Nghệ thuật Bel canto

03:04 CH @ Thứ Sáu - 09 Tháng Mười, 2009

Bel canto đã đem lại danh tiếng cho nhiều ca sỹ như Luciano Pavarotti, Joan Sutherland, Sherrill Milnes hay diva Maria Callas… Biết bao thế hệ khán giả opera đã từng say đắm nghệ thuật bel canto qua những aria và những vở opera nổi tiếng. Tuy nhiên vào thời điểm này, không phải ai cũng hiểu biết về nghệ thuật bel canto cũng như tiến trình phát triển của nó. Vì vậy, chúng ta hãy làm một cuộc hành trình ngược thời gian để tìm hiểu về bel canto và những đại diện tiêu biểu của thứ nghệ thuật đặc sắc này.

Không có nhiều lắm những tư liệu về khái niệm của bel canto để có thể làm sáng tỏ hơn cái ý nghĩa mơ hồ của chính bản thân thuật ngữ và người ta chỉ có thể hiểu theo nghĩa đen là nghệ thuật hát đẹp. Nhưng có một điều không thể bàn cãi là nghệ thuật hát, bel canto phát triển thịnh vượng trong mười năm đầu thế kỷ 19. Nhìn về toàn thể, bel canto làm say đắm lòng người bởi một giọng ca đẹp, một giai điệu đẹp, đặc biệt nhất là một giai điệu được điều khiển bởi cảm xúc âm nhạc đầy chất thơ và phần lời dễ hát.

Gioachino Rossini

Gaetano Donizetti

Vincenzo Bellini

Người có công đầu phát hiện và khởi xướng về nghệ thuật bel canto là một nhà soạn nhạc Italia, Gioachino Rossini. Ông đã từng tham khảo nghệ thuật ca hát dân gian truyền thống phát triển thịnh vượng ở Italia từ giữa những năm 1700 xuyên suốt thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 19 để mở ra con đường mới cho các nhà soạn nhạc quê hương.

Trong bước phát triển đầu tiên của bel canto khoảng đầu thế kỷ 19, ba nhà soạn nhạc Italia Gioachino Rossini, Gaetano DonizettiVincenzo Bellini là những người hướng tới việc xây dựng nghệ thuật bel canto cho opera Italia. Các nhà soạn nhạc này đã sử dụng kỹ xảo trong các tác phẩm viết cho giọng hát với sự hoa mỹ, bóng bẩy, phân tiết sao cho giọng ca của nghệ sỹ có thể biểu đạt được tất cả điều đó. Đặc điểm của nghệ thuật bel canto đối với nghệ sỹ là khả năng hát liền mạch những chuỗi nốt nhạc nhẹ nhàng bay bổng trong cùng một hơi (legato) và kỹ năng hát hoa mỹ (fioritura) ở tốc độ nhanh, rung láy và đặc biệt là khả năng điểm nốt trang trí trên mỗi câu nhạc. Vì thế, việc sử dụng một giọng hát nhẹ nhàng, trong sáng và nhất thiết không được tạo ra những âm thanh chói tai ở những nốt cao được coi là điểm cốt yếu của phong cách này. Như vậy, những khuông nhạc đẹp cho giọng hát là đặc điểm của âm nhạc; một nửa khác ngang bằng của bel canto chính là nghệ thuật của giọng hát hoặc kỹ thuật thanh nhạc được nâng đến trình độ cao của kỹ xảo, bel canto thường là sự kết hợp hoàn hảo của kỹ thuật hát và vẻ đẹp của tác phẩm.

Vào năm 1858, khi Gioachino Rossini ở tuổi 66 đã rời xa công việc viết opera đã gần 30 năm nhưng vẫn không ngừng tiếc nuối thứ di sản của nghệ thuật ca hát Italia. Trong một cuộc đàm luận với bạn bè tại Paris, Rossini đã thốt lên: “Trời ơi, bel canto của chúng ta đã bị đánh mất rồi”. Nguyên nhân của sự “thất sủng” này là trong thời kỳ Lãng mạn phát triển rực rỡ nhất ở thế kỷ 19, công chúng thích xem những vở opera kịch tính, gây xúc động. Các nhà soạn nhạc bắt đầu viết các vở đòi hỏi thứ nghệ thuật hát đầy sức mạnh và sự biểu cảm mãnh liệt. Giọng hát cũng ảnh hưởng theo. Có thể nêu một ví dụ về sự thay đổi trong thị hiếu âm nhạc này là Gilbert Dupre (1806-1890), một tenor Pháp rất được yêu chuộng vào thời kỳ ấy. Duprez được biết đến như một tenor đầu tiên trong lịch sử hát được nốt Đố dù kỹ thuật chưa hoàn thiện. Trong những ngày đầu của sự nghiệp, Duprez là “tenore di grazia”, một kiểu tenor trữ tình duyên dáng với sự bay bổng và linh hoạt trong giọng hát nên đã được chọn vào vai như bá tước Almaviva trong vở “Thợ cạo thành Siviglia” của Rossini. Nhưng chất trữ tình này đã bị biến đổi thành kịch tính trong một vở nổi tiếng khác của RossiniGuillaume Tell” và sau đó là các vở opera của Donizetti và Berlioz.

Luciano Pavarotti

Rossini đã hết sức thất vọng khi lắng nghe chất giọng mới của Duprez và ví những âm thanh này là “tiếng kêu giãy chết của một con gà trống bị cắt tiết”. Ngày nay, nốt Đố của tenor vẫn khiến khán giả phát cuồng lên. Khi Luciano Pavarotti cất tiếng hát bel canto đầy sức mạnh, ông đã gây ấn tượng sâu sắc với khán giả bằng việc tung ra các nốt Đố với một khả năng siêu phàm. Giọng hát của ông là sự kết hợp phi thường giữa màu sắc và sự linh hoạt của một terno trữ tình với một chất giọng khỏe khoắn.

Một chiều khác trong lịch sử của kỷ nguyên bel canto là nghệ thuật hát đẹp này được sử dụng như một cách thúc đẩy cho các nghệ sỹ tập luyện, Kể từ khi xuất hiện nghệ thuật hát đẹp, một cách tự nhiên nhất việc sáng tác âm nhạc cũng nhằm để phô trương nghệ thuật hát. Những giai điệu bel canto làm say đắm người nghe vẫn tồn tại trong sự quyến rũ đầy sự tinh tế bằng cấu trúc của giai điệu. Một ví dụ tiêu biểu từ bel canto là aria “Casta diva”, một kiệt tác từ vở opera “Norma” của Bellini. Nét hoa mỹ, trau truốt của “Casta diva” đã được tăng thêm từ những âm tiết đẹp của phần lời tiếng Italia. Nhưng trên tất cả là một giai điệu phi thường quấn quýt bay lượn như làn sóng, phần đệm của dàn nhạc và hợp xướng đầy mẫu mực.

Richard Wagner

Đề cập đến phần nhạc đệm trong aria bel canto, nhà soạn nhạc Đức Richard Wagner đã từng chế giễu những aria trong những sáng tác thời kỳ đầu của Verdi và so sánh dàn nhạc với thanh âm của một cây đàn guitar lớn. Bản thân Verdi cũng ngầm hiểu rằng, một giai điệu nguyên sơ, mạnh mẽ và hấp dẫn phải có phần đệm được nâng lên bởi sự hoà âm và nhịp điệu. Bảo vệ những tiêu chuẩn của Verdi, I. Stravinsky trong tác phẩm “Thi pháp của âm nhạc” đã viết: “Có nhiều chất lượng và sáng tạo thực sự trong aria “La dona e mobile” hơn là sự khoa trương om sòm ở “Ring” (Der Ring des Nibelungen – chùm 4 vở opera đồ sộ nổi tiếng và quan trọng nhất trong hệ thống tác phẩm của của Wagner).

Bellini là một bậc thầy về opera bel canto thuần tuý nhưng đặc biệt là “Norma”, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông với phần âm nhạc viết cho giọng hát đầy chất thơ lại hết sức phù hợp với cảm xúc thời kỳ Lãng mạn. Đó là sự bùng nổ căm giận của một nhân vật nữ chính bi kịch, đòi hỏi một giọng soprano đầy sức mạnh nhưng lại phải thực hiện được những quãng nhảy nhanh đáng kinh ngạc.

Trên thực tế, bel canto trong hình thức thuần túy nhất của mình đã ảnh hưởng lớn đến những nhà soạn nhạc sau đó như Donizetti rồi đến Verdi. Verdiđã trở thành một nhà cách tân táo bạo trong phần cuối sự nghiệp nhưng khi bắt đầu sự nghiệp, ông đã nỗ lực tìm kiếm và sáng tạo đến tận cùng giới hạn của opera để vinh danh nghệ thuật bel canto, thứ nghệ thuật mà ông đã phải chịu ơn.

Verdi

F. Chopin

Có một điều kỳ diệu là F. Chopin, nhà soạn nhạc Ba Lan sinh năm 1810 dù không sáng tác opera, nhưng ông đã bị tác động sâu sắc bởi những tác phẩm bel canto, nhất là các tác phẩm của Bellini. Những giai điệu của Chopin, như chủ đề phần mở đầu cho piano độc tấu trong bản concerto piano số 1, sáng tác năm 1830, hát lên với nỗi sầu muộn đầy tao nhã của giai điệu bel canto.

Theo quan niệm của nhiều người, Wagner là người chống lại nghệ thuật bel canto nhưng trên thực tế, lại là một người say mê bel canto, đặc biệt là opera bel canto của Bellini. Trong sáng tác của Wagner cũng thể hiện sự ảnh hưởng rõ rệt bởi những yếu tố cơ bản của opera belcantonhưng bản thân ông lại không muốn thừa nhận. Sáng tác đầu của Wagner, đặc biệt là “Das Liebesverbot”, là những aria với những giai điệu đẹp và phần nhạc đệm hài hoà. Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Wagner luôn khiêu khích tất cả các nhà soạn nhạc khác và không bỏ qua trường hợp bel canto để bộc lộ quan điểm nghệ thuật của mình, đã mô tả nghệ thuật bel canto như một khúc trữ tình bị ám ảnh bởi nghệ thuật hát đầy hoa mỹ. Ông đã từng yêu cầu các trường dạy hát của Đức phải truyền thụ được sự ngân vang mạnh mẽ và xúc cảm lớn lao vào nghệ thuật hát của ca sỹ. Tất nhiên, Wagner đòi hỏi những nghệ sỹ trình diễn tác phẩm của mình phải có đủ nội lực của giọng hát và sự dẻo dai về thể lực nhưng ngay cả trong trong bộ “Ring” của Wagner, nữ thần chiến tranh Brunhilde, con gái thần Wotan (một vai soprano kịch tính rất nặng) trong tiếng hô xung trận ở aria nổi tiếng “Hojotojo!”, đã có một đoạn láy (trill) dài (kỹ thuật chỉ phổ biến trong nghệ thuật bel canto truyền thống).

The Beatles

Trong âm nhạc hiện đại, cũng có một vài ví dụ tương đương về nghệ thuật bel canto như bài “Yesterday” của Beatlesvới giai điệu đầy ám ảnh và khó nắm bắt. Nhưng so sánh chỉ để tạo mối liên hệ cho dễ hiểu bởi không có thứ nghệ thuật hát nào có thể thay thế được bel canto. Và ngày nay, những vở opera bel canto vẫn là những kịch mục điển hình của hầu hết các nhà hát lớn trên thế giới và không ít các giọng ca trẻ đang tạo dựng sự nghiệp và chinh phục khán giả bằng những vai diễn từ opera bel canto.

Nguồn:Tia sáng
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người lắng âm vọng nhân sinh

    01/04/2014Trân KhanhTận hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật, Trịnh Công Sơn và các ca khúc của ông đã tạo nên một bộ phận giá trị, không thể tách rời trong dòng chảy ca khúc trữ tình Việt Nam thế kỷ XX...
  • Nhạc hàn lâm Việt đang đứng ở đâu

    02/10/2009Nhạc hàn lâm đứng ở đâu trong đời sống văn hóa của người Việt? Công chúng thực sự quay lưng hay những người làm nghề đang ngày càng khô cạn hết nhiệt huyết? Ngay ở TPHCM, trung tâm kinh tế- văn hóa lớn của cả nước, mà những người đau đáu với nhạc giao hưởng vẫn đang ngày ngày phải đối mặt với chuyện cơm áo gạo tiền. Làm sao để người Việt quen với những thanh âm trầm bổng của nhạc giao hưởng, để những nghệ sĩ tìm được đất diễn?
  • Đôi điều lạm bàn về âm nhạc

    24/07/2009Tương Lai"Khi thiếu một môi trường xã hội tôn trọng tự do của con người, thì cá tính của người nghệ sĩ làm sao có thể phát huy để làm nên những tác phẩm độc đáo?"
  • Lắng nghe huyền thoại âm nhạc - vua nhạc pop Michael Jackson

    28/06/2009Trái tim một nhạc sĩ tạo ra nhịp đập cho cả thập kỷ đã ngừng đập. Nhưng chúng ta không thể quên được người vũ công độc đáo với bước chân mê hoặc, không thể quên một nam ca sĩ phá vỡ mọi ranh giới về phong cách. Michael Jackson mãi mãi là ngôi sao, nghệ sĩ nhạc pop hàng đầu thế giới.
  • Hai chuyện cổ điển

    26/05/2009Vũ ThủyJoshua Bell hay Julian Lloyd Webber, trình diễn ở L’Efant Plaza hay nhà hát lớn, thì chẳng ai có quyền nghi ngờ tài năng của họ, cũng như ý nghĩa của thứ âm nhạc họ đem đến. Chỉ có điều, mỗi dòng nhạc có một đối tượng âm nhạc riêng. Cũng như, trong cùng nhà hát ấy, tôi đã thấy rất nhiều gương mặt tràn ngập xúc động, khi tiếng nhạc từ chiếc cello 300 năm tuổi cất lên.
  • Trường ca của Trịnh Công Sơn: Dã Tràng Xe Cát

    04/04/2009Minh BùiRất nhiều người biết và thuộc các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng có lẽ ít người biết anh đã viết trường ca "Dã tràng ca". Anh Trịnh Xuân Tịnh nói: "Anh tôi đã viết trường ca này lúc ngoài hai mươi tuổi, bản chính hiện đang được gia đình lưu giữ"...
  • Tìm định nghĩa nghệ thuật cộng đồng

    30/03/2009Lê Bá ThanhỞ Việt Nam, khái niệm “nghệ thuật cộng đồng” bắt đầu xuất hiện mạnh mẽ với các dự án gắn liền với cộng đồng của các họa sĩ. Tuy nhiên, những người tham gia vào nó vẫn còn lúng túng khi định nghĩa về nghệ thuật cộng đồng.
  • Với piano tôi hoàn toàn là chính mình

    27/02/2007Nguyễn Thị Minh Châu thực hiệnTôi vẫn bướng bỉnh như xưa và chắc sẽ không bao giờ thay đổi một điều: không gì đánh đổi được tự do cá nhân. Với tôi chẳng gì bằng được làm theo ý mình, sống theo cách của mình, ai nói gì cũng kệ! Tôi bây giờ đằm tính hơn, nhìn đời điềm tĩnh hơn, biết giữ cân bằng giữa cảm tính và lý tính. Đấy là nét thay đổi không chỉ trong đời thường mà cả trong cách chơi đàn...
  • “Chat với Mozart” có gì mà ầm ĩ ?

    03/02/2007Nguyễn Quang LongNhững đĩa kiểu như "Chat với Mozart" không phải là nhu cầu thưởng thức của giới âm nhạc chuyên sâu mảng giao hưởng thính phòng, bởi vậy sự việc diễn ra đã lâu nhưng chẳng mấy người trong giới quan tâm, nay thì khác, dư luận lại bắt đầu ồn lên...
  • Nhạc để nghe hay để xem?

    28/12/2005Nguyễn Đình SanViệc lăng xê và tôn vinh quá đáng một số chương trình âm nhạc giải trí cùng một vài tác giả chuyên sáng tác loại bài hát để xem đã khiến người ta ngộ nhận rằng âm nhạc hiện nay phải như thế, và người ta sáng tác nó mới là tài năng...
  • Queen - ban nhạc rock opera lừng danh của mọi thời đại

    10/10/2005Champions League - giải đấu của các nhà vô địch đã khởi tranh.Các tín đồ của quả bóng tròn lại có dịp trắng đêm theo dõi những trận đấu kịch tính , và chắc ko ai còn xa lạ gì với giai điệu Classic hào hùng trong bài hát chính thức của giải đấu danh giá này. Nhưng ít ai biết rằng đó chính là bài "We are Champions" của Queen đã được phối khí lại theo phong cách opera, đó cũng là một trong những ca khúc bất hủ của Queen. ChúngTa.com xin được đăng tải những bài viết giới thiệu về ban nhạc huyền thoại này (từ RFC - Rock Fan Club) để giúp bạn tìm hiểu thêm về một huyền thoại trong thế giới nhạc rock.
  • Trong mỗi con người có một Mozart

    10/02/2003Phạm Minh“Phan Dũng là chủ của một doanh nghiệp mà sản phẩm rất đặc biệt: hao tốn ít nguyên liệu, không hề gây ô nhiễm, sản phẩm xuất khẩu lại đạt giá trị cao”. Chắc hẳn với lời giới thiệu này nhiều người sẽ ngạc nhiên khi tận mắt thấy cơ ngơi của anh: vẻn vẹn hai căn phòng nhỏ ẩn mãi trên lầu 3, khu B của Trường đại học khoa học tự nhiên thành phố HCM.
  • xem toàn bộ