Quản trị quốc gia nhìn từ điều hành của Vinashin

Chuyên gia tư vấn quản trị
04:13 CH @ Thứ Năm - 26 Tháng Tám, 2010
Chúng ta hình dung năng lực quản trị và điều hành của các lãnh đạo Vinashin hiện nay như là khả năng bình thường của bé trai 10 tuổi ăn được 02 bát cơm nhưng được bố mẹ giao ăn 04 bát cơm. Đứa trẻ sẽ phản ứng điều gì?

Những sự kiện gần đây trong việc triển khai các dự án của tập đoàn Vinashin như đóng tàu vận tải dầu, dự án đóng mới kho nổi chứa xuất dầu FSO-5 cho Petrovietnam, nợ đọng thuế, nợ phí lưu kho... cho chúng ta một cái nhìn thực nghiệm những gì đã, đang và sẽ diễn ra về năng lực quản trị và điều hành trong các tập đoàn nhà nước hiện nay; là hồi chuông cảnh báo cần phải có một cơ chế mạnh giám sát hoạt động điều hành, cũng như công khai định kỳ hàng về năm tài chính và định hướng kinh doanh.

"Đã đến lúc Chủ tịch, TGĐ trong các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước phải đưa ra cách thức và lí do thuyết phục trước khi ngồi vào vị trí ghế nóng này tại Tập đoàn".


Việt Nam- quốc gia biển và làm giàu từ kinh tế biển là chủ trương có tầm nhìn thế kỷ đưa Việt Nam giàu mạnh trong thế kỷ 21 của Đảng và Nhà nước. Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu là bước đi nối dài trong chiến lược ấy, thể hiện tầm nhìn của Chính phủ trong việc điều hành với ưu tiên mọi nguồn lực cho phát triển ngành công nghiêp này bằng các hỗ trợ về cơ chế, mặt bằng đất đai nhanh và đảm bảo uy tín quốc gia bằng khoản vay tín dụng quốc tế 750 triệu USD cho Vinashin.

Tập đoàn Vinashin được thành lập trên cơ sở của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Việc thành lập thành Tập đoàn và hỗ trợ mọi nguồn lực quốc gia thể hiện quyết tâm của chính phủ biến Vinashin thành một Tập đoàn có khả năng cạnh tranh quốc tế. Việc thay đổi mang tính chiến lược này đòi hỏi những người quản trị và điều hành tại tập đoàn phải là những Chủ tịch, Tổng giám đốc có kinh nghiệm và năng lực quản trị điều hành trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Nhưng thực tiễn tại Vinashin không có một thay đổi nào ở tầng lớp lãnh đạo cấp cao so với trước đây chỉ đóng tàu vận tải sông, ven biển và phục vụ cho nhu cầu vận tải trong nội địa.

Khi thay đổi chiến lược kinh doanh thì đồng nghĩa với triển khai chiến lược về cơ cấu sản phẩm mới, thay đổi chính sách quản trị công ty gắn liền với nâng cao năng lực lãnh đạo và tổ chức sản xuất sao cho thực hiện hợp lý hóa các nguồn lực của doanh nghiệp hiệu quả.

Nhìn vào cơ cấu danh mục sản phẩm và việc tổ chức sản xuất và quản trị điều hành của Vinashin ít thấy sự thay đổi so với trước đây khi chưa là Tập đoàn (tham khảo www.vinashin.com.vn ) tức là các công ty trực thuộc tập đoàn này sản xuất các sản phẩm đóng tàu giống nhau... cho thấy một sự lãng phí ghê gớm các nguồn lực do bị phân tán các nguồn lực trong việc đầu tư trang thiết bị, nguồn lực tài chính và con người trong việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ.

Một nguyên tắc mang tính khoa học trong quản trị các tập đoàn là phải tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho mỗi công ty trong Tập đoàn Vinashin phải tham gia vào một hay một số công đoạn trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ mà Tập đoàn này cung cấp cho khách hàng; hoặc mỗi công ty trong Tập đoàn phải sản xuất ra một loại sản phẩm trong một phân khúc nào đó trong thị trường quốc tế nhằm tăng tính chuyên nghiệp trong các công đoạn sản xuất và cũng sử dụng hiệu quả các thiết bị máy móc thiết bị cũng như tránh được việc đầu tư thiết bị dàn trải và trùng lặp giữa các công ty con trong Tập đoàn.

Hình dung năng lực quản trị và điều hành của các lãnh đạo Vinashin hiện nay như là khả năng bình thường của bé trai 10 tuổi ăn được 02 bát cơm nhưng được bố mẹ giao ăn 04 bát cơm. Đứa trẻ sẽ phản ứng điều gì? Nếu đứa trẻ (các nhà quản trị) thông minh, trung thực sẽ từ chối không ăn thêm và nói rằng cần có thời gian để luyện tập cho cơ thể cường tráng hơn mới đủ khả năng; Hoặc đưa trẻ tham lam cố gắng ăn hết thì sẽ có thể xảy ra: một là đứa trẻ ăn xong tức bụng quá không hoạt động được phải nằm thở, hai là đứa trẻ này phải đưa đi bệnh viện đưa vào khoa cấp cứu ngay; hoặc đứa trẻ lừa dối cha mẹ là vãi cơm cho gà ăn hộ; hoặc đổ bỏ đi.

Câu chuyện khả năng ăn cơm của đưa trẻ là minh chứng rõ ràng nhất cho trường hợp của Vinashin là Chính phủ giao cho một khoản tiền lớn 750 triệu USD, những lãnh đạo nơi đây đã không biết phải làm gì với số tiền lớn như trên để phát triển năng lực cốt lõi của ngành công nghiệp đóng tầu cho đúng với vị thế, tiềm năng và kỳ vọng của Nhà nước bằng việc đầu tư tràn lan sang các lĩnh vực khác như đầu tư sân golf, khách sạn, cổ phiếu Bảo Việt năm 2007 là 1.467 tỷ đồng (hơn 90 triệu USD), mua tàu du lịch năm 2007 với giá 60 triệu euro (khoảng 1.300 tỉ đồng thời điểm đó)...

Nếu hạch toán thì việc lỗ trong đầu tư của Vinashin trong thương vụ Bảo Việt khoảng hơn 700 tỷ (thời điểm chuyển giao cho SCIC ngày 7 tháng 7 năm 2009, Tàu Hoa Sen thì đắp ụ, trong khi Hải quân Việt Nam rất cần những khoản tiền đó để hiện đại hóa quân đội nhằm đối phó với những đe dọa trên Biển Đông thì kinh phí lại hạn hẹp hoặc số tiền đó sẽ làm được nhiều việc lớn giúp bà con ngư dân ra biển là 2 bằng cớ trong rất nhiều các hoạt động vãi cơm cho gà, hoặc đổ đi của Tập đoàn này.

Ông Lê Lộc - Tổng giám đốc đầu tư Vinashin trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ làm nhiều người lo ngại bởi ông ấy nói là tin tưởng trả nợ được nhưng ông không chỉ cho người dân Việt Nam những lí do mà ông tin Vinashin sẽ trả nợ được... Và cách trả lời điển hình này sẽ tiếp tục diễn ra nếu Chính phủ không can thiệp mạnh vào hoạt động quản trị yếu kém đang diễn ra tại các tập đoàn và tổng công ty nhà nước.

Đã đến lúc Chủ tịch, Tổng giám đốc trong các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước phải đưa ra cách thức và lí do thuyết phục trước cơ quan chức năng, các cơ quan giám sát nhà nước mà họ đưa công ty đến thành công như: chiến lược công ty, cơ cấu phát triển sản phẩm mới, chiến lược marketing, thương hiệu, quản trị cắt giảm chi phí .vv.. trước khi ngồi vào vị trí ghế nóng này tại Tập đoàn. Nếu không, mọi lỗ lực của nhà nước giành cho họ quá nhiều tiền thuế của dân, các nguồn lực tài nguyên là một sự mạo hiểm rất lớn khi mà những lãnh đạo này không đưa ra được những luận cứ vững chắc mang lại sự thịnh vượng cho công ty khi mà nơi đây cơ chế giám sát quản trị điều hành vẫn còn là một khoảng trống.

Nội dung liên quan

  • 45 năm Singapore và ông Lý Quang Diệu

    10/08/2015Danh ĐứcNgày 9-8-2010, người dân đảo quốc sư tử sẽ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập đất nước, gắn liền với tên tuổi nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu. “Con tàu” Singapore trong tay thuyền trưởng họ Lý đã vượt sóng đại dương như thế nào suốt 45 năm qua?
  • Đóng tàu để làm gì?

    24/08/2010Đỗ Thái BìnhKhi bàn về sự cần thiết phải có biện pháp cứu Vinashin người ta thường nói chung chung tới chiều dài 3200 km đường biển, coi như có biển dài, nhất định phải có công nghiệp đóng tàu. Điều đó không sai, nhưng đâu phải cứ có biển dài là phải đóng tàu xuất khẩu, phải trở thành cường quốc hàng đầu về công nghiệp đóng tàu của thế giới...
  • Thuyền Rùa và thuyền Cổ lâu

    17/08/2010Đỗ Thái BìnhĐọc cuốn tự truyện kể lại đời mình của ông chủ tập đoàn Hyundai, có lẽ ai cũng phải xúc động trước ý chí, quyết tâm dời non lấp biển của Chung –Ju-Yung. Sau những thành công trong xây dựng, chàng thợ hồ học vấn tiểu học ở tuổi năm 55 nhảy sang lĩnh vực đóng tàu. Cần có số vốn 80 triệu đô la để dựng nhà máy, Chung đã sang London, cố thuyết phục Ngân hàng Barclays. Bằng cấp anh đâu? Quá trình kinh nghiệm đóng tàu của anh đâu?
  • Sẽ là nguy cơ nếu quyền lực không được kiểm soát

    11/08/2010Nghĩa Nhân - Thu NguyệtMột trong những mục tiêu căn bản của lập pháp là kiểm soát quyền lực nhà nước, mở đường cho nhân dân thành lực lượng kiểm soát quyền lực nhà nước. Chống tham nhũng cũng vậy. Chống tham nhũng mà lại bằng chính cơ cấu nhà nước thì hiệu quả sẽ không triệt để...
  • Nợ...

    06/08/2010Trí QuânCon tàu khổng lồ Vinashin của "nền đóng tàu đứng thứ 5 trên thế giới" mất lái, hải trình đứt gãy, nửa chìm nửa nổi. Thuyền trưởng bị bắt, để lại phía sau trôi nổi những phận người...
  • Sửa chữa những khuyết tật qua chuyện Vinashin

    01/08/2010Khánh Linh - Việt LamPhải thấy rằng câu chuyện Vinashin là do sơ xuất của cả hệ thống chính trị. Bởi vậy, để sửa chữa những khuyết tật của mô hình tập đoàn thời gian qua thì cả hệ thống phải thống nhất ý chí và hành động – Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, TGĐ Invest Consult nhận định...
  • Nói gì về Vinashin lúc này?

    24/07/2010Đỗ Thái BìnhTrước tình hình Vinashin hiện nay, các nhà quản lý đất nước cần có những quyết định dứt khoát: đóng cửa các cơ sở, dự án chỉ cốt chơi trội; tập trung mọi nguồn lực cho các cơ sở, dự án gắn liền với yêu cầu vận tải, đánh bắt, bảo vệ chủ quyền trên biển; cố cứu giữ các thành quả công nghệ vừa thu lượm được dù với giá rất đắt do đầu tư dàn trải, thiếu bài bản, đặc biệt là các lớp kỹ sư và công nhân vừa được chạm tay tới nhiều công nghệ mới; duy trì và phát huy các thiết bị công nghệ mới rất đắt tiền, kể cả cần bố trí, phân phối lại, bổ sung cho phù hợp.
  • Tái cơ cấu... tư duy

    11/07/2010Lâm Chí Công“Nợ nần của Vinashin” - gõ cụm từ này vào công cụ tìm kiếm Google lúc 10 giờ ngày 6.7, chỉ trong 0,19 giây đã cho 47.000 kết quả, trong đó liền sau danh xưng lừng lẫy, hoành tráng Vinashin là “nợ nần chồng chất”, “thua lỗ nặng”, “tái cơ cấu và những ẩn số”...
  • Vinashin, kết quả thí điểm

    06/07/2010Sáu NghệDư luận đang đặc biệt quan tâm đến Tập đoàn Vinashin không chỉ vì kết quả kinh doanh. Nhớ lại, ngày 15-5-2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 103/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin, trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Trong năm 2006 còn ra đời nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước khác...
  • Vấn đề Vinashin – nhìn từ nhiều phía

    06/07/2010PGS TS Vũ Trọng KhảiCác tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, theo quy định của Chính phủ, đột nhiên phải thu gom hàng chục, thậm chí hàng trăm doanh nghiệp con. Các doanh nghiệp này từ trước đến giờ “không quen biết” gì nhau, nằm ở rải rác khắp nơi, nay cùng “chui” vào một “rọ quản lý” của tập đoàn...
  • xem toàn bộ