Quyển Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX được Nguyễn Quân hoàn thành bản thảo vào năm 2005. Đến nay (2010), tác giả và NXB Tri thức mới chính thức xuất bản lần đầu tiên.
Cuốn sách lần này in kèm phụ bản Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, vốn là một cuốn sách đã xuất bản năm 1982, để giữ tính lịch sử - cụ thể tại thời điểm của cuốn sách nói trên đã in ra gần 30 năm trước, cũng như những luận điểm “dự báo” vượt thời gian bắt nối vào những nhận định về sau, tác giả vẫn để nguyên phần sách này không sửa chữa.
Trong suýt soát một thế kỷ nghệ thuật tạo hình hiện đại với nhiều thành tựu, song hành với một thế kỷ “đau thương và hào hùng” của dân tộc, Nguyễn Quân đã phác lại những mô hình thời đại sinh ra các thế hệ nghệ sĩ tương ứng với bốn thời kỳ. Từ Mỹ thuật Đông Dương sản sinh ra nghệ sĩ tiểu tư sản – thị dân (ngấp nghé chuẩn bị tiến lên nghệ sĩ- trí thức) thì bỗng xoay vần theo thời cuộc vận mệnh nước non mà trở thành nghệ sĩ-chiến sĩ; rồi nghệ sĩ cán bộ-công chức (Mỹ thuật qua hai cuộc kháng chiến và Mỹ thuật Hiện thực XHCN) và cuối cùng thì chuyển sang nghệ sĩ tự do – đối diện với thị trường và xã hội thông tin ở thời Mỹ thuật Đổi mới Đương đại (lại vẫn ngấp nghé ở ngưỡng cửa chuẩn bị tiến lên). Một số ít nghệ sĩ ra nước ngoài sớm và thành đạt ở hải ngoại thì vẫn chưa đủ để vực dậy “nền sản xuất” sản phẩm tinh thần “nội địa”. Quan trọng vẫn phải là lực lượng nghệ sĩ tại chỗ “ăn bát cơm, uống miếng nước ở nơi đó, chung chia sướng khổ với con người nơi đó”, cộng với những tầm nhìn quản lý khoát đạt thì nghệ thuật của dân tộc đó mới nở hoa đơm trái, góp vào cỗ máy giá trị nghệ thuật của nhân loại được.
Đọc Nguyễn Quân, thấy cuối cùng nhiều hơn cả vẫn là sự hy vọng. Những tổng kết vạch lối của ông về phương pháp, thiết chế; về vấn đề đặc trưng “động”, tính chất “cửa mở hai chiều” của văn hóa Việt Nam giao thoa hai hướng Đông Á- Đông Nam Á suốt dọc lịch sử, mô hình thẩm mỹ (cũng được ông gọi là) khuynh hướng cửa mở hai chiều bắt đầu từ thời Đổi mới; về những sau nhầm cố hữu và việc đâu mới là những hạt mầm tinh hoa độc đáo bản sắc Việt cần nâng niu phát triển… đáng là những bộ giá trị mở mà nhiều cấp, nhiều ngành văn hóa nên quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng cho hiện tại và tương lai.
Sau khi hoàn thành tiểu luận “đi suốt trăm năm” này, ý định của Nguyễn Quân là sẽ chấm dứt sự nghiệp “lập ngôn” về nghệ thuật. Nhưng tác giả vẫn mong mỏi đây là sự khởi đầu cho một tủ sách nghệ thuật Việt Nam được tập hợp lại có hình có vóc của NXB Tri thức, được chuyển ngữ để tiện bề giới thiệu ra thế giới, và ông đã dành không ít công sức để dọn đường cho những thế hệ sau bước tiếp…
Không chỉ là một nhà bình luận nghệ thuật đầy nghệ sỹ tính, ông còn là một họa sĩ Biểu hiện – Trừu tượng rất Việt. Vẽ tranh và tham gia triển lãm từ năm 1976, ông giữ được nhịp sáng tác đều đặn liên tục không bị ngắt quãng, bất chấp những bận rộn của việc quản lý, viết sách cũng như thăng trầm trong đời sống riêng tư.
Sự lặng lẽ làm công việc sáng tác miệt mài này, có lẽ là niềm tự hào lớn nhất trổ ra được thành nhời của ông. Có lẽ ít họa sĩ hay nhà điêu khắc nào tự kể về tranh, tượng của mình, lại hay được như Nguyễn Quân, với cách dịch chuyển liên giác quan đầy thú vị, đầy “khoái thú thẩm mỹ”.
Tác phẩm của ông hiện được sưu tập và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Bảo tàng Nghệ thuật Singapore; Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Fukuoka Nhật Bản; Bảo tàng châu Á Thái Bình Dương Vacsava Ba Lan; Bảo tàng Đức Minh và Sưu tập Trần Hậu Tuấn (TP. Hồ Chí Minh) cùng nhiều sưu tập cá nhân tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
06/03/2017Minh BùiMỹ thuật là bộ phận kiến thức cơ bản về văn minh nhân loại. Các tác phẩm mỹ thuật là những nhân chứng, dấu tích hiển hiện rõ nhất các bước văn minh của con người. Dõi theo các tác phẩm mỹ thuật, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp phụ nữ đã được hàng vạn họa sĩ khám phá, thể hiện ở hàng triệu họa phẩm ra mắt từ xưa tới nay được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua lăng kính của các thiên tài nghệ thuật.
29/06/2016Hou Hanru ( Hầu Hàn Như)Hiện tượng toàn cầu hóa ngày nay, không nghi ngờ gì nữa, chính là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản xuyên quốc gia - được tạo điều kiện thuận lợi hơn, thông qua những tiến bộ trong lĩnh vực truyền thông và du lịch. Hiện tượng ấy làm lộ ra những khả năng mạnh mẽ và cũng đầy mâu thuẫn của sự biến cải về kinh tế, văn hóa và xã hội trong cả hai khu vực phương Tây và "phi phương Tây ".
12/04/2014Như HuyCuốn sách “Thế mà là nghệ thuật ư?” (but is it art?) của Cynthia Freeland (và ấn bản tiếng Việt của nó, được in ấn và phát hành bởi nhà xuất bản Tri Thức), nhìn một cách nào đó, chính là một trong những thực hành thuộc mô hình giáo dục xã hội hóa nghệ thuật nói trên. Trong suốt gần 300 trang sách, ngắn gọn và cô đọng, được viết với một văn phong trong sáng và thông tuệ, cả một lịch sử dài các khái niệm về nghệ thuật, không chỉ của riêng phương Tây, mà còn từ phương Đông, đã được điểm qua và phân tích.
01/08/2010Phan Hồng GiangTrở lại vấn đề “tính hiệu quả xã hội” của nghệ thuật (chữ “nghệ thuật” ở đây được dùng theo nghĩa rộng: hàm ý “tất cả các loại hình nghệ thuật”). Chúng ta dễ thấy đây là một cách nói mới và khác của nhiều cụm từ chúng ta vẫn quen nghe xưa nay như: tác dụng giáo dục của nghệ thuật, giá trị tuyên truyền của tác phẩm, sự cảm thụ từ phía công chúng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm, của hành vi nghệ thuật…
14/07/2010Như HuyCuốn sách Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật của Cynthia Freeland nhìn một cách nào đó, chính là một trong những thực hành thuộc mô hình giáo dục xã hội hóa nghệ thuật nói trên. Trong suốt hơn 200 trang sách, ngắn gọn và cô đọng, được viết với một văn phong trong sáng và thông tuệ, cả một lịch sử dài các khái niệm về nghệ thuật, không chỉ của riêng phương Tây, mà còn từ phương Đông, đã được điểm qua và phân tích.
23/05/2010Lê Mỹ ÝTrong đời sống mĩ thuật Việt Nam hiện tại, cùng với "nghệ thuật trình diễn ", cụm từ "nghệ thuật sắp đặt " có lẽ được nhắc đến với tần số khá lớn. Cùng với chúng là những khái niệm khá mơ hồ về các loại hình nghệ thuật thị giác có tên gọi chung là "nghệ thuật đương đại " ...
16/02/2010Nguyễn Phương LinhNếu bạn nghĩ nghệ thuật là những bức tranh, những điều khắc đẹp đẽ… và bạn đứng lặng yên chiêm nghiệm chúng; nghệ thuật là những thứ hàn lâm và bạn là người đứng xem từ phía bên ngoài…
25/12/2009Nguyễn QuânMỗi người là một nhân loại. Đó là cái gốc làm cho nghệ thuật có cớ tồn tại mãi. Nghệ thuật đó chính là hơi thở của đời sống. Ở tác phẩm nghệ thuật loài người có một đời sống khác, họ hiện diện ở một dạng đặc biệt và trở nên trường cửu. Nghệ thuật do vậy cũng giống như bản năng sinh sản, nam yêu nữ, nó là một hạt nhân di truyền văn minh của con người. Chính ở chỗ giống như bản năng sinh sản, nghệ thuật bộc lộ nghĩa vụ cao cả của con người tức nghĩa vụ đối với giống nòi.
19/12/2009Hương Lan, ảnh nghệ sĩ cung cấpSau nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn… gần đây người ta bắt đầu nhắc đến nghệ thuật tương tác (hay còn gọi là nghệ thuật quần chúng) đang như một “thỏi nam châm” với các nghệ sĩ theo đuổi hội hoạ ngoài giá vẽ. Thỏi nam châm này liệu có trở thành một trào lưu mới?
14/12/2009GS.TSKH. Phương LựuNhưng điều đặc biệt quan trọng ở đây là trong công trình của Trương Tửu không thấy có chỗ nào bộc lộ quan điểm trên của Trotsky, thậm chí có biểu hiện ngược lại, nếu liên hệ một cách gián tiếp. Trương Tửu chủ yếu viết về văn học cổ điển (thơ ca dân gian, Truyện Kiều, Nguyễn Công Trứ, v.v..
24/10/2009Thái TuấnTrong công việc sáng tạo, người họa sĩ không sử dụng hình sắc như nhà văn sử dụng chữ nghĩa. Không hề là những dấu hiệu quy ước, hình sắc không có khả năng diễn đạt chính xác minh bạch như chữ nghĩa. Hơn nữa vai trò của nghệ thuật không là sự “minh họa” cho tư tưởng, nó không chú trọng đến công việc “tải đạo” như văn chương.
09/10/2009Thanh NhànBel canto đã đem lại danh tiếng cho nhiều ca sỹ như Luciano Pavarotti, Joan Sutherland, Sherrill Milnes hay diva Maria Callas… Biết bao thế hệ khán giả opera đã từng say đắm nghệ thuật bel canto qua những aria và những vở opera nổi tiếng.
05/10/2009Cao ChiĐặc điểm đáng lưu ý nhất là cuốn sách nhấn mạnh đến vật lý học chứ không phải khoa học nói chung và trình bày một cách thuyết phục mối tương quan giữa hai phạm trù nghệ thuật và vật lý thông qua rất nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong nghệ thuật và vật lý. Nhiều vấn đề đề cập đến trong cuốn sách đã vượt khỏi nghệ thuật và vật lý như triết học, phân tâm học, thần kinh học. Chắc chắn cuốn sách sẽ đem lại nhiều gợi ý cho sáng tác không chỉ đối với các độc giả hoạt động trong nghệ thuật và vật lý mà còn đối với nhiều độc giả hoạt động trong các lĩnh vực khác .
25/09/2009Thái TuấnLàm một con người không phải là điều khó; nhưng cũng không phải chỉ biết kiếm ăn, tìm uống là đã thành người. Và trong một bức họa, vẽ lên cái hình thể, cái thân xác một người chưa hẳn là đã vẽ đúng về con người. Nghệ sĩ cũng là con người tự tìm hiểu về con người. Bởi nghệ thuật là con người cộng vào với thiên nhiên tạo vật để tạo thành một cao đẹp hơn, một thiên nhiên lý tưởng hơn cái thiên nhiên sẵn có.
14/09/2009Hồ Sĩ VịnhChủ nghĩa hậu hiện đại (post modernisme) xuất hiện cuối những năm 70, đầu tiên là ở Mỹ. Những đồ đệ của khuynh hướng này quan niệm rằng, nghệ thuật cần phải đến với tầng lớp bình dân nhiều hơn, cần những chất liệu "tầm thường - thô nhám", những biện pháp đa thanh, đa sắc, nhiều "sân chơi" và trò giải trí để dễ đi vào lòng người.
08/09/2009Hoành SơnCon người xưa run rẩy bước trước thiên nhiên rộng lớn lao, kỳ bí và hùng mạnh. Nhưng nó không chỉ thụ động và chịu khuất phục suông. Chẳng những uốn mình theo thiên nhiên để ứng phó với mỗi hoàn cảnh như các sinh vật khác, nó còn dám tác động vào thiên nhiên để biến cải nó cho phù hợp với nhu cầu và cách sống của mình... Rồi vào những thế kỷ gần đây, khám phá thiên nhiên bằng khoa học và chế ngự nó bằng kỹ thuật được rồi, con người thực sự cảm thấy mình là ông chủ của nó thay vì như xưa, coi nó là ông chủ của mình khi đồng hoá sấm sét và núi cao, biển rộng với thần thánh.
22/08/2009Nguyễn Duy Bình dịch (Télérama số 3088)Là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau: Tùy theo người nói, nơi nói và ngữ cảnh xuất hiện, sự táo bạo mang nhiều nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Nó có thể chỉ sự gan dạ hay tính hèn hạ, sự bình tĩnh hay sự xấc láo. Sự táo bạo như sự duyên dáng: Người ta biết vì sao nó thiếu nhưng người ta thường không hay lý do vì sao nó tồn tại.
09/08/2009Trịnh CungTrong nhiều môn nghệ thuật, phụ nữ và hoa luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho người nghệ sĩ sáng tạo, nhưng có lẽ chỉ duy nhất với nghệ thuật hội hoạ thì người phụ nữ và hoa không những thường xuyên là chủ đề chính trong vô số tác phẩm mà còn làm nên những tên tuổi học sĩ lẫy lừng thế giới.
19/06/2009Nguyễn Vũ Hạ Lam (thực hiện)Cái cảm năng sến này, theo thiển ý của tôi, nếu không phải toàn bộ, thì cũng có liên quan rất lớn đến cái gọi là Kitsch (tạm dịch là cái rởm), một trong những khái niệm xưa nhất, thô sượng nhất, và nhòe mờ nhất để diễn tả về nghệ thuật đại chúng trong các xã hội hiện đại.
30/03/2009Lê Bá ThanhỞ Việt Nam, khái niệm “nghệ thuật cộng đồng” bắt đầu xuất hiện mạnh mẽ với các dự án gắn liền với cộng đồng của các họa sĩ. Tuy nhiên, những người tham gia vào nó vẫn còn lúng túng khi định nghĩa về nghệ thuật cộng đồng.
15/02/2009Nguyễn Huy HoàngTác giả đã đưa ra và phân tích quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Schelling về nghệ thuật qua các giai đoạn: triết học tự nhiên, triết học tiên nghiệm, triết học đồng nhất, triết học tự do và mặc khải. Trên bình diện triết học nghệ thuật, Schelling không chỉ là một mắt xích, một vòng khâu trong tiên trình phát triển của triết học cổ điển Đức...
18/12/2008Bùi Việt PhươngKhông biết từ bao giờ văn chương đã phải thoả hiệp hay du nhập và cuối cùng là bổ khuyết vào cái hành trang (vốn chỉ ưa gọn nhẹ) của mình một người bạn đồng hành là không gian. Không gian - nơi mở đầu và không bao giờ khép lại những đau đáu nghệ thuật.
07/12/2008Phạm Trần LêXuyên suốt lịch sử phát triển văn hóa nhân loại, gánh nặng hoa tiêu được đặt lên vai người nghệ sĩ tiên phong. Nghệ sĩ tiên phong (advant-garde), cái danh hiệu đầy trân trọng, thường chỉ được nhìn ra và công nhận sau khi người nghệ sĩ đã nếm trải rất nhiều sự hiểu lầm và ghẻ lạnh từ số đông.
05/12/2008Nguyễn QuânVới nghiên cứu lý luận, lịch sử văn hóa nghệ thuật thì các công trình "hàn lâm", dài hơi là phần lõi xác định tầm thâm cao của nghiên cứu. Với Phan Cẩm Thượng là các công trình uy tín như "Điêu khắc cổ Việt Nam", "Đồ họa cổ Việt Nam", "Điêu khắc Tây Nguyên", "Chùa Dâu- Tứ Pháp", "Chùa Bút Tháp"…
18/11/2008Phan Cẩm ThượngCuối thế kỷ 19, những họa sỹ trường họa lưu động Nga đã cho tranh lên xe ngựa chở đến các vùng hẻo lánh cho nông dân xem. Ở ta, từ Cách mạng 1945, nghệ thuật được xác định là lấy đời sống của nhân dân lao động làm đối tượng phản ánh và phục vụ, rất nhiều họa sỹ đã xuống địa phương "ba cùng" với quần chúng.
14/11/2008Trần DuyLịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người?
11/11/2008Trần DuyMột trong những yêu cầu của nghệ thuật là phản ánh được tính thời đại nơi đã sinh ra nền nghệ thuật ấy. Tính thời đại là tính đặc trưng của quá trình phát triển và tồn tại trong một khung thời gian nhất định của một dân tộc trong những sự kiện lịch sử riêng biệt cụ thể của dân tộc ấy. Có người cho rằng hiện đại, mô-đéc, tân kỳ diễn ra hoàn toàn độc lập với tính thời đại của xã hội.
08/11/2008Trần DuyKhi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình. Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
25/10/2008Nguyễn QuânTâm trí tôi như một vùng đồi núi hoang vắng rộng rãi nhưng cũng chật hẹp vì không có cơ cấu hạ tầng của xã hội hiện đại. Sự học hành của tôi không cho phép mở những con đường lớn vào khoa học. Tuy vậy tôi cũng đã lần mò ở mọi ngõ ngách của các lĩnh vực và các ngành khoa học qua những cuốn sách dày, mỏng, Đông, Tây, cứ ngẫu nhiên rơi xuống tay mình...