Bauxite và Vinashin

07:35 SA @ Thứ Bảy - 30 Tháng Mười, 2010
Giữa hai dự án bauxite ở Tây Nguyên và Vinashin có điểm gì chung?

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta thử xem thông lệ quốc tế (và phần nào cũng đã được thể hiện trong dự thảo Luật Khoáng sản sửa đổi của Việt Nam) thường ứng xử như thế nào với nguồn khoáng sản của đất nước. Giả sử phát hiện ở một vùng đất có trữ lượng bauxite dồi dào, Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu thăm dò, việc thăm dò có thể gắn với quyền lợi khai thác sau này. Sau khi thăm dò, biết trữ lượng xong, Nhà nước sẽ cân nhắc coi có nên cho khai thác không với những yếu tố đặt lên bàn cân như môi trường, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội... Nếu quyết định khai thác, Nhà nước cũng sẽ tổ chức đấu thầu với đề bài là những yếu tố này, trong đó có thể bù đắp hiệu quả tài chính thấp bằng ưu đãi thuế nếu muốn phát triển vùng đất đó hay ấn định phần nộp cho Nhà nước cao nếu việc khai thác dễ dàng. Doanh nghiệp nào thỏa mãn tốt nhất những yêu cầu đặt ra sẽ trúng thầu và được quyền khai thác. Lúc đó, các cơ quan của Nhà nước sẽ đóng vai trò giám sát xem doanh nghiệp có tuân thủ cam kết, như cơ quan môi trường phải theo dõi chặt việc tuân thủ bảo vệ môi trường, ngăn ngừa thảm họa.

Việt Nam lại làm khác và yếu tố tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là một doanh nghiệp nhà nước, lại là một tập đoàn kinh tế, đóng vai trò rất lớn trong chuyện làm khác này. Trong quyết định mới nhất chuyển TKV thành công ty TNHH một thành viên, Thủ tướng Chính phủ (và các bộ theo ủy quyền của Chính phủ) thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn này hay nói cách khác Thủ tướng Chính phủ là “ông chủ” trực tiếp của TKV và các bộ trưởng là “ông chủ” trong một số trường hợp. Trong một cơ chế như vậy, lúc kinh doanh, gặp trục trặc gì TKV sẽ được làm việc trực tiếp với Thủ tướng, liệu các bộ có còn đóng được vai trò cơ quan quản lý nhà nước một cách bình thường không? Các bộ khi đóng vai ông chủ có còn khách quan với doanh nghiệp “của mình” không? Vì thế không lạ gì khi ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, lại đi khẳng định giùm chủ đầu tư hồ chứa bùn đỏ ở các dự án khai thác bauxite là bảo đảm an toàn.

Trường hợp Vinashin cũng vậy nhưng tình hình còn phức tạp hơn với hàng trăm công ty con, công ty cháu của Vinashin. Cứ tạm thời cho rằng đây là hai trong số 12 tập đoàn kinh tế của Nhà nước, được hưởng đặc quyền này, nhưng thế thì ứng xử ra sao với các công ty con, công ty cháu của họ? Công ty mẹ Vinashin đẻ ra tổng cộng 435 công ty con và công ty hạch toán phụ thuộc, 30 công ty liên kết và liên doanh. Chính vì cơ chế chủ sở hữu nhập nhằng giữa vai trò nhà quản lý hành chính và người đại diện vốn nhà nước nên các công ty này có vay mượn lung tung, có xin đất làm dự án trên giấy thì các bộ, các địa phương cũng e dè không dám làm gì, không dám lên tiếng phản đối. Thậm chí các công ty kiểu này còn tận dụng vị thế đặc quyền trong nhiều thương vụ để cuối cùng toàn bộ tập đoàn Vinashin gánh một khoản nợ khổng lồ như chúng ta đã biết. Chính Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cũng thừa nhận trên báo Tiền Phong: “Chúng tôi chỉ được góp ý”. Trong bối cảnh như thế, Vinashin không báo cáo gian dối mới là chuyện lạ.

Nhiều người đã lên tiếng về nguy cơ tàn phá môi trường của các dự án bauxite ở Tây Nguyên. Cũng có nhiều người khác phân tích rạch ròi về tính kém hiệu quả kinh tế của chúng. Nhưng bài học quản lý Vinashin đang nóng hổi, nên áp dụng những điều có thể rút ra vào các dự án bauxite. Có lẽ thoạt tiên việc xây dựng ngành đóng tàu Việt Nam cũng là nhiệm vụ được Chính phủ giao cho Vinashin như hiện đang giao cho TKV khai thác tài nguyên bauxite. Việc bảo lãnh cho Vinashin vay vốn quốc tế cũng nhằm tạo sức mạnh tài chính cho Vinashin để nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ như hiện nay đang rót vốn cho TKV, nơi này cũng đang chuẩn bị phát hành trái phiếu quốc tế như Vinashin. Cách đây mấy năm, TBKTSG cũng đã đăng tải ý kiến của các chuyên gia phân tích lợi hại của việc phát triển ngành đóng tàu trong bối cảnh lúc đó. Những cảnh báo đưa ra vào thời điểm đó chỉ nhấn mạnh thiệt hơn mà chưa tính đến yếu tố cố ý làm sai của Vinashin.

Ngày nay chúng ta đang bàn về những điểm bất cập của các dự án bauxite (và chúng cũng đã đủ để ngưng các dự án này đến một thời điểm khác trong tương lai) nhưng liệu với cơ chế chủ sở hữu như trên, làm sao chúng ta có thể tin vào sự khách quan của Thứ trưởng Bộ Công Thương khi ông đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV? Sự thiếu vắng giám sát đang là bài học của Vinashin, vậy nó có là bài học cho các dự án bauxite khi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem như đứng chung với TKV để đưa ra những lý lẽ “trên lý thuyết” để ủng hộ dự án? Rồi đây TKV có chạy thẳng lên Thủ tướng hay lên bộ, bỏ qua các quy định quản lý mà luật pháp phân công cho địa phương, chẳng hạn? Và nếu thảm họa môi trường xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Nếu giả sử quản lý kém để gây ra thua lỗ, ắt TKV vẫn sẽ yên tâm vì biện bạch là đang thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao.

Nhìn rộng ra, đã đến lúc phải xem lại cơ chế chủ sở hữu các tập đoàn kinh tế để làm sao phân định rạch ròi chuyện quản lý nhà nước và chuyện kinh doanh, cho dù là kinh doanh theo định hướng chiến lược của Nhà nước. Nếu không rồi đây chúng ta sẽ còn phải than như đang than: không có một đầu mối nào chịu trách nhiệm cả. Và Thủ tướng sẽ còn phải giải quyết núi công việc do các tập đoàn đưa lên - một chuyện thực tế đã cho thấy là không khả thi và đã không diễn ra.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vẫn theo kiểu của nền kinh tế quản lý tập trung

    28/10/2010TS. Nguyễn Sỹ Phương, CHLB ĐứcNếu coi thực tiễn là thước đo của chân lý, thì vụ Vinashin chính là một căn cứ không thể bác bỏ, để không chỉ đoạn tuyệt với vai trò chủ đạo, chi phối của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bằng ý chí quyền lực nhà nước, mà quan trọng hơn, trả nó về đúng chức năng kinh doanh độc lập của nó...
  • “Bom bùn đỏ treo cao”

    27/10/2010Thanh ThảoVụ Vinashin còn chưa được làm sáng rõ cho ra ngô ra khoai, thì việc Tập đoàn Than - khoáng sản VN (TKV) triển khai dự án khai thác bauxite ở Nhân Cơ và Tân Rai đang thực sự gây bức xúc trong dư luận nhân dân cả nước về rất nhiều mặt...

  • Việc nước: từ bôxit tới Vinashin

    25/10/2010Tân DânThật mới mẻ với truyền thống sinh hoạt chính trị dựa trên sự nhất trí, bản kiến nghị dừng triển khai dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên của nhiều nhân sĩ trong nước không những đã không bị ngăn chặn mà còn được người đại diện Chính phủ tuyên bố “còn có ý kiến thì còn tiếp tục nghe”...
  • Độc đoán, chuyên quyền làm đắm con tàu lớn (...)

    22/10/2010Chí TùngCon tàu lớn (...) quyết định làm theo ý mình**) là một việc cố ý làm trái với chỉ đạo của Chính phủ...
  • Tái cơ cấu Vinashin theo hướng nào?

    24/09/2010Lê Văn TứĐến nay, kế hoạch tái cơ cấu tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vẫn chưa được công bố, ngoài một vài thông tin lẻ tẻ cho thấy việc tái cơ cấu đã khởi động. Vì thế lòng dân không yên, bởi mọi tổn thất mà Vinashin đã gây ra, sớm hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp, cũng sẽ do người dân chịu...
  • Vinashin và lỗ hổng tài chính

    16/09/2010Anh VũSau khi Tập đoàn Vinashin không còn khả năng trả nợ, người ta mới giật mình, đặt câu hỏi: ai đã quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn vốn của Vinashin? Nếu quản lý, giám sát tốt, chắc chắn sẽ không dẫn tới tình trạng như hiện nay...
  • Để không còn một Vinashin

    04/09/2010Nguyễn Ngọc BíchVượt qua những sự xúc động khác nhau đối với Vinashin, tôi xin giải thích tình trạng của nó theo quan điểm quản trị kinh doanh hay quản trị xí nghiệp (business management) để hy vọng trong tương lai sẽ không còn một vụ như thế...
  • Quản trị quốc gia nhìn từ điều hành của Vinashin

    26/08/2010Phùng Hoàng CơChúng ta hình dung năng lực quản trị và điều hành của các lãnh đạo Vinashin hiện nay như là khả năng bình thường của bé trai 10 tuổi ăn được 02 bát cơm nhưng được bố mẹ giao ăn 04 bát cơm. Đứa trẻ sẽ phản ứng điều gì?
  • Tư sản hôm qua, hữu sản hôm nay

    20/08/2010Hân Hương thực hiệnTrong giới sử học, ông thuộc số ít viết sử kinh tế.GS Đặng Phong - tác giả của hàng chục ngàn trang sử kinh tế VN. Ông bảo: “Nền kinh tế miền Nam trước 1975 phồn vinh thật nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó”. Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phỏng vấn GS Đặng Phong, thuộc ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội trong chuyên đề “Sài Gòn-TPHCM năm thứ 33: Nhận định bản sắc, phát triển tiềm năng”...
  • Thuyền Rùa và thuyền Cổ lâu

    17/08/2010Đỗ Thái BìnhĐọc cuốn tự truyện kể lại đời mình của ông chủ tập đoàn Hyundai, có lẽ ai cũng phải xúc động trước ý chí, quyết tâm dời non lấp biển của Chung –Ju-Yung. Sau những thành công trong xây dựng, chàng thợ hồ học vấn tiểu học ở tuổi năm 55 nhảy sang lĩnh vực đóng tàu. Cần có số vốn 80 triệu đô la để dựng nhà máy, Chung đã sang London, cố thuyết phục Ngân hàng Barclays. Bằng cấp anh đâu? Quá trình kinh nghiệm đóng tàu của anh đâu?
  • Nợ...

    06/08/2010Trí QuânCon tàu khổng lồ Vinashin của "nền đóng tàu đứng thứ 5 trên thế giới" mất lái, hải trình đứt gãy, nửa chìm nửa nổi. Thuyền trưởng bị bắt, để lại phía sau trôi nổi những phận người...
  • xem toàn bộ