiện Vật chất và các Mục đích Lí tưởng
15. Triển vọng về Trật tự Quốc tế
16. Kết luận

Sách tham khảo
Lời bạt: Vấn đề tri thức trong "trật tự tự phát"
Sách tham khảo của người dịch
Chỉ mục

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chính thể đại diện

    20/06/2011Nguyễn Văn TrọngChính thể đại diện của J.S. Mill được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị-xã hội ở các nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. J.S. Mill xem xét vấn đề với tinh thần khách quan khoa học; mọi phán xét ông đưa ra đều có căn cứ lập luận rõ ràng và dựa trên những bằng chứng thực tế đương thời hay lịch sử...
  • Nền Dân Trị Mỹ

    11/02/2011Nền dân trị hứa hẹn được những gì cho tương lai là tuỳ thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề còn nóng bỏng tính thời sự:
    - Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trị đến đâu?
    - Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện?
  • Bộ sách mới về triết học

    13/11/2010Lê HảiNhà xuất bản Tri Thức ra mắt công trình giới thiệu các hệ thống triết học của tác giả Nguyễn Ước, chia thành ba tập sách: Đại cương triết học Tây phương, Đại cương triết học Đông phương, và Các chủ đề Triết học.
  • Trốn thoát tự do

    14/08/2010ThS. Phạm Việt PhươngErich Pinchas Fromm (1900-1980) - nhà phân tâm học người Đức được đánh giá là đại biểu ưu tú nhất của trường phái Freud mới. Trong suốt cuộc đời nghiên cứu của mình, ông đã để lại khá nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có những cuốn sách được xếp vào hàng best seller ở phương Tây. Và, Trốn thoát tự do (1941) là một trong số đó.
  • Khảo lược Adam Smith

    29/07/2010Eamonn Butler đã viết được một tác phẩm dẫn nhập đáng khâm phục và đầy sức thuyết phục về cuộc đời và tư tưởng của Adam Smith, giúp mọi người hiểu được thực chất tư tưởng của Adam Smith là gì.