Con người, dân tộc và các nền văn hóa: chung sống trong thời đại toàn cầu hóa

02:40 CH @ Thứ Sáu - 15 Tháng Sáu, 2007

LỜIGIỚI THIỆU

Tôi rất hân hạnh được viết mấy dòng dưới đây giới thiệu cuốn sách các bạn đang cầm trong tay của ông George Mclean Giáo sư công huân của Trường triết học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hoá và giá trị, Trường Đại học Thiên chúa giáo ở Thủ đô Oasinhtơn nước Mỹ. Ông cũng là Tiến sĩ danh dự của Viện Hàn lâm khoa học Cadắcxtan, Giáo sư thỉnh giảng và được mời làm cố vấn nghiên cứu ở nhiều trường Đại học một số nước. Đồng thời ông cũng được bầu làm Tổng Thư ký của các hội Triết học, Chính trị học, Siêu hình học và người sáng lập ra Hội đồng Nghiên cứu giá trị và triết học ở thủ đô Oasinhtơn. Giáo sư Mclean là tác giả, đồng tác giả, chủ biên, đồng chủ biên của hơn 100 cuốn sách và đã viết hơn 200 bài báo. Ông cũng là người tổ chức chính hàng chục cuộc Hội thảo lớn về các chủ đề triết học, văn hoá học, chính trị học, giá trị học, tôn giáo... ở khắp năm châu, riêng ở Việt Nam đã tổ chức ba hội thảo:

Năm 2000 tại thành phố HồChíMinh, Hội thảo "Đạo đức truyền thống và những vấn đề hiện đại hoá".

Năm 2001 tại thành phố HồChíMinh, Hội thảo "Các giá trị truyền thống của Việt Nam và các thách thức của thế kỷ XXI".

Cũng vào năm 2001 tại Nội, Hội thảo "Các giá trị truyền thống và các thách thức của toàn cầu hoá".

Giáo sư Mclean đã đến thăm Viện Nghiên cứu con người, ViệnKhoa học xã hội Việt Nam. Tại đây đã có cuộc trao đổi khoa học và bàn về sự hợp tác. Giáo sư đã mời Viện chúng tôi tham gia vào một cuộc hội thảo quốc tế "Các nền văn hoá gặp gỡ nhau” tổ chức tại Istanbun, ThổNhĩKỳ mùa hè năm 2002. Cùng với cuộc hội thảo này đã tổ chức Hội nghị toàn thể của Hội đồng nghiên cứu giá trị và triết học. Chúng tôi đã tham dự Hội thảo, và tại Hội nghị Giáo sư Mclean đã giới thiệu và được Hội tín nhiệm bầu tôi làm Uỷ viên Hội đồng khoa học của Hội đồng này. Cũng tại đây, tôi đã cùng với Giáo sư tiếp tục bàn về sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu con người, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Hội đồng Nghiên cứu giá trị và triết học Thủ đô Oasinhtơn, tôi đã mờiGiáo sư viết một cuốn sách về con người cho các độc giả Việt Nam.

Sau gần một năm chúng tôi đã nhận được bản thảo cuốn sách các bạn đang cầm trong tay bằng tiếng Anh với đề tài mà những người trong chúng ta đang rất quan tâm, đó là đề tài về con người, dân tộc, văn hoá trong thời đại toàn cầu hoá. Cuốn sách khá dày, như các bạn thấy, với nội dung cực kỳ phong phú, văn phong uyển chuyển, đòi hỏi một trình độ địch thuật khá cao mới có thể chuyển sang tiếng Việt. Nhưng các nhà dịch thuật Hoàng Thị Thơ, Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Ngọc Toàn đã vượt qua mọi khó khăn, để bây giờ chúng ta có thể đọc cuốn sách này bằng tiếng Việt.

Cuốn sách "Con người, dân tộc và các nền văn hoá: chung sống trong giai đoạn toàn cầu hoá"là những suy ngẫm, phần nào có thể gọi là tổng kết mấy chục năm nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề này, những suy ngẫm vừa dựa trên một khối lượng kiến thức lịch sử triết học đồ sộ từ Cổ Hy Lạp đến thời Hiện đại, thời Khai sáng, cho đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI mà có khi được gọi là thời "Hậu hiện đại", có phần ít nhiều đề cập đến cả triết học Ấn Độ và một số tôn giáo. Tôi không có ý định (và nếu có ý định thì chắc cũng khó làm được) giới thiệu tóm tắt nội đung cuốn sách, và cũng không có ý định bàn luận về những điều suy ngẫm của tác giả, mà chỉ làm điều chủ yếu, như đã viết ở trên, là giới thiệu mấy lời về tác giả và sự hợp tác của ông với Viện chúng tôi. Ngoài ra, nhân dịp này tôi muốn trình bày đôi điều cảm nhận ban đầu sau khi đọc và chuẩn bị xuất bản cuốn sách này.

Với đầu đề cuốn sách như chúng ta đang đọc, nhưng tác giả không nói nhiều về "thời đại toàn cầu hoá", mà ông chỉ nói lên một nhận xét khách quan là loài người đi vào thời đại này "vừa mừng, vừa lo... đầy mạo hiểm". Đây là thời gian đang chuyển đổi hệ giá trị giữa kinh tế và chính trị, giữa vật chất và tinh thần, giữa thể xác và trí tuệ, giữa sự kiện và thái độ đối với giá trị của sự kiện... Trong ngữ cảnh đó, quan niệm về con người cũng như bản chất của con người, đồng thời đi liền với con người là dân tộc và văn hoá, cũng đang có những biến đổi to lớn và tác giả đã đưa ra các định hướng để tiến tới một xã hội của những con người và các dân tộc trong thời "Hậu hiện đại".

"Hậu hiện đại", như chúng ta đều biết thường được kể từ cuối thế kỷ XX. Còn "Hiện đại" trong tác phẩm này được lấy mốc từ Descartes, suất từ đầu thế kỷ XVII. Và khái niệm con người cũng bắt đầu được giới thiệu từ quan niệm của Descartes: nghi ngờ, tư duy... là tồn tại. Tiếptheo đó, trải qua thời gian mấy thế kỷ đã có biết bao nhiêu tác phẩm với bao nhiêu nhà triết học nổi tiếng đã phát triển chủ nghĩa duy lý mà có lúc được gọi là tri thức luận. Thực sự chủ nghĩa duy lý và tri thức luận đã giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội mấy thế kỷ qua ở Tây âu và Mỹ. Nhiều tác giả cũng mong muốn phát triển, ngày một hoàn thiện chủ nghĩa duy lý nói chung và con người lý trí nói riêng. Bên cạnh đó, như tác giả cuốn sách đã nhấn mạnh, là có tình trạng thiếu những hiểu biết xác thực, nhiều tri thức mơ hồ về con người và nhân cách, thậm chí trong một số trường hợp đã đánh mất ("hút kiệt") nhân tính làmcho con người "chia chẽ thành nhiều mảng” do có những thế lực một bên là cạnh tranh giành của cải một cách vô độ, một bên dưới danh nghĩa "bảo vệ quyền lời người tiêu dùng". Hơn thế nữa, dưới cái gọi là ngọn cờ của "chủ nghĩa tự do" họ đã đưa con người duy lý vào chủ nghĩa cá nhân cực đoan, làm con người thiếu hẳn tính chủ đích (mất phương hướng của cuộc sống), vị lợi mù quáng, và từ đó đi đến chỗ làmcho con người mất dần nhân tính. Đánh giá cao thời Khai sáng, tác giả đã nhận ra triết lý của thời đó đã có những hạn chế sau:

- Phương tiện thiếu mục tiêu.
- Quyền lực thiếu chủ đích.

Phương pháp thiếu nội dung (tác giả gọi là "Siêu hình học" với nghĩa là một ngành của triết học nghiên cứu bản chất sự vật).

- Lý trí thiếu sự sống.
- Con người thiếu nhân cách.
- Cá nhân thiếu xã hội.

Từ đây tác giả đã kêu gọi mọi người phải có, và khi có phải nâng cao "trách nhiệm nhân văn" đối với con người đi vào thời đại mới ngày nay. Đặc biệt, như chúng tôi đã nhiều lần trình bày, nhấn mạnh tinh thần duy lý tức là con người và xã hội phải phát triển trên cơ sở các tri thức khoa học và trình độ giáo dục, đào tạo ngày càng cao, như ở nước ta trong thời đại mới đã lấy khoa học và giáo dục - đào tạo làm quốc sách hàng đầu, phải nâng cao vai trò năng động sáng tạo của mỗi con người để tạo nên một sức mạnh thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Tức là làm cho mỗi người thấy rõ mục đích của cuộc sống là sự tồn tại của mình gắn liền với sự tồn tại của xã hội, từ đó nâng cao ý chí, đam mê với công việc và khát vọng sống, có niềm tin vững chắc vào chính mình và cả xã hội mà mình đang sống trong đó. Không phải chỉ có hiểu biết, tri thức, mà phải làm cho mọi người cảm nhận được - nhận ra vấn đề và biết xử lý vấn đề, đặc biệt có khả năng "phản tư" - tự suy nghĩ về mình (tự phê phán, tự rút kinh nghiệm, tự khẳng định, tự ý thức, tự thể hiện, tự hoàn thiện, tự quyết định). Làm như vậy, con người tiến dần đến chỗ khẳng định vai trò chủ thể của bản thân đối với các hoạt động của mình, và như vậy hành động, hành vi, hoạt động luôn luôn mang một lý tưởng cá nhân gắn liền với lý tưởng xã hội.

Từ chỗ có ý chí, có đam mê, có khát vọng, tức là có tính mục đích rõ ràng, có lý tưởng, tác giả khẳng định đó là con đường con người tiến tới tự do. Nhưng con người có một đặc điểm không thể thiếu được là phải có quan hệ với người khác (trong nhóm, trong đội sản xuất, hàng xóm, láng giềng... và cả xã hội) và vì vậy phải đặt phạm trù tự do của con người gắn liền với tự do của dân tộc và tự do của văn hoá. ở đây toàn cầu hoá cũng đòi hỏi khẳng định quyền độc lập dân tộc, bình đẳng dân tộc, tôn trọng các giá trị văn hoá của nhân loại, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Có như vậy, con người mới đạt được chân giá trị của bản thân. Chân giá trị con người quan hệ mật thiết với bản sắc văn hoá dân tộc. Có như vậy, con người mới đạt được chân giá trị của bản thân. Chân giá trị con người quan hệ mật thiết với bản sắc văn hoá dân tộc và tinh thần dân tộc nói chung, trong đó nhân tính là hạt nhân - nhân tính ấy luôn luôn mang tính xã hội, vừa là sản phẩm vừa là sáng tạo bản sắc văn hoá dân tộc và nhân loại.

Có một ý mà tôi muốn nhấn mạnh là tác giả nhiều lần trích dẫn Descartes, gần như coi đó là xuất phát điểm của những suy ngẫm của bản thân, tức là khẳng định xuất phát điểm là chủ nghĩa duy lý, khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của lý trí đối với sự phát triển bền vững con người và sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đồng thời vừa muốn nâng cao và bổ sung vào triết lý đó cho phù hợp với yêu cầu của thời đại mới: nhấn mạnh vai trò của cảm xúc (tình cảm), tình yêu và sự quan tâm giữa con người với con người. Qua đó, tác giả muốn đưa ra một mô hình mới về phát triển xã hội, khôi phục lại vai trò của con người, con người cùng xã hội chung sống trong một thế giới đa văn hoá. Chúng tôi đặc biệt lưu ý mấy trang cuối của tác phẩm, tác giả nói lên sự mong muốn của mình làm sao mọi người đều là những người hào phóng thật, kiên quyết thật, tự do thật trên cơ sở năng động, sáng tạo thể hiện tính chủ thể của mỗi cá nhân con người và mọi người cùng chung sống hoà bình, cùng nhau bảo vệ hạnh phúc chung của loài người, cũng như độc lập tự chủ của Tổ quốc mình. Mong muốn đó là tầm nhìn mớivà thực tiễn mới của chủ nghĩa nhân văn mới mà tác giả và chúng ta cùng theo đuổi.

GS, TSKH Phạm Minh Hạc


MỤC LỤC

Lời giới thiệu

PHẦN I: THÁCH THỨC TOÀNCẦU
LỜI GIẢICỔ XƯA: TỪ GIÁC NGỘ ĐẾN SỰTHÔNGTHÁI

ChươngI: Con người và thách thức của tính hiện đại:từ chủ nghĩa duy lý đếngiải nhân cách

- Dẫn luận
- Hạn chế của thời đại Khai sáng về vấn đề sự hiểu biết của con người
- Vấn đề con người trong chủ nghĩa tự do hiện đại
- Dân chủ toàn quyền ở thế kỷ XXI

ChươngII: Những nền tảng siêu hình học cho vấn đề con người:từ cái bóng đến ánh sáng của trí tuệ

- Hang thứ nhất của Plato: Bậc thang là mô phỏng các ngành khoa học cụ thể
- Triết học Cơ đốc giáo về tồn tại
- Nhận thức của Ấn Độ về chiều sâu thiêng liêng của sự sống và ý thức hiện tượng học
- Hiện tượng học như là ý thức về sự sống
- Hang thứ hai của Plato: Lối dốc lên cửa hang như là siêu hình học về cuộc sống của con người phong phú dần lên

PHẦNII: TÁICẤUTRÚCSIÊU HÌNH HỌCVỀ CON NGƯỜI

ChươngIII: Con người như là sự tồn tại: từ vai trò đến chủ thể

- Con người với tư cách là vai trò
- Con người với tư cách là thực thể cá nhân sống ngoài vai trò
- Phê bình

ChươngIV: Con người như là ý thức: từ tính khách quan đến tính chủ quan

- Con người: Một chủ thể tự ý thức có tự do Descartes
- Tính chủ thể và văn hoá

ChươngV:Con người như là sự hạnh phúc: từ sự lựa chọn đến tự do dân chủ

- Tác nhân đạo đức và sự phát triển đạo đức
- Siêu hình học về tự do: Kant và Shankara
- Các học thuyết về tự do
- Sự lựa chọn có tính kinh nghiệm: Tự do tự thể hiện bản thân trong hoàn cảnh thích hợp
- Tự do của quy luật và bản chất: Sự tự do tự hoàn thiện đã đạt được
- Tự do hiện sinh: Tự do tựnhiên của sự tự quyết

PHẦNIII: TỪ CON NGƯỜI NHÂNTỚI DÂNTỘCCÁC
NỀN VĂN HÓA TRONG THỜI ĐẠI TOÀNCẦU

ChươngVI: Con người với tư cách là văn hoá: từ lợi ích cá nhân đến truyền
thống văn hoá

- Các giá trị
- Phẩm hạnh
- Văn hoá
- Các truyền thống văn hoá
- Các nền văn minh

ChươngVII:Con người với tư cách là những mối quan hệ:từ xung đột đến hội tụ

- Tính chủ thể, các nền văn hoá và văn minh
- Chủ nghĩa đa nguyên văn hoá và sự hội tụ các nền văn minh
- Kết luận

ChươngVIII:Con người như là quà tặng: từ tình yêu đến hoà bình toàn cầu

- Tự quan tâm và tự siêu nghiệm: vấn đề nan giải của đương đại
- Tính dễ xúc động
- Quà tặng
- Con người như là được trao tặng
- Con người như là quà tặng
- Hoà thuận và khoan dung
- Hàm nghĩa đối với cuộc sống xã hội

Kết luận: Vì triển vọng chung sống trong một thế giới đa văn hóa và đa tôn giáo

- Dẫn luận
- Sự nổi lên của tính chủ quan và văn hoá
- Vấn đề tính đa dạng: một và nhiều trong phạm vi văn hoá và tôn giáo
- Những gợi ý để chung sống trong một thế giới đa văn hoá và đa tôn giáo


GIỚITHIỆU

Chúng ta đang mạo hiểm bước vào thiên niên kỷ mới tại thời điểm có những chuyển biến lớn. Nếu hồi tưởng lạisự phát triển thời đại hiện đại thì đó là thời kỳ đặc trưng của lý luận khoa học. Những vùng quê xanh mướt với những vụ mùa canh tác theo khoa học kỹ thuật, thành phố thì phối hợp và hỗ trợ cho cuộc sống và hoạt động của hàng triệu người, rồi cả những Trường Đại học đi đầu trong nỗ lực giáo dục đào tạo các thế hệ lãnh đạo mới...Tất cả những cái đó phản ảnh một hứa hẹn thay đổi thực sự về nhận thức lý luận trên cơ sở hành động hay thực tiễn được lý luận hoá. Thời đại hiện đại được gọi đúng tên là “Thời đại của lý trí”.

Tuy nhiên, có những nguy hiểm tiềm tàng khi cố gắng vận dụng tính duy lý vượt quá phạm vi thực của nó. Những nguy hiểm này bộc lộ ngay trong lịch sử triết học, khi các triết gia tưởng chừng như đã đạt được những đột phá ngoạn mục, thì tại đó chúng lại trở thành sự huỷ hoại bởi chính cố gắng quy giản mọi nhận thức theo một lối hiểu mới. Do vậy, tri thức được tân trang lại về vật chất luận đã dẫn tới chủ nghĩa duy vật giản đơn, còn hiểu biết lỗi lạc của Hegel khẳng định tinh thần luận thì lạisinh ra chủ nghĩa duy tâm giản đơn. Có lẽ sự cám dỗ lớn nhất là biến tự thân lý luận từ chỗ là một thái độ cởi mở đối với tất cả hay theo khái niệm của Aristotle "trở thành mọi thứ" - thành một mô hình đóng kín, mà tiếp ngay sau đó là sự cấm đoán. Theo đó, nền dân chủ tự do biến thành chủ nghĩa đế quốc dân chủ.

Nguồn gốc của động lực sai lầm này có gốc gác chí ít là từ trung tâm triết học Plato, người đã biến quan điểm của Parmemde về quan hệ giữa tồn tại và tư duy thànhngười thợ may cắt thực tại cho khớp với trí tuệ. Điều này đã khêu gợi trí óc con người bay bổng, nhưng tại đó nó thấy được những giới hạn có tính người của nó không chỉ bằng sự trân trọng đối với các tư tưởng siêu việt, mà cụ thể hơn khi đề cập những thực tế cụ thể và sự thực hiện tự do của con người, nó đã cho ra đời mẫu thiết kế kinh điển cho một nhà nước chung với tác dụng chính là cấm đoán.

Sự cám dỗ của lý trí, kiểm soát được tất cả là đặc trưng nổi trội nhất của thời đại hiện đại bị thống trị bởi khát vọng của Descartes về sự rành mạch đối với lý trí của con người. Hậu quả trong triết học của chính ông là tách con người có nhân tính thành hai, thực thể mở rộng, tức là thể xác, với thực thể không mở rộng, tức là tinh thần. Bước tiếp theo, một cách tự nhiên dường như lại là sự tái hợp những cái bị tách ra đó trong sự thống nhất của con người có nhân tính, nhưng chỉ tới mức có thể được, ông không thể hiện được tư tưởng này thành các thuật ngữ rõ ràng và chính xác mà tự ông đã đòi hỏi ở lý trí. Với tư cách là các triết gia, rồi với tư cách toàn bộ các nền văn hoá, dẫn đầu tuỳ theo tầm vóc hay tinh thần của họ, công trình của họ đã phân cực giữa thuyết nguyên tử của các nhà duy danh Anglo-saxon về các cảm giác riêng biệt với tinh thần thừa nhận tính thống nhất năm châu lục hết sức rộng lớn. Người ta thường đúng khi nói rằng kênh tiếng Anh là đại dương lớn nhất trong bản đồ triết học.

Điều đáng lo ngại là cái lốimà theo đó mỗi sự cô lập tách biệt này theo đuổi, bằng mô hình lý trí tương đối máy móc, để chuyển các giả thuyết triết học thành những chính sách chung. Thật là tiện cho nhà tư tưởng khi chơi trò lý luận nhưng chẳng cần kiểm soát triển vọng cơ cấu tư duy của họ khi đưa ra ví dụ “Hãy giả định rằng tất cả đều là những đơn lẻ riêng biệt khi tìm kiếm sự sống còn", rồi sau đó xem giả định đó gây ra cái gì và những quy tắc nào sẽ tạo ra khả năng sống còn. Nhưng một khi điều này được Hobbes thực hiện thì người ta bắt đầu tự nhận thấy chính mình như những con sói với nhau và rồi hành động theo kiểu nào đó của luận đề này giống như với học thuyết ưu tiên của Strauss vào đầu thiên niên kỷ mới này.

Qua thời gian, trò chơi lý luận như vậy có thể trở thành thói quen và người ta quên dần bản năng tự nhiên chính là cái mà phải có nó trò chơi mới được thực hiện. Hơn cả lý trí khi thấy các dân tộc trở thành thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới - năm 1777 là nước Mỹ, nửa cuối của thế kỷ XX là thuộc địa Châu Phi, và trong thế kỷ XXI là đạo Hồi và các dân tộc chưa phát triển, lên án cái hệ thống như là hậu quả đó, và liên quan tới những cơ sở triết học của nó, như là sự tham muốn, tàn bạo và phương tiện.

Tương tự như vậy, có thể là có lợi cho nhà tư tưởng khi nêu ra giả thuyết rằng tất cả là vật chất rồi cố để thấy được về mặt lý thuyết các quy luật của nó đã làm sáng tỏ được tiến trình lịch sử nhân loại. Nhưng khi giả thuyết này tấn công vào cuộc sống tinh thần và gọi mọi thứ là phi lý trí trừ học thuyết lịch sử khoa học, thì tự do cá nhân và dân tộc đã bị loại bỏ, sáng tạo bị giết chết. Từ lâu rồi thử nghiệm triết học về ví dụ lịch sử không còn khả năng cổ vũ người theo triết học đó bằng cái đặc trưng đơn giản hoá của triết học đó nữa.

Cuối cùng, JohnRawls cho rằng sự công bằng công khai bị đơn giản hoá vì thuyết thế tục chỉ còn nghĩa là vị thế trung lập (hơn là trung tính) đối với sự tham dự tự do. Bây giờ điều này đã trở thành một chiến dịch đầu bảng để gây ấn tượng đối với mọi nền văn minh, rằng thuyết thế tục chính thống là cái đã đặt cơ sở cho thuyết tự do bởi đòi hỏi quân sự quá đáng của nó ở Westphalla. Vào đầu thế kỷ XXI, khi thuyết này còn tô điểm cho "dân chủ” đạo Hồi và các nền văn minh khác trong một chiến dịch tương tự như học thuyết triết học của chủ nghĩa Mác ở thế kỷ XX, thì người ta bắt đầu cảm nhận được sự tồi tệ gây ra bởi xung đột toàn cầu của Huntington.

Tất cả những điều này đều là trường hợp tương tự của các tiên đề duy lý có tính lý luận khi trở thành những toàn thể luận siêu hình. Không ngạc nhiên khi thấy kết quả là trong nửa sau thế kỷ XX đã tồn tại một thế giới phân cực được vũ trang đầy đủ và được duy trì bởi uy quyền khủng bố lẫn nhau giữa hai phe đối lập, một bên là các nền cộng hoà dân chủ tự do của thế giới tự do theo kiểu riêng với một bên là các nền cộng hoà dân chủ nhân dân.

Điều gây ngạc nhiên, thực ra không hữu ý là sự sụp đổ từ bên trong của phe XôViết trong thời kỳ chiến tranh lạnh có thể làmcho mọi người tin vào ý kiến rằng: con đường song hành mà phái "tự do" đang đi theo bây giờ không còn gì phải lo sợ, rằng sói đã biến thành cừu chỉ vì không còn cái gương để quan sát thấy hậu quả trong cái ADN triết học chung của họ, rằng chủ nghĩa tư bản hám lợi đã từng chà đạp các dân tộc thời thực dân sẽ bớt phi nhân tính nếu giờ đây nó được thực hiện trên phạm vi toàn cầu, và hơn thế nữa, bổn phận của các thuyết tự do thế tục là phải gây được ấn tượng đối với tất cả các thuyết khác. Phân tích trên cho thấy điều cần kíp nhất là phải tìm được những hiểu biết xác thực về con người và nhân cách. Lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX có thể trình bày một cách tương đối đầy đủ bằng giới hạn phong phú của khái niệm con người và tiếp đó là khái niệm về dân tộc, ngược với các thuyết về chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng sản duy lý nghèo nàn khi chúng còn tồn tại trong nửa đầu của thế kỷ XX. Từ việc đánh bại chủ nghĩa phatxít, đến thoát khỏi chủ nghĩa thực dân, rồi tới nâng cao tự nhận thức bản thân của các dân tộc thiều số, cho tới sự sụp đổ bên trong hệ thống Xô Viết, lịch sử những thành tựu lớn của thế kỷ trước đã được tạo nên bởi hàng loạt các chiến dịch giải phóng nhân danh phẩm giá con người và dân tộc.

Bước vào thiên niên kỷ mới, kết thúc thời kỳ hiện đại, và tiến vào thời đại mà chỉ có thể gọi bằng thuật ngữ đã được thừa nhận một cách rộng rãi là "hậu hiệnđại", thì dường như không thể tiếp tục hệt như trò chơi hiện đạivới công cụ duy lý đơn giản như trước nữa. Điều đó báo hiệu chỉ cho phép những cơ hội thực sự không biết từ đâu tới hay thậm chí chỉ làmhồi sinh lại hoặc tái tạo lại những vấn đề cũ. Thay vào đó, chúng ta cần phải sửa lại những thuyết đơn giản nói trên, thống nhất lại con người đã bị chia rẽ và từ đó hàn gắn lại những chia rẽ giữa các dân tộc để có thể làm sống động cơ hội mới của thời đại toàn cầu.

Vì những mong muốn này, chúng ta cần phải nghiên cứu đầy đủ phạm vi thể hiện của sự sống, không phải chỉ trong tính đơn giản trừu tượng của lý trí, mà trong sự thống nhất mới của các cá nhân và các dân tộc với sự phức tạp và phong phú cụ thể của chúng, vì chính trong các thuật ngữ này mà tự do bắt đầu, đời sống xã hội được xây dựng, và lịch sử được sáng tạo. Người ta cần phải giải thích rõ ràng và đầy đủ hơn phạm vi đích thực của lý trí kỹ thuật và khoa học mà thời đại hiện đại đã nhằm vào đó, để thu được những thành quả mà không phụ thuộc vào đó, cả thể xác và tinh thần. Cuối cùng, người ta cần phải có khả năng học được từ mọi chiều cạnh của cuộc sống con người, đặc biệt những điều thuộc về gia đình, cộng đồng và quốc gia, với những chiều cạnh về giáo dục, sản xuất, thương mại và tôn giáo mà trong đó nhân loại đã có chiều đài kinh nghiệm cá nhân với nhau. Những điều này phải có được một vị trí và vai trò thực sự để phát triển triết học cởi mở hơn, phong phú hơn nhằm đáp ứng được đòi hỏi của sự tiến bộ đáng tin cậy về tinh thần và vật chất trong thời đại của chúng ta.

Khi chúng ta tiếp tục tiến vào thiên niên kỷ mới này thì có cả những lý do để mừng và để lo.Đáng tiếc là cả hai đường như có liên hệ rất mật thiết tới mức không thể đơn giản bớt cái thứ hai để tăng cái thứ nhất. Thực ra, điều đó chứng tỏ là có một nhu cầu khẩn cấp phải nghiên cứu triết học để đạt được tiến bộ về hiểu biết nhằm đáp ứng cho một thời đại hoàn toàn mới mẻ. Sự tiến bộ đó có thể là nhận thức biện chứng, được hiểu không phải theo nghĩa của Hegel về sự tăng trưởng liên tục, mà theo nghĩa của Tilllich xem xét những tai ương chồng chất đang đẩy chúng ta ra bên lề của cuộc sống như là cái đang làmcho sự sống có thể tự bộc lộ ở những mức độ mới mẻ và theo những cách mới. Đề xuất này không cho rằng chỉ một mình siêu hình học có thể đương đầu, làm sáng tỏ ít nhiều những vấn đề đang là của thời đại chúng ta, mà chính những vấn đề đó đang tạo ra khả năng phản tư siêu hình sâu sắc hơn với tính chất là một bộ phận tích hợp của con người tự do trước những thách thức của thời đại chúng ta.

Hiện nay, những thách thức mới đang mở ra cho tương tai cũng ngang bằng những đe dọa. Chúng ta đã nhận ra rằng sự giải phóng thực sự không thuần tuý là vấn đề thiết lập những hệ thống kinh tế mới, dẫu rằng vấn đề kinh tế không thể ở cuối danh sách đài của những việc cần giải quyết. Những hệ thống như vậy chủ yếu phải được biến thành phương tiện của tự do hơn là biến thành phương tiện nô địch. Trực tiếp hơn là muốn nói đến nghĩa vụ của tự do được sống, đó là nghĩa vụ hiểu và bày tỏ cảm giác về bản chất người và bản sắc văn hoá. Thách thức trong thế kỷ mới này là tìm nhiều cách để phát huy bản sắc văn hoá và liên kết nó với các dân tộc khác trong sự hợp nhất sức mạnh mới, hơn là tăng cường đối đầu và huỷ diệt.

Phần I, chẩn đoán vấn đề khúc mắc của thời đại và tìm cơ sở mới cho một giải pháp. Chương I, phân tích chi tiết hơn về chủ ý, hạn chế và các năng lực đích thực của tư tưởng hiện đại từ nguồn gốc cả hai bên trong cuộc chiến tranh lạnh. Nếu sự sụp đổ rộng khắp của thử nghiệm cộng sản ở Đông Âu vào cuối thế kỷ XX đã hội tụ thành hy vọng về sự tiến bộ về thị trường và chính trị tự do, thì điều quan trọng là phải xem xét một cách có phê phán nền móng của thời kỳ Khai sáng có những điểm chung với chủ nghĩa cộng sản để từ đó nhận diện những hạn chế cơ bản của chúng. Điều này sẽ được thực hiện, trong các chương tiếp theo, bằng một quan điểm xây dựng trên cơ sở những thế mạnh đích thực của thời kỳ Khai sáng, sửa chữa những những điểm yếu và hoà nhập những chiều cạnh còn thiếu của nó như một phần nỗ lực vì một cấu trúc tích hợp cân bằng về ý thức của con người cho thế kỷ XXI.

ChươngII, ôn lại vấn đề bản chất của các khoa học, trước hết được coi như cấu trúc hình thức và sau đó được coi như các mô hình bộc lộ bản chất tồn tại của sự sống và cuộc sống con người.

Trong Phần II quan trọng, người ta sẽ tái cấu trúc con người.

Các chương của phần này sẽ được sắp xếp theo trật tự và cân đối trên cơ sở bộ ba siêu hình kinh điển của Hindu Vedantalà: tồn tại (sat), nhận thức (sít)và hạnh phúc (ananda).Vì vậy, ChươngIII bàn về sựtồn tạisẽ đi sâu vấn đề con người với tư cách là chủ thể đang tồn tại theo quyền của riêng nó. ChươngIV bàn về nhận thứcsẽ tiếp tục nghiên cứu khách thể rồi tới chủ thể với tư cách cuộc sông có ý thức của con người. ChươngV bàn về hạnh phúcsẽ nói tới. lựa chọn thuần tuý rồi đến tự do sáng tạo mà trong đó con người tìm kiếm một cách năng động hạnh phúc và sự hoàn thiện của chính mình.

PhầnIII, đặt vấn đề này trong những phương thức cảm nhận rộng hơn của con người mà nhờ đó, qua các thời đại, mỗi dân tộc đã sản sinh ra văn hoá của mình, rồi qua đó, đến lượt nó, văn hoá lại làmsáng tỏ thế giới của mỗi dân tộc. Ở đây sẽ cố gắng hiểu khái niệm nổi bật về con người là cái đã phát huy được động lực vĩ đại cần cho những dự án giải phóng và nhân đạo lớn và đã đưa đến những biến đổi nửa cuối thế kỷ trước.

ChươngVI sẽ xem xét vấn đề tự do sáng tạo, đã giúp vượt qua những nhu cầu thoả mãn giản đơn như thế nào để sáng tạo ra văn hoá và văn minh. Chương này cũng sẽ nghiên cứu xem bằng cách nào nền tảng siêu hình có thể cho phép chúng ta cứu vãn những nguồn văn hoá khỏi sự tồn tại bị huỷ diệt trong cuộc va chạm giữa các nền văn hoá và sử dụng chúng để thiết lập hoà bình toàn cầu. Chương này chú ý tới chiều cạnh để nhạy cảm nhằm vượt qua tác động san bằng của các thuyết duy lý và kết hợp được những bổ sung khác biệt về giới và dân tộc. Đó là phai vượt qua xung đột để xây dựng sự thống nhất gia đình và cộng đồng.

Chương VII, tiến hành nghiên cứu sâu hơn về nhận thức mới trội lên gần đây về vấn đề bản sắc văn hoá và văn minh, và về cách thức mà theo đó chúng được kết cấu nên bằng sự thực hiện sáng tạo tự do của con người. Điều này thể hiện cái song đề đặcbiệt của thời đại chúng ta. Vì một khi được kết cấu bởi và thuộc về, thì các nền văn hoá tự do của chúng ta phải là duy nhất bởi chính tinh tuý của chúng. Người ta không thể quy giản tính duy nhất này để đạt lấy sự thống nhất. Sau đó chúng được liên kết như thế nào và thậm chí hội tụ, không có loại trừ, không gì khác bởi chính bản chất khác biệt của chúng. Nghiên cứu này sẽ dẫn chúng ta tới các quan niệm về tham dự và đặc biệt về loại suy, và tới sự mở rộng và đổi mới của các quan niệm.

Cuối cùng, trong ChươngVIII thông qua hiện tượng học về "quà tặng" chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn cội sâu xa hơn và mô hình phong phú hơn của sự sống với tư cách là ý thức - tự tồn tại và hạnh phúc ban tặng của bản ngã (self) trong tình yêu.

Tóm lại, ngày nay văn hoá tinh thần đang đối mặt với những thách thức cũng như cơ hội đặc biệt. Nó đang phải đương đầu với cách giải thích thông tục có tính công kích về cuộc sống và theo đó thì sự uyên bác cổ xưa tỏ ra là lạc hậu và do đó phải bị loại bỏ trên danh nghĩa vì sự tiến bộ. Tuy nhiên, để làm như thế, phải loại bỏ trái tim và linh hồn của con người và để cho chúng không có nguồn gốc nhân tính mà chính nhờ cái đó mới xây nên một tương lai nhân văn và hoàn hảo. Điều này đang thách thức cả sự uyên bác cổ xưa để giải đáp cho thời đại mới, để truyền sức sống cho các khái niệm và các cấu trúc kỹ thuật của cuộc sống hiện đại, và cho phép mọi dân tộc tiến tới trên sức mạnh tầm nhận thức cuộc sống của riêng họ và có ý nghĩa như là các kiểu giá trị trong dự án của nhân loại ở thiên niên kỷ mới này.

Do vậy, cuốn sách này xem xét nhận thức mớivề chủ thể người, đặc biệt là chiều cạnh thẩm mỹ của nó, nhằm hội nhập các khoa học, cả tự nhiên và nhân văn, thành một cảm nhận mới về cuộc sống con người. Mục đích là phải cùng với những người khác và dân tộc khác lắng nghe tinh thần như là tiếng nói của sự sống. Điều này kéo theo hoạt động kinh tế và chính trị, nhưng phải vượt qua được sự thao túng và bị thao túng với nghĩa lợinhuận, dù là cá nhân hay nhóm. Mục tiêu là nâng cao chân giá trị của con người và bản sắc dân tộc, cùng hợp tác và tôn trọng lẫn nhau trong sứ mệnh vì hoà bình cho một thời đại toàn cầu.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một cuốn sách bổ ích về văn hóa và văn hóa Việt Nam

    19/05/2007Nguyễn HòaCó thể coi cuốn sách Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam của GS TS Ngô Đức Thịnh là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người

    16/05/2007Nguyễn Văn HuyênThông qua cuốn sách Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người, tác giả Nguyễn Văn Huyên đã đi vào luận giải một cách biện chứng mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và sự phát triển con người ở Việt Nam. Cuốn sách gồm hai phần, trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những vấn đề liên quan trực tiếp tới sự phát triển con người Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
  • Triết học và văn hóa

    15/05/2007GS. Trần Quân TuyểnNghiên cứu vấn đề "Triết học và văn hoá" còn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách ở TrungQuốc. Khoảng 2 thập kỷ lại đây, trong giới nghiên cứu Trung Quốc xuất hiện khuynh hướng phủ nhận phong trào văn hoá "NgũTứ".
  • Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa

    07/05/2007Duy XuyênĐặt văn chương trong mối quan hệ của thẩm mỹ và văn hóa, tác giả muốn đem đến cho bạn đọc một cách nhìn tổng quát hơn về vấn đề “văn chương - thẩm mỹ và văn hóa”. Lý giải về bản chất của cái đẹp trong sự sáng tạo, GS Lê Ngọc Trà đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể...
  • Văn hóa Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa

    07/08/2006Song ThủyNhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa, tôi tránh được một cái nhìn tuyến tính của sự biến thiên. Hơn nữa, lối tiếp cận này còn trình ra một cách hiểu khác về văn hóa. Văn hóa, tôi nghĩ, không chỉ là những gì bày ra trên mặt đất, mà quan trọng hơn, còn là những trầm tích trong lòng đất. Và trong lòng người.
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • xem toàn bộ