Việc nước: từ bôxit tới Vinashin
Thảm hoạ bùn đỏ ở Hungary làm sống dậy mối lo về môi trường, về an ninh, về hiệu quả kinh tế của dự án triển khai ở vùng đất chiến lược và nhạy cảm này. Trước đó, công luận đã từng lên tiếng phản đối dự án, bộ máy lãnh đạo quốc gia từ đó đã phải điều chỉnh quyết sách theo hướng thận trọng hơn. Lần này, ngay cả mức độ triển khai thận trọng ấy cũng được yêu cầu dừng lại. Một chủ trương đã được “quyết” có thể lại phải thay đổi vì sự tham gia phản biện tích cực của nhiều công dân tiêu biểu, tâm huyết. Không gian tham gia việc nước từ sự kiện này dường như vượt khỏi khuôn khổ thông thường bởi chính sự tiếp nhận bằng thái độ lắng nghe, đối thoại của những người điều hành quốc gia. Phản biện xã hội, như thời gian qua, đã đĩnh đạc bước qua cửa chính trường, tham gia tích cực vào đời sống chính trị đất nước.
Trong một đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, các tác giả, do PGS.TS Tô Huy Rứa, uỷ viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng chủ trì, sau khi khảo sát mô hình hệ thống chính trị của một số nước trên thế giới đã đề xuất nhiều khuyến nghị, trong đó, “Thứ nhất là: cần thiết phải thiết lập đồng bộ ba yếu tố kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xã hội công dân ở nước ta” Xã hội công dân, như nhóm tác giả phân tích: “là môi trường thực hiện dân chủ, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia vào đời sống xã hội và củng cố bảo vệ lợi ích cộng đồng. Xã hội công dân được hình thành và phát triển còn hỗ trợ, phối hợp với nhà nước thực hiện những chức năng xã hội mà nhà nước không làm được hoặc thực hiện không có hiệu quả. Mặt khác, nó lại phản biện, giám sát nhà nước, hạn chế sự lạm quyền, chuyên quyền của nhà nước”.
Thảm hoạ bùn đỏ ở Hungary làm sống dậy mối lo về môi trường, về an ninh, về hiệu quả kinh tế của dự án triển khai ở Tây Nguyên, vùng đất chiến lược
và nhạy cảm này. Ảnh: Reuters
và nhạy cảm này. Ảnh: Reuters
Có thể từ sự tiếp nhận của lãnh đạo đối với hoạt động phản biện, nhất là của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, như liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật trong thực hiện dự án khai thác bôxít Tây Nguyên, xã hội công dân đang được hình thành và cần được hoàn thiện về phương thức trong điều kiện Đảng lãnh đạo toàn diện.
Cũng như vậy, việc nước trong mối quan tâm của nhân dân, đã thổi nóng nghị trường bằng câu hỏi quyết liệt, làm sao mà cả hệ thống kiểm soát đầy quyền lực đã không thể phát huy hiệu quả trước sự che lấp của những người điều hành tập đoàn Vinashin, khiến cho gánh nặng nợ nần của tập đoàn này lên đến cả trăm ngàn tỉ?
Người dân không bằng lòng với kết luận thông thường “cơ chế quản lý còn nhiều bất cập”.
Thì rõ ràng, đã có quá nhiều bất cập được phát hiện: tính pháp lý của chủ trương thí điểm tập đoàn chưa cao, như đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch phân tích, các tập đoàn ra đời “trăm hoa đua nở” trong khi lỗ hổng về mối quan hệ giữa chủ sở hữu (là toàn dân, Quốc hội, Chính phủ) với người đại diện vốn nhà nước ở doanh nghiệp chưa được xử lý. Thậm chí bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc còn nêu lại một phát hiện từ năm 2008, rằng lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không được giám sát trong khi “mở” cho “họ” thì lại “vô cùng”.
“Vốn nhà nước được giao cho các doanh nghiệp mà không có sự giám sát chặt chẽ từ người đại diện cao nhất của ông chủ toàn dân là Quốc hội theo ước tính không dưới 30 tỉ đôla”. đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch
Trách nhiệm của Quốc hội cũng được đề cập trong phát hiện này, như đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch nêu: “Nhiều lần tôi đã đề nghị Quốc hội sớm ban hành một đạo luật về kinh doanh vốn nhà nước”. Ông cũng nêu trong một toạ đàm ở Sài Gòn Tiếp Thị bằng tính toán của ông, vốn nhà nước được giao cho các doanh nghiệp mà không có sự giám sát chặt chẽ từ người đại diện cao nhất của ông chủ toàn dân là Quốc hội theo ước tính của ông không dưới 30 tỉ đôla (vốn ở các doanh nghiệp nhà nước chưa tính các tài sản đất đai…)
Nhưng cơ chế cũng không thể bất cập mãi trong mơ hồ, khi mà rõ ràng, đã có hàng chục lần kiểm tra, thanh tra Vinashin, thậm chí có trường hợp chính Thủ tướng cũng có ý kiến về cách thức đầu tư cụ thể của tập đoàn này mà có vẻ lãnh đạo tập đoàn “không nghe” “không chấp hành” rồi “báo cáo không trung thực”.
Nhìn vào gốc của vấn đề, như đại biểu Trần Du Lịch phân tích, để xảy ra tình trạng như vậy là do thiếu sự công khai, minh bạch.
Công khai, minh bạch là một tiền đề để tăng cường sự giám sát xã hội, cũng là công cụ kiểm soát quyền lực, nhất là phòng tránh khả năng những người có quyền sử dụng quyền lực để mưu lợi cho mình, tước đoạt quyền lực thực sự của nhân dân.
Công khai minh bạch trong đề nghị của ông Lịch, xuất phát từ thực tiễn: “Tôi thấy vấn đề gì báo cáo trước Quốc hội và toàn dân tham gia giám sát đều rất hiệu quả. Nếu chúng ta làm được điều này, thì không thể có chuyện báo cáo láo, giấu giếm được”.
Mà công khai, minh bạch như ông Lịch đòi hỏi với những trường hợp như Vinashin, cũng đơn giản, các doanh nghiệp nhà nước bị bắt buộc như các công ty đại chúng phải công khai báo cáo tài chính với cổ đông.
Việc nước, từ bôxít tới Vinashin, nếu có sự tham gia rộng rãi của nhân dân, bằng phản biện xã hội, bằng giám sát thường xuyên, chỉ có thể là chuyện ích nước lợi nhà. Những trải nghiệm thực tế đó trong đời sống chính trị đất nước là một căn cứ để đổi mới, một lần nữa được đón nhận như sự nghiệp cách mạng của toàn dân. Một không khí mới mẻ như vậy có vẻ đang được nhiều tầng lớp nhân dân chờ đợi. Một sự chờ đợi, khao khát giống như đã từng xảy ra trước thềm Đại hội VI lịch sử, đại hội của Đổi mới.
Tranh luận xã hội về bôxít tại Việt Nam
(Sài Gòn tiếp thị)
Sự kiện bùn đỏ gây thảm hoạ tại Hungary, khiến cho dư luận lại sôi nổi về hai dự án khai thác bôxit tại Tây Nguyên.
Nhiều nhân sĩ trí thức trong nước, đại biểu Quốc hội kiến nghị ngừng ngay các dự án này. Nhiều nhân vật nổi tiếng tham gia ký tên vào bản kiến nghị: nguyên phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình, giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Hoàng Tụy, nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường, thiếu tướng Lê Văn Cương, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư – giải thưởng Fields Ngô Bảo Châu và nhiều nhân vật khác. Nội dung mà các nhân sĩ trí thức nêu ra là đề nghị ngừng việc xây dựng nhà máy chế biến alumin ở Tân Rai, Lâm Đồng để nghiên cứu tiếp cách xử lý.
Bên cạnh đó, trong thư còn có kiến nghị dừng dự án đang đàm phán với đối tác nước ngoài về nhà máy Nhân Cơ ở Dăk Nông và đình chỉ việc triển khai toàn bộ dự án hiện thời liên quan đến khai thác bôxit ở Tây Nguyên. Những người cùng ký tên vào lá thư này còn đề nghị lập nhóm nghiên cứu độc lập để tiến hành nghiên cứu lại toàn bộ vấn đề bôxít Tây Nguyên. “Kết quả nghiên cứu cần được trình bày trước Quốc hội, đồng thời đem ra trưng cầu ý kiến nhân dân cả nước để đưa ra quyết định”.
Trong những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các đại biểu Quốc hội cũng như các quan chức có trách nhiệm cũng bày tỏ chính kiến nên dừng hay tiếp tục các dự án. Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng phát biểu: “Chính phủ đang lắng nghe kiến nghị dừng dự án bôxit”.
Một cuộc tranh luận xã hội ráo riết nhưng cũng đầy trách nhiệm đang diễn ra, Sài Gòn Tiếp Thị tiếp tục theo dõi, tường thuật.
Thảm họa bùn đỏ tại Hungary: Nhà nước phải gánh phần trách nhiệm thảm họa bùn đỏ
(Trần Lê, Sài Gòn tiếp thị)
Hai tuần sau khi thảm họa bùn đỏ tại Hungary xảy ra, những cuộc tranh luận dai dẳng giữa chính quyền, doanh nghiệp và các nạn nhân của “sự cố” này cho thấy, vấn đề bùn đỏ không đơn thuần dừng lại ở hiểm họa môi trường mà nó gây ra.
Trong khi Hungary ít nhiều đã bình ổn được tình hình, cách xử lý thảm họa của nước này được Liên hiệp Châu Âu đánh giá là “xuất sắc”, thì một vấn đề bao trùm vẫn chưa có lời giải đáp: trách nhiệm thuộc về ai?
Tại doanh nghiệp!
Đó là quan điểm của chính phủ Hungary ngay từ khi vụ tràn bùn xảy ra. Thủ tướng Orbán Viktor khẳng định thảm họa xảy ra là do sự bê trễ của con người, hiểu theo nghĩa Tập đoàn Nhôm Hungary (MAL Zrt.), chủ sở hữu nhà máy chế biến alumin ở thành phố Ajka phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự cố xảy ra.Cái nhìn đó của thủ tướng Hungary đã được sự chia sẻ và lặp lại thường xuyên của nhiều quan chức chính phủ khác.
Nhà cửa của người dân phủ đầy bùn đỏ sau khi một hồ chứa bùn đỏ ở Hungary bị vỡ làm tràn ra gần 1 triệu m3 bùn độc hại hồi đầu tháng 10.2010. Ảnh: Reuters
Đương nhiên, trong tình trạng khẩn cấp, thái độ đó của chính quyền đã nhận được sự ủng hộ của một bộ phận lớn trong công luận Hungary. Đó cũng là lý do khiến một dự luật đã được Chính phủ đề xuất và Quốc hội thông qua trong thời gian ngắn kỷ lục với đại đa số phiếu thuận, cho phép quốc hữu hóa MAL Zrt. và đặt sự quản lý của nhà nước lên doanh nghiệp này, vỏn vẹn một tuần sau khi sự cố phát sinh.
Tuy nhiên, bình luận về việc chính quyền Hungary tìm cách trút hết tội lỗi về phía doanh nghiệp, báo giới nước này nhắc lại một cách châm biếm tuyên bố của Thủ tướng Orbán Viktor, theo đó, nhà máy sản xuất alumin - nơi vụ tràn bùn xảy ra - khó có thể được tái hoạt động một cách nhanh chóng. Thế nhưng, vài ba ngày sau đó, khi MAL Zrt. vừa rơi vào tay Nhà nước, lập tức những lo ngại của chính quyền đã tan biến!
MAL Zrt.: hoàn toàn tuân thủ các quy định?
Từ khi vụ tràn bùn xảy ra tới nay, MAL Zrt. không thay đổi quan điểm cho rằng họ phải trách nhiệm về sự cố này. Lập luận của Tập đoàn Nhôm Hungary khá đơn giản: họ đã tuân thủ ngặt nghèo tất cả các quy định về kỹ thuật và thủ tục sản xuất theo đúng luật định: trong 10 năm qua, họ đã bỏ ra hơn 30 tỉ Ft để bảo dưỡng và “nâng cấp” các bể chứa.
Ban lãnh đạo MAL Zrt. cũng khẳng định: các cơ quan chức năng thường xuyên tới kiểm tra hệ bể chứa bùn đỏ của MAL Zrt., lần gần nhất là hai tuần trước khi thảm họa xảy ra, và chưa bao giờ họ tìm thấy bất cứ một sai sót kỹ thuật nào. Trước sau như một, MAL Zrt. vẫn cho rằng thảm họa xảy ra là do nhiều yếu tố thiên nhiên trớ trêu, không thể tính trước được.
Thế nhưng, nếu MAL Zrt. không phải chịu (hoàn toàn) trách nhiệm về thảm họa sinh thái này, thì trách nhiệm liên đới phải thuộc về ai?
Nhà nước - bên lãnh trách nhiệm tối thượng
Đó là quan điểm của các nghị sĩ Nghị viện Châu Âu khi vấn đề bùn đỏ được đưa vào chương trình nghị sự của EU đầu tuần qua. Đa số các ý kiến được đưa ra cho thấy, châu Âu cho rằng chính quyền Hungary đã lơ là các nguyên tắc chủ đạo về bảo vệ môi trường do EU đề xuất.
Không chỉ vậy, trong quá trình thảo luận, nhiều nghị sĩ người Hungary của Nghị viện châu Âu cũng nêu góc nhìn phê phán chính quyền nước mình. Kinh tế gia, cựu Bộ trưởng Tài chính Bokros Lajos, khi cho rằng chính quyền các cấp ở Hungary chưa được chuẩn bị đầy đủ để phòng ngừa thảm họa, còn chỉ trích chính phủ định tạm giam lãnh đạo MAL Zrt. trước khi xem xét nguyên nhân thảm họa. Theo ông, truyền thông Hungary cũng có lỗi khi “toa rập” chính quyền, chỉ tập trung đả phá doanh nghiệp mà không “săm soi” các cơ quan chức năng có nhiệm vụ kiểm tra MAL Zrt.
Đại diện bộ Môi trường cũng thừa nhận rằng, các thủ tục cấp phép và kiểm tra hoạt động của những cơ sở công nghiệp tại Hungary đã “lộ rõ rất nhiều bất cập”.
Cụ thể, trong trường hợp MAL Zrt., cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường chỉ có thẩm quyền xem xét và kiểm tra công nghệ, còn trạng thái thực tế của các bể chứa thì do chính doanh nghiệp tự quản lý. Tương tự, chính quyền địa phương có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng các cơ sở công nghiệp, nhưng lại không thể tiến hành kiểm tra.
Tình trạng “cha chung không ai khóc” ấy dẫn đến hậu quả khi thảm họa xảy ra, các bên đá trái bóng trách nhiệm cho nhau, rốt cục chỉ người dân phải chịu trận!
Thoát khỏi sự tính toán hơn thiệt thiển cận Mặc dù câu hỏi về trách nhiệm có lẽ còn lâu mới được làm sáng tỏ, nhưngtrong thảo luận về sự cố bùn đỏ tại Nghị viện Châu Âu, một dân biểungười Hungary, ông Kovács Béla có đưa ra một kết luận dễ được chấpnhận: rằng tai nạn xảy ra là bởi lòng tham vô đáy của nhũng kẻ muốnkiếm lợi nhuận. Nói đến yếu tố lợi nhuận, đa phần công luận hướng về phía doanh nghiệp,phía có xu hướng bỏ qua và nhắm mắt trước những cảnh báo môi trường,chỉ tập trung làm sao có doanh thu tối đa. Tuy nhiên, trong trường hợpMAL Zrt., một tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hungary, chiếm 12% thịphần sản xuất alumin tại Châu Âu, nơi tạo dựng công ăn việc làm chonhiều ngàn nhân công và đem lại khoản thuế không nhỏ cho đất nước, thìviệc chính quyền các cấp có những dễ dãi và làm ngơ với họ trong nhữngtiêu chí kỹ thuật và bảo vệ môi sinh là điều rất có thể. Xét về toàn cục, trong những thảm họa môi trường như sự cố tràn bùn tạiHungary vừa qua, trách nhiệm tối thượng phải chăng vẫn thuộc về chínhquyền, đòi hỏi nhà nước phải có mối quan tâm và tầm nhìn sáng suốt, dàihạn trong vấn đề môi trường, thoát khỏi sự tính toán hơn thiệt thiểncận về kinh tế. |
Nguồn:Sài Gòn tiếp thị
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá