Nghệ thuật – tiếng nói của lịch sử con người (*)
Khi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình.
Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
Điều ấy cho ta thấy rằng bất cứ một thời đại nào, một nền văn minh vật chất nào cũng cần biểu thị sự có mặt của mình trên hành tinh bằng nghệ thuật, trong đó có hội họa.
Vì vậy tranh là tiếng nói của thời đại, là tư duy của con người, là thước đo trí tuệ của một dân tộc và cũng là biểu hiện nền văn minh của loài người qua lịch trình tiến hoá và phát triển, kinh tế, khoa học, văn hoá - nghệ thuật.
Nghệ thuật là một đề tài mà nhân loại đã đề cập đến từ mấy nghìn năm và cho đến nay nó vẫn còn đề cập và ngày mai sẽ và còn tiếp nối.
Mối quan hệ của các dân tộc, các cộng đồng, các quốc gia, các lục địa sẽ trở thành khô cứng nếu không lấy nghệ thuật làm một chất dinh dưỡng, một lời trao đổi chào mời, một đầu mối của hai hoặc nhiều giọng.
Đa số các tôn giáo nếu không có nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, thi ca thì chất thánh thiện sẽ không có cơ sở để phát huy tính toàn năng của thần linh đến với con người.
Các quốc gia và những nến văn minh đã chìm sâu trong dĩ vãng nếu không có nghệ thuật và hội hoạ của các nền văn minh ấy lưu giữ lại thì làm sao con người của thời nay có thế biết được sự tráng lệ nguy nga và đời sống của những thời đại đã vĩnh viễn đi vào lịch sử. Phải chăng nó đã phần nào nhờ vào hội họa và nghệ thuật mà tồn tại?
Ngay cả thiên nhiên, mây, ánh sáng, bão táp, sương chiều, hoàng hôn, biển cả… nếu không có hội họa thì lấy gì để truyền cảm ngôn ngữ ấy của thiên nhiên với con người?
Lời nói của thánh kinh có toàn năng đến mấy cũng không mấy tác dụng đối với con chiên so với nội dung của một bức tranh do hình ảnh và màu sắc diễn đạt ý Chúa có khả năng đi sâu vào tâm khảm con người hơn.
Nào đã biết Đức Mẹ là ai? Nhưng khi nghe bài “Dâng chào đức Mẹ” (Ave Maria), người nghe cảm thấy dịu hiền, khoan dung nhân từ cao cả của mẹ hiện lên trong nét nhạc của Schubert hoặc Gounod.
Nghệ thuật luôn luôn có một quan hệ siêu hình nối liền với vũ trụ với con người, sự cảm thụ với trí tưởng tượng, siêu thực với thực tế, sự sáng tạo bằng vật thể lồng giữa cái vô hình và siêu hình.
Hội hoạ cũng như mọi cuộc hành trình của nhân loại, kẻ đi trước sự nghiệp còn dang dở thì lớp người kế sau đã khăn gói lên đường. Hội họa nói riêng và nghệ thuật nói chung không bao giờ có người về đến đích vì nghệ thuật không bao giờ có đích, nhân loại vẫn không ngừng phát triển nên bao giờ đích cũng ở phía trước.
Một tư tưởng gia Ai Cập Ptathotep đã nói cách đây hơn hai nghìn năm: nghệ thuật không có biên giới, và không có nghệ sĩ nào chiếm được đích cao của nghệ thuật.
Vì những lẽ trên, lúc người khách xem một tác phẩm hội họa, thì rõ ràng đôi mắt và sự cảm thụ, trí óc và trái tim của người xem vừa mang tính thời đại, vừa chịu tính cá biệt sáng tạo của người nghệ sĩ.
Tuy nhiên người họa sĩ không phải vì độc lập về tính cá nhân mà tác phẩm khước từ tính thời đại, nghĩa là tính hiện thực xã hội.
Chính thời đại đã truyền hơi thở cho nghệ thuật như Michel Angelo đã tạo đức Chúa trời chỉ tay truyền sức sống cho con người.
Tính đa dạng trong nghệ thuật chính là do tính đa dạng của con người. người sáng tạo cũng như người lĩnh hội, người trình diễn cũng như người thụ hưởng, và chính sự chuyến động cửa xã hội loài người là cái tác nhân chính của mọi sự biến động trong nghệ thuật trong hội họa; nghĩa là tính biến động đồng thể của thời đại.
Mọi thế chế chính trị đều phải kinh qua những khủng hoảng do sự thay đổi phương hướng sản xuất, đưa đến thay đổi cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống con người, nên nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng cũng lâm vào những khủng hoảng bế tắc trong sáng tác, trong tác phẩm, có nghĩa là bế tắc khủng hoảng về tư tưởng. Trong thế kỷ XX, thế giới trải qua hai cuộc chiến tranh đẫm máu, và do đó nghệ thuật của nhân loại trên hành tinh cũng lâm vào những bế tắc lớn. Các trường phái, các nhóm phải được thành lập, bấp bênh nhất thời, nhưng ít ra cũng là một cách biếu thị sự không hợp lý và bế tắc của các chế độ áp bức, thuộc địa.
Từ cuối thế kỷ XIX bước sang thế kỷ XX cho đến 1984, hội họa đã có trên một trăm trường phái. Họ đã tìm đủ mọi đường hướng đế đi tới, đế tồn tại, tưởng rằng có thể khai thông cho một hướng hội họa tạo hình mới. Nhưng nghệ thuật không phải tự nó đặt mình ra ngoài cuộc sống, và bản thân nó không thế thoát khỏi sự bế tắc lúc cuộc sống xã hội đương thời đang đi vào nhưng bế tắc mới.
Có những trường phái chỉ tồn tại không quá một năm, có những trường phái ra đời cùng một lúc lại chống đối lẫn nhau, cũng có những trường phái đi lại con đường cũ mà chỉ đổi lại tên. Có những trường phái rập theo máy móc, cơ giới, lại cũng có những trường phái quay về vốn cổ. Có những nhóm trẻ ở Paris hướng đến những nền hội họa hiện thực xã hội thì ở ngay nước Nga lại có những trường phái phủ nhận cái thực tại đế đi vào địa hạt siêu hình.
Chúng ta theo dõi sự biến chuyển ấy không phải mong tìm ở đó một chân lý hòng giải thoát tâm linh mình, mà chính là đang chứng kiến sự trăn trở của nhân loại vì cái lẽ sống của nó trong hiện tại và đồng thời theo dõi bước thăng trầm của các đố thị tư duy của con người trong sinh thái tư tưởng của nó qua hội hoạ.
Người nghệ sĩ ở châu Âu phải hướng về các lục địa khác để tìm cái mới. Gauguin đã nói: “Chúng ta hãy tìm nguồn sữa nuôi sống chúng ta trong nền nghệ thuật nguyên thuỷ”. (Vous trouverez toujours le lait nourricier dans les arts primitifs).
Do đó các họa sĩ đầu bảng các môn phái mới như Derain, Matisse, Braque, Picasso, Vlaminck đều đổ xô về sưu tầm nghiên cứu mặt nạ da đen châu Phi và châu Đại Dương.
Châu Âu say sưa tìm lối thoát trong việc sao chép nhưng tranh Nhật, các tranh khắc gỗ Nga (Larionov, Goncharova, Malévich), những con rối chỉ Java, nghiên cứu các kính cổ vùng Baviere, kể cả các tranh thiếu nhi cũng được Kandinsky, Mace và Klee sao chép và nghiên cứu.
Như vậy xu hướng tìm ra cái mới lại bắt đầu đi tìm từ cái cổ.
Năm 1907 Apollinaire có viết: tất cả các di sản nghệ thuật còn lưu lại, từ nghệ thuật thuần giáo, Ai Cập, tính thanh tao tinh tế, mẫu mực của nghệ thuật Hy Lạp, nghệ thuật gọi tình của Khmer. Những di sản văn hoá Pérou đến những tượng châu Phi da đen đã tự đặt cho nó một tỷ lệ riêng biệt (tỷ lệ do sự cảm hứng siêu hình đã đưa người nghệ sĩ da đen đến những cảm xúc thần mặc), giúp họ phát huy tính độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật.
Apollinaire lại viết: những luồng nghệ thuật viễn xứ ấy không bao giờ rơi vào các mục tầm thường của chủ nghĩa tự nhiên. Nghệ thuật ấy diễn tả sắc thái nhân vật không đưa vào những cái thực mắt thường trông thấy.
Bức tranh không phải là bản sao chép nguyên hình của vật thể bên ngoài, bức tranh mang tính tư tưởng ý (ideogramme) như một chữ Trung Hoa đọc lên hiểu là người, là ngựa mà hoàn toàn không phải tượng hình con người và con ngựa.
Như thế là nền nghệ thuật kia hoàn toàn mang tính ký hiệu (signe) chuyển đạt đến người xem một ý mệnh (message) đế họ đọc được, lĩnh hội được, thấu đạt bằng tính siêu linh của nó và người xem, khán giả phải tự nâng mình lên ngang tầm với nghệ sĩ sáng tạo đế đạt được trình độ hiểu biết, hội nhập được với trình độ của tác phẩm. Cũng do vậy, sự yêu và hiểu một tác phẩm hội họa không phải vì riêng tác phẩm ấy đạt đến cái đỉnh chuẩn của cái đẹp (điều mà chưa sách vở kinh điển, hàn lâm nào định nghĩa được) mà chính là vì người xem đã gặp cái gì tiềm ẩn trong tâm hơn mình được thế hiện trong tác phẩm của nghệ sĩ, có nghĩa là quần chúng và nghệ sĩ đã cùng nhau tao ngộ qua tác phẩm.
Như vậy, người quyết định cho sinh mệnh của một tác phẩm nghệ thuật chính là người xem. Người nghệ sĩ thai nghén và sinh ra nó, nhưng người xem lại chính là người nuôi dưỡng tác phẩm.
Mấy triệu năm lấp trong các hang, mấy nghìn năm chôn vùi trong các ngôi mộ, lẫn vào với rừng nguyên sinh, nghệ thuật lúc được khai quật ra vẫn được mọi người chiêm ngưỡng, yêu mến mặc dù tính thời đại hoàn toàn khác nhau, nhưng tính nghệ thuật vẫn chỉ là một.
Nghệ thuật có tính dân tộc, nhưng không mang tính dân tộc hẹp hòi trong nhận thức: người Ấn Độ yêu nghệ thuật Hy Lạp. Nghệ thuật Hy Lạp hội nhập với Ấn Độ đế trở thành nghệ thuật Ấn Hồi, nghệ thuật La Mã chép theo Athène, nghệ thuật Constantinople ảnh hưởng đến La Mã, nghệ thuật châu Phi ảnh hưởng đến Picasso, tranh Nhật được Matisse học tập, điêu khắc châu Âu có thời nhìn về các tượng của đảo Pâques thuộc châu Đại Dương, nghệ thuật Ấn Độ hoà vào nghệ thuật Hồi để thành nghệ thuật Ấn-Hồi. Người Kim xâm chiếm Trung Hoa nhưng văn hoá Trung Hoa lại đóng dấu Hán vào các công trình nghệ thuật triều đại Nguyên Mông…
Nghệ thuật tồn tại, trưởng thành là vì cuộc sống của quần chúng. Ý thức hệ của xã hội đã thay đổi hướng đi và quyết định đường lối của nghệ thuật. Các tác phẩm đến nay còn tồn tại là vì nó đã được bắt rễ vào quần chúng.
Quần chúng, người xem là cái kho lưu trữ, cái bảo tàng sõng lớn nhất mà nghệ thuật phải quy thuận sự chọn lọc hoặc loại bỏ do nó. Theo tôi không nên thuyết phục giải thích giá trị một bức tranh cho người xem nên bức tranh và người xem không cùng gặp nhau ở một tâm điểm.
Người ta có quyền thích hay không thích, yêu hay không yêu một bức tranh và nghệ sĩ cũng không nên tự thấy mình cao hơn quần chúng khi quần chúng chưa hoặc không hiểu, yêu hoặc không yêu tác phẩm của mình. Nghệ thuật là món ăn tinh thần mà không một ai có thể cưỡng chế, buộc phải thích hay không thích, yêu hay không yêu.
Vậy quần chúng của ngày mai sẽ là ai? và sẽ như thế nào? Ta chỉ có thể biết chắc chắn một điều rằng khái niệm của con người về cái đẹp sẽ luôn luôn thay đổi theo sự biến động của xã hội loài người.
Lúc bấy giờ hội họa cũng như nghệ thuật nói chung sẽ thay đổi theo ý thức mới của quần chúng đương đại.
Nhưng dù có trải qua nhiều bể dâu, gian truân, nghiêng ngả, nghệ thuật vẫn chỉ có một trọng tài: đó là quần chúng, - người cầm chiếc la bàn để hướng nghệ thuật đi đến nơi về đến chốn an toàn giữa những cơn bão táp của thời đại.
Người xem tranh như xem một mặt của ống kính vạn hoa chứa đựng muôn hình muôn màu muôn thể, dừng lại ở đâu cũng tạm được và đi mãi đến bao giờ cũng không cho là đủ.
Đừng giải thích nội dung tranh cho người xem đế người xem như đọc thơ, nghĩa của chữ có hạn mà ý thơ là vô cùng, đó là một ý kính trọng người xem tranh vậy.
(*)Đây là bài tựa cho sách “Hội họa thế giới" do Nguyễn Hoàng Điệp tổ chức những dự án làm cuốn sách này đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005