Nỗi lo trả nợ
Chỉ tính riêng trong năm nay, số nợ phải trả đã lên rất cao nếu đặt cạnh số thu ngân sách dự kiến là 456.400 tỉ đồng (hơn một phần sáu thu ngân sách dùng để trả nợ). Tuy nhiên, tỷ lệ trả nợ trong nước và ngoài nước của những con số này chưa bao giờ được chi tiết hóa bởi các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
Việc trả nợ và nghĩa vụ trả nợ không xuất hiện một dòng nào trong báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội 2006-2010 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố gần đây như thực tế đòi hỏi. Tuy nhiên, trong một tài liệu khác công bố nhân dịp Chính phủ đối thoại với các nhà tài trợ (CG meeting) cuối năm ngoái, chính bộ này thừa nhận mức thâm hụt ngân sách sẽ tăng lên 10% GDP nếu tính cả những khoản chi ngoài ngân sách.
Đây là một tỷ lệ quá cao, dẫn đến rủi ro lớn về khả năng trả nợ. Thâm hụt ngân sách được bù đắp bởi các khoản vay trong và ngoài nước chủ yếu dưới hình thức phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, bộ này thừa nhận: “Hiện nay vẫn chưa rõ nguồn kinh phí để chi trả khi các trái phiếu đến hạn thanh toán là gì”.
Việc trả nợ có vẻ được minh bạch chút ít khi bàn về tương lai. Trong bản dự thảo phát triển năm năm tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến Chính phủ sẽ trả nợ nước ngoài khoảng 6-6,6 tỉ đô la trong giai đoạn này. Như vậy, kế hoạch trả nợ trong nước là vẫn còn trống. Bộ này cho biết thêm, dư nợ nước ngoài dự kiến tăng từ 31 tỉ đô la năm 2010 lên 57 tỉ đô la năm 2015.
Nhiều người sẽ hoa mắt khi nhìn vào những con số tỉ đô la này. Tất nhiên là chúng rất rối rắm như chính cách thống kê nợ công cũng như cơ chế quản lý nợ công hiện nay. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi nợ chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm với các khoản vay của doanh nghiệp nhà nước, còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư lo đi vay ODA. Sự thiếu kết hợp của những cơ quan này dẫn đến hệ quả là con số nợ công được công bố mỗi lúc mỗi khác.
Con số đó ngày càng phình to lên đến 52,6% GDP trong năm nay, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mà chính các cơ quan đó luôn khẳng định là “vẫn ở ngưỡng an toàn”.
Trong một động thái mới, các ủy ban Quốc hội gần đây nới lỏng ngưỡng vay nợ chính phủ lên 60% GDP từ mức 50% GDP trước đây. Tuy nhiên, như Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển giải thích, cứ đà này con số nợ đến hết năm 2011 sẽ đạt 60% GDP, chứ không phải là câu chuyện trong dài hạn. Ông nói: “Tôi sợ còn tăng nhanh nữa”.
Thật khó mà vẽ lên được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về câu chuyện nợ và trả nợ trong bối cảnh bất cân xứng thông tin. Nhưng, bài báo này cũng như nhiều bài báo khác hy vọng góp thêm tiếng nói để vấn đề này được quan tâm hơn, khi mà Việt Nam vẫn cứ vay nợ để phát triển.
Đến hết năm 2010, dư nợ Chính phủ tương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,7% GDP, nằm trong giới hạn an toàn. (Báo cáo mới nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XII ) |
Nguồn:Thời báo kinh tế Sài Gòn
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá