Vinashin là vấn đề thế kỷ

Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Invest Consult
01:50 CH @ Thứ Năm - 23 Tháng Mười Hai, 2010
Hai vấn đề nhân dân cả nước đang rất quan tâm và cũng vừa được phản ánh nóng bỏng ở Quốc hội là Vinashin và Bauxite Tây Nguyên, với tư cách là một nhà kinh tế, ông Nguyễn Trần Bạt đã có những nhận xét đáng quan tâm xung quanh vụ đổ vỡ Vinashin.

Vinashin là loại dự án, không chỉ liên quan đến kinh tế, mà là loại vấn đề liên quan một cách toàn diện đến tương lai cấu trúc sống của xã hội chúng ta,vì thế xã hội quan tâm một cách rất riết ráo đối với chuyện này. Vinashin cũng là một vấn đề chiến lược. Bởi vì nó là kết quả của một quá trình thí nghiệm mô hình tập đoàn kinh tế. Cương lĩnh của chúng ta nói đến tập đoàn kinh tế, khu vực kinh tế Nhà nước như là một lực lượng chủ đạo. Điều này đang gây ra các tranh luận khá rộng rãi trong xã hội, làm cho vấn đề các tập đoàn kinh tế trở thành một vấn đề nóng bỏng. Cho nên, vấn đề Vinashin, ngoài ý nghĩa về sự thua thiệt về mặt tiền bạc thuần tuý, nó còn có một ý nghĩa rất quan trọng, đó là vai trò của khu vực kinh tế nhà nước đối với toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam. Đấy là vấn đề rất lớn, mà nói cho cùng là vấn đề thế kỷ. Bởi vì nói đến thời kỳ quá độ tiến lên CNXH mà người Trung Quốc nói rằng phải mất hàng trăm năm nữa thì đấy tức là những vấn đề thế kỷ.

Vinashin là một vấn đề thế kỷ, do đó cần phải có một thái độ thế kỷ đối với vấn đề này. Nhưng thái độ đối với vấn đề này phải rất thực tế.

Trước hết, chúng ta tìm ra các khuyết tật của quá trình hình thành dự án này và chúng ta phải có tiếng nói với Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc quan niệm cho đúng thực trạng tâm lý xã hội đối với sự xuất hiện các vấn đề. Vấn đề Vinashin các đại biểu Quốc hội thường chỉ mới nhìn những khía cạnh thất thoát tài chính, còn các ý kiến về cấu trúc các tập đoàn, cấu trúc về phương diện quản lý các tập đoàn, cấu trúc của các vấn đề quản trị tài sản quốc gia mà các tập đoàn nắm giữ chưa được làm rõ trong quá trình thảo luận.



Mỗi một lực lượng xã hội khi tham gia vào quá trình tranh luận phải có một thái độ khiêm tốn vừa phải và tôn trọng lẫn nhau. Và người bắt đầu phải là Chính phủ vì Chính phủ có quyền lực, Chính phủ có địa vị cao hơn trong đời sống xã hội. Ví dụ, tôi hơi chạnh lòng khi nghe được tuyên bố của Chính phủ rằng tháng 11 này chúng ta có một Vinashin mới. Chúng ta đã từng có một Vinashin với tất cả các khuyết tật của nó và khuyết tật của thể chế quản lý nó, các khuyết tật của kinh nghiệm quản lý nó… nhiều khuyết tật hùn vào mới sinh ra hậu quả như vậy. Chúng ta chưa lý giải được sự thất bại của nó mà chúng ta lại muốn có ngay một cái mới. Câu hỏi có thể đặt ra là “đến bao giờ chúng ta lại phải bàn về Vinashin mới giống như chúng ta đang bàn về Vinashin cũ?” Có lẽ Chính phủ nên thận trọng hơn khi đưa ra các thông báo như thế.

Chính phủ của chúng ta từng khá thận trọng về chuyện này. Nhiệm kỳ trước Chính phủ mới chỉ giới thiệu khái niệm tập đoàn. Chính phủ mới dọ dẫm thí điểm hai tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) và Than khoáng sản. Mặc dù có không ít vấn đề nhưng VNPT khá thành công, đưa được vào Việt Nam một ngành công nghiệp hiện đại. Kinh doanh viễn thông bây giờ trở thành một hoạt động kinh doanh rất có lời và ổn định, trong đó chống được thế độc quyền bằng sự xuất hiện của các công ty viễn thông khác nằm ở các địa phương khác nhau như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn này tương đối yên ổn và các công ty bưu chính viễn thông trở thành một tập đoàn có không khí cạnh tranh và nó phá vỡ thế độc quyền. Phải nói rằng xét về mặt thị trường thì bưu chính viễn thông là thị trường tương đối lành mạnh trong tất cả các thị trường chúng ta có ở Việt Nam.

Việc thể nghiệm tập đoàn ở giai đoạn gần đây có lẽ hơi vội vàng.Có lẽ Chính phủ chưa quan niệm rằng xây dựng một tập đoàn chính là xây dựng một thị trường kinh doanh mà tập đoàn đó đảm nhiệm. Trong quá trình nghiêm cứu lịch sử hình thành khái niệm này tôi đa phát hiện ra điều đó. Chúng ta gọi nó là tập đoàn nhưng chúng ta chưa xây dựng được qui chế cho nó thì đó là một khuyết tật, nhưng đấy cũng chưa phải là khuyết tật chính. Cái khuyết tật chính là ở chỗ chúng ta chưa xây dựng nổi thị trường cho nó. Song song với việc hình thành một tập đoàn như một quả đấm thì chúng ta cần phải xây dựng một thị trường có sức cạnh tranh một cách bình đẳng để nó hạn chế sự cực đoan của một tập đoàn. Bản chất của việc xây dựng tập đoàn là xây dựng thị trường. Mà xây dựng thị trường là xây dựng cả thị trường ổn định và thị trường phát triển. Không có thị trường ổn định là phiêu lưu, còn không có thị trường phát triển là không có triển vọng.

Chúng ta còn có một cái sai thứ ba, đó là chúng ta không quan niệm được quy mô thí nghiệm. Bây giờ để tìm ra những thị trường khác nhau để tiếp tục thành lập những tập đoàn là không còn nữa, hay nói cách khách là tất cả những lĩnh vực kinh tế, những thị trường kinh tế, thị trường ngành có thể lập tập đoàn thì chúng ta lập hết rồi. Tức là sau khi kết luận về thí điểm thì chúng ta không có cái gì để làm thêm, bởi chúng ta thí điểm hết các vùng, các ngành kinh tế mà chúng ta có.

Còn vấn đề thứ tư nữa quan trọng hơn trong việc nghiên cứu Vinashin chính là chúng ta bỏ rơi thị trường nội địa. Chúng ta có một ngành công nghiệp đánh cá và chế biến hải sản với một số lượng xuất khẩu chiếm không biết bao nhiêu % của GDP. Nhưng phần lớn các tàu đánh cá của chúng ta không có năng lực để đánh bắt cá xa bờ, không có năng lực tự vệ trước thiên tai và không có sức đề kháng đối với sự mất an ninh phi truyền thống ở ngoài biển , thậm chí chúng ta không giải quyết nổi cả vùng săn bắt của nền công nghiệp đánh bắt và chế biến hải sản. Hay nói cách khác, chúng ta bỏ quên thị trường rất truyền thống. Đáng ra, việc đầu tiên mà Vinashin phải làm là đóng tàu, không phải những con tàu vài chục tấn, mà là tàu đánh cá để phát triển ngành công nghiệp đánh bắt và chế biến hải sản mà thiên hạ đã đi rất xa rồi. Chúng ta biết rằng có những con tàu mà chi phí để làm ra nó không lớn lắm, nhưng mỗi năm nó làm ra hàng triệu đô la, ví dụ như các tàu đánh bắt cua ở biển bắc, tàu đánh bắt cá ngừ…

Tóm lại, đóng tàu mà không nhìn ngó thị trường nội địa để vực dậy các khu vực kinh tế khác có thể liên đới là một sau lầm về mặt chiến lược. Chúng ta mua những con tàu, con phà để làm sướng mắt, sướng chỗ nằm của một số người, đó là cách nhìn hoàn toàn phi nhân dân trong một chính sách vĩ mô. Tiếng kêu cứu, tiếng khóc về bão tố, về mất an toàn, mất an ninh phi truyền thống của ngư dân diễn ra liên tục trong hàng chục năm nay. Vậy tại sao Vinashin không coi đấy là thị trường để cung cấp dịch vụ đóng những con tàu có khả năng đề kháng cả với cướp biển? Trong báo cáo của Vinashin không hề có bất kỳ sự nghiên cứu nào để phục vụ các ngành công nghiệp trong nước cả, mà chỉ có những ảo tưởng về chuyện đóng những con tàu viễn dương.

Nhân chuyện Vinashin, tôi đề nghị báo chí phải nhìn nhận lại, đừng truy đuổi những trách nhiệm chính trị quá lớn mà hãy truy đuổi những khuyết tật chính trị, khuyết tật quản trị để từ đó cung cấp cho Đảng, cho Quốc hội và Chính phủ những gợi ý xây dựng để phát triển.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khi chính phủ “đi buôn”

    27/08/2019TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB ĐứcTừ khi nước ta chuyển qua mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, mọi doanh nghiệp phải thực hiện chức năng kinh doanh đích thực, do quy luật kinh tế thị trường đòi hỏi, nghĩa là vì mục đích lợi nhuận; nghiệp vụ kinh doanh mua và bán được trả lại đúng nghĩa đi buôn của nó, với tiêu thức lưạ chọn, mua sao cho thật rẻ, bán sao cho thật đắt. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở ta phải tuân theo định hướng XHCN, cơ bản vẫn được điều hành theo mô hình kinh tế quản lý tập trung trước đây, nên như Vinashin mua và bán vẫn phải xin quyết định của chính phủ...
  • Đôi điều quanh chuyện phá sản và tái cơ cấu Vinashin

    14/10/2011Lê Văn TứVấn đề quy trách nhiệm liên quan đến vụ tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) phá sản lại làm nóng các buổi thảo luận về kinh tế - xã hội tại kỳ họp Quốc hội lần này. Đến bây giờ mới có người gọi sự kiện này là phá sản, mặc dù đã ngầm hiểu như thế. Tuy nhiên chữ “phá sản” dường như vẫn chưa được hiểu thống nhất. Nhiều người vẫn ngại nói Vinashin phá sản...
  • Từ sai lầm chữ nghĩa dẫn đến sai lầm thực hiện

    25/11/2010Nguyễn Ngọc BíchTrước sự đổ vỡ của Vinashin, nhiều biện pháp cứu chữa đã được thực hiện; nhiều ý kiến đã được các bậc thức giả đề nghị. Vâng, Vinashin cần phải được phục hồi và phải được điều khiển đúng cách như ở các nước khác người ta làm với một tổ chức như thế. Trong số những ý kiến trên, có ý kiến cho rằng đáng lẽ Vinashin đã phải được quản trị theo các nguyên tắc căn bản của "quản trị công ty" (corporate governance). Ở đây, tôi xin góp ý về biện pháp này.
  • Vinashin phá sản hay không phá sản?

    04/11/2010Lê Kiên ghiĐó là câu hỏi mà bản thân TS Nguyễn Đức Kiên - phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, ủy viên Ủy ban Kinh tế - đã trả lời khác nhau trước báo chí và trước Quốc hội. Tuổi Trẻ cùng một số báo khác trở lại câu chuyện này với ông Kiên bên lề kỳ họp ngày 3-11.
  • Vinashin nợ ai, ai nợ?

    03/11/2010... tài sản trên sổ sách hiện nay của Vinashin 103.774 tỉ. Như vậy tiền vay này nó đang nằm trong các tài sản, các dự án, cũng có thể có dự án thì hiệu quả và có dự án chưa hiệu quả. Phát biểu của ông bộ trưởng Vũ Văn Ninh chứa hàm lượng thông tin rất thấp, do đó chưa trấn an được ai...
  • Bauxite và Vinashin

    30/10/2010Nguyễn Vạn PhúGiữa hai dự án bauxite ở Tây Nguyên và Vinashin có điểm gì chung?
  • Việc nước: từ bôxit tới Vinashin

    25/10/2010Tân DânThật mới mẻ với truyền thống sinh hoạt chính trị dựa trên sự nhất trí, bản kiến nghị dừng triển khai dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên của nhiều nhân sĩ trong nước không những đã không bị ngăn chặn mà còn được người đại diện Chính phủ tuyên bố “còn có ý kiến thì còn tiếp tục nghe”...
  • Độc đoán, chuyên quyền làm đắm con tàu lớn (...)

    22/10/2010Chí TùngCon tàu lớn (...) quyết định làm theo ý mình**) là một việc cố ý làm trái với chỉ đạo của Chính phủ...
  • Nỗi lo trả nợ

    20/10/2010Tư GiangTrong các báo cáo thẩm tra hàng năm, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội luôn đề nghị Chính phủ “báo cáo chi tiết về tình hình vay nợ và trả nợ”. Những con số được công bố gần đây bởi ủy ban này cho thấy số nợ phải trả hàng năm là rất cao, tới 70.250 tỉ đồng (3,7 tỉ đô la) năm 2010, 58.800 tỉ đồng (3 tỉ đô la) năm 2009, và 51.200 tỉ đồng (2,6 tỉ đô la) năm 2008...
  • 60 triệu đô la và tháng 12

    12/10/2010Hải LýTrong suốt tháng 8 và 9-2010 Crédit Suisse Singapore, công ty đứng ra thu xếp cho tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin vay 600 triệu đô la Mỹ với lãi suất Libor cộng 1,5%/năm vào năm 2007, đã liên tục gửi thư cho Vinashin yêu cầu giải thích, cung cấp, hoặc làm rõ thông tin về tình hình kinh doanh cũng như tái cơ cấu và khả năng trả nợ của tập đoàn...
  • Tái cơ cấu Vinashin theo hướng nào?

    24/09/2010Lê Văn TứĐến nay, kế hoạch tái cơ cấu tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vẫn chưa được công bố, ngoài một vài thông tin lẻ tẻ cho thấy việc tái cơ cấu đã khởi động. Vì thế lòng dân không yên, bởi mọi tổn thất mà Vinashin đã gây ra, sớm hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp, cũng sẽ do người dân chịu...
  • Vinashin và lỗ hổng tài chính

    16/09/2010Anh VũSau khi Tập đoàn Vinashin không còn khả năng trả nợ, người ta mới giật mình, đặt câu hỏi: ai đã quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn vốn của Vinashin? Nếu quản lý, giám sát tốt, chắc chắn sẽ không dẫn tới tình trạng như hiện nay...
  • Để không còn một Vinashin

    04/09/2010Nguyễn Ngọc BíchVượt qua những sự xúc động khác nhau đối với Vinashin, tôi xin giải thích tình trạng của nó theo quan điểm quản trị kinh doanh hay quản trị xí nghiệp (business management) để hy vọng trong tương lai sẽ không còn một vụ như thế...
  • Quản trị quốc gia nhìn từ điều hành của Vinashin

    26/08/2010Phùng Hoàng CơChúng ta hình dung năng lực quản trị và điều hành của các lãnh đạo Vinashin hiện nay như là khả năng bình thường của bé trai 10 tuổi ăn được 02 bát cơm nhưng được bố mẹ giao ăn 04 bát cơm. Đứa trẻ sẽ phản ứng điều gì?
  • Đóng tàu để làm gì?

    24/08/2010Đỗ Thái BìnhKhi bàn về sự cần thiết phải có biện pháp cứu Vinashin người ta thường nói chung chung tới chiều dài 3200 km đường biển, coi như có biển dài, nhất định phải có công nghiệp đóng tàu. Điều đó không sai, nhưng đâu phải cứ có biển dài là phải đóng tàu xuất khẩu, phải trở thành cường quốc hàng đầu về công nghiệp đóng tàu của thế giới...
  • Thuyền Rùa và thuyền Cổ lâu

    17/08/2010Đỗ Thái BìnhĐọc cuốn tự truyện kể lại đời mình của ông chủ tập đoàn Hyundai, có lẽ ai cũng phải xúc động trước ý chí, quyết tâm dời non lấp biển của Chung –Ju-Yung. Sau những thành công trong xây dựng, chàng thợ hồ học vấn tiểu học ở tuổi năm 55 nhảy sang lĩnh vực đóng tàu. Cần có số vốn 80 triệu đô la để dựng nhà máy, Chung đã sang London, cố thuyết phục Ngân hàng Barclays. Bằng cấp anh đâu? Quá trình kinh nghiệm đóng tàu của anh đâu?
  • xem toàn bộ