OliverCurry, nhà tiến hoá học người Anh..."/>OliverCurry, nhà tiến hoá học người Anh..."/>

Phác họa “Chân dung” con người trong tương lai

08:21 SA @ Thứ Ba - 13 Tháng Hai, 2007

Năm 3000, trên trái đất không còn các tộc người khác nhau. Phụ nữ không có tóc và sở hữu làn da mịn màng. Đó là phác hoạ “Chân dung" loài người trong tương lai của GS. OliverCurry, nhà tiến hoá học người Anh hiện đang làm việc tại Trung tâm nghiên cứu thuyết Darwin thuộc trường Kinh tế London. Curry tiến hành các phân tích mang tính lịch sử này theo đơn đặt hàng của kênh truyền hình dành cho nam giới Bravo. Những người điều hành kênh truyền hình Bravo muốn tìm hiểu xem số phận loài người sau 1000 năm, 10.000 năm và 100.000 năm nữa sẽ ra sao. Khi TS. Curry công bố kết quả nghiên cứu của mình, trên các phương tiện thông tin đại chúng nước Anh bắt đầu rộ lên những cuộc tranh luận xung quanh chủ đề tương lai nhân loại.

TS. Curry đi đến kết luận, rằng loài người sẽ phát triển thuận lợi trong 10 thế kỷ tới. Đó là nhờ tình trạng dinh dưỡng ngày càng được cải thiện, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và y học, sự hiểu biết về chức năng cơ thể... Sự thay đổi này còn nhờ vào kết quả của việc chọn lựa bạn đời ngày càng kỹ lưỡng của các cặp vợ chồng tương lai.

Theo các chuyên gia, đàn ông của năm 3000 sẽ có khuôn mặt cân đối, cằm nhọn và giọng nói cao. Phụ nữ cũng thay đổi hình dạng như ước muốn của phái nam, đó là có đôi mắt to, tóc mềm, bộ ngực lớn. Sau 1000 năm nữa đại diện của cả 2 phái đều cao lớn và đẹp. Chiều cao trong bình của người đàn ông là từ 1,83 đến 2,13 mét. Do có sự giao thoa mạnh mẽ nên không còn sự khác biệt về màu da. Tất cả mọi người đều có da màu cà phê. "Chủng tộc chẳng qua là màu da. Khi xưa, tất cả mọi người đều có cũng một màu da. Vào thời kỳ mà chúng ta có sự dịch chuyển tự do hơn trên toàn cầu, sự khác biệt về màu da có lẽ cũng sẽ biến mất"- TS. Curry dự đoán như vậy.

TS. OliverCurry cũng nhấn mạnh, tuổi thọ trung bình của con người năm 3000 se là 120 tuổi. Loài người sẽ đạt đến đỉnh cao phát triển vào khoảng năm 3000, sau đó tình hình sẽ ngày càng trở nên tồi tệ. Đến năm 12.000, con người sẽ có xương hàm kém phát triển và có cằm ngắn hơn. Tại sao? Đó là bởi vì thức ăn ngày càng được chế biến kỹ và "mềm hoá", do vậy không cần thiết phải nhai thường xuyên. Nỗi ám ảnh về vấn đề vệ sinh cá nhân và sự dùng thuốc thái quá sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể người bị phá vỡ. Thai nhi trong bụng mẹ ngày càng lớn và phương pháp sinh nở duy nhất là mổ lấy con (thủ thuật Xêda).

Con người ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, do vậy, họ mất dần khả năng làm việc theo nhóm. Các trạng thái tình cảm như tình yêu, lòng kính trọng, thương cảm... cũng mất. Tuy vậy, nhờ tiến bộ của khoa con người có thể điều khiển đươc quá trình tiến hoá: loài người “tự làm mới mình” bằng việc thay đổi DNA. Không phải người nào cũng đủ khả năng kinh tế để tự đầu tư cho “công việc sửa chữa chính mình".Như thế, những người có “gen tốt” sẽ có xu hướng nhân bản trong phạm vi cộng đồng riêng. Cuối cùng, khoảng 100.000 năm sau, trên thế giới sẽ hình thành 2 loại người homo: Những người cao, thông minh và những người lùn...

Các nhà bình luận ngay lập tức nhắc nhở rằng viễn cảnh chia nhân loại ra làm 2 nhóm tương tự đã được H.G Wells thực hiện trong tiểu thuyết "Máy thời gian" (1895). Trong thế giới tương lai của Wells trên hành tinh xuất hiện những người Eloy. Những người này săn lùng người Morloc sống ngầm dưới đất.

Tuy nhiên, những kết luận của OliverCurry đã gặp phải sự phê phán dữ dội của các nhà khoa học khả kính. GS gen học StevenJones khẳng định rằng hiện tại cũng có thể gặp những người khổng lồ do đột biến. Theo GS. Jones, những đặc điểm như bộ ngực đồ sộ của phụ nữ thường là kết quả của phẫu thuật thẩm mỹ và không thể di truyền được. Hơn nữa, lập luận của Curry tỏ ra không có logic. Nếu như do có sự giao thoa giữa các chủng tộc mà sự khác biệt về màu da biến mất, thì làm sao có thể hình thành giống người mới, khác biệt về gen?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghiên cứu phức hợp về con người

    18/08/2015Hồ Sĩ Quý"Hình tượng con người bị vỡ ra hàng nghìn mảnh, cần phải được tập hợp sắp xếp lại" (M. Scheler). Tiếp cận phức hợp về con người không phải là phương thức nghiên cứu hoàn toàn mới. Người ta biết tới lối nhận thức này ngay từ thời cổ đại...
  • Chúng ta thoát thai từ đâu?

    07/01/2014"...khó mường tượng, cơ chế gì mà chỉ một mô người chết có thể tung ra một lượng thông tin to lớn về tạo dựng những mô người mới ở một cơ thể khác, tức kích thích sự tái sinh. Rồi chuyện mỗi tế bào người phức tạp đến thế nào cũng khó hình dung... Rõ ràng mọi chuyện đó xảy ra theo một chương trình hoạt động liên tục, chặt chẽ mà so với nó một cái máy tính hiện đại nhất cũng chỉ là cái đồ chơi treo trên cây thông Nôen. Các chương trình đó khu trú ở đâu? Tất nhiên không chỉ trong các gen. Theo dữ kiện vật lý mới thì các chương trình đó được ghi trong năng lượng tế vi, ở phương Đông năng lượng đó gọi là năng lượng của Chúa Trời, và cả ở trong nước cơ thể người . Vậy ai đã lập ra các chương trình tái tạo mô người diệu kỳ đó?..."
  • Sự tiến hóa theo Gould

    16/06/2006Đặng Xuân Lạng (lược thuật)Cá tính sáng láng, thường hay tranh luận, Stephen Jay Gould là một gương mặt lớn trong các khoa học về sự tiến hoá. Đặc biệt ông đã góp phần làm cho các nhà tiên hoá luận cổ điển và các chuyên gia về phát triển xích lại gần nhau. Đôi khi không trọng truyền thống, các ý kiên của ông về thời gian ngắn và thời gian sâu, về điều ngẫu nhiên và những cưỡng bức, vẫn còn tiếp tục gây cảm hứng cho các nhà nghiên cứu...
  • Bước vào thiên niên kỷ III sao người khôn chưa khôn

    24/03/2006Nguyễn Văn ChiểnRất đáng phàn nàn là nếu khoa học công nghệ đã tiến vượt bậc thì hầu như như đạo đức con người chưa tiến được bao nhiêu. Từ lúc nhân loại định cư để làm nông nghiệp tới nay không thời nào là không có chiến tranh. Trong các loài động vật sống trên Trái đất thì loài người là loài duy nhất chế tạo ngày càng nhiều vũ khí để giết người hàng loạt...
  • Nhu cầu và vấn đề điều khiển hành vi

    09/03/2006Nguyễn Bá MinhNhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý của con người, nó chi phối một cách mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng. Ở đây đề cập tới vấn đề nhu cầu trong mối quan hệ với việc điều khiển hành vi của con người.
  • Nghiên cứu con người Việt Nam qua các trước tác của Nguyễn Văn Huyên

    05/03/2006GS. TS. Phạm Minh HạcNgoài đóng góp to lớn của Nguyễn Văn Huyên với nền giáo dục và khoa học giáo dục của nước Việt Nam độc lập, ông đã đề cập nhiều đến vấn đề con người, nhân cách con người và cách hình thành, phát triển nhân cách con người thế hệ trẻ Việt Nam...
  • Vì sao con người không bất tử?

    12/02/2006BS. Vũ Hướng VănCó nhiều người cho rằng đời người là một khối lượng vật chất tồn tại như một ngọn nến được đốt lên khi chào đời và sẽ tắt khi nến cháy hết. Hoặc như chiếc đồng hồ chạy pin, khi pin hết thì đồng hồ ngưng lại...
  • Trường thọ ước vọng lạc quan

    18/01/2006TS. Lương Chí ThànhCó những câu hỏi và ước vọng luôn ngự trị mỗi chúng ta: Câu hỏi sâu thẳm nhất là tại sao chúng ta tồn tại và ước vọng sâu thẳm nhất là muốn sống mãi. Về câu hỏi thì không dễ trả lời và xin dành cho các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học… nhưng về ước vọng thì có thể giải đáp, đưa ra những giải pháp để mỗi chúng ta có quyền lựa chọn cho chính mình.
  • Bao giờ sẽ xuất hiện 'Einstein mới' ?

    03/01/2006Thuận An (theo AP)Liệu sẽ có một Einstein khác trên bầu trời khoa học? Đây là chủ đề tranh luận ngầm đang diễn ra tại các cuộc hội thảo tưởng nhớ nhà bác học lừng danh suốt năm nay. Nhưng có thể từ nay đến đó sẽ dài hơn. Ít nhất, cũng đã có hơn 200 năm cách biệt giữa Einstein và "đối thủ" gần ông nhất - Isaac Newton.
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Descartes và niềm hy vọng sống lâu trăm tuổi

    18/11/2005Nguyễn Hoàng lược dịch từ La RechercheMặc dù có một sức khỏe yếu ớt ngay từ khi sinh ra, René Descartes đã chiến đấu suốt cả cuộc đời để đem lại cho cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn. Ước muốn lớn nhất của ông là con người có thể sống lâu và hạnh phúc. Ngày nay, nhờ các tiến bộ trong y học, việc duy trì một cuộc sống thọ hơn và mạnh khỏe hơn không còn là điều quá khó khăn, đặc biệt ở các nước phát triển. Tuy nhiên, khái niệm này ở thời của Descartes là một điều hoàn toàn mới mẻ.
  • Ảnh hưởng triết học phương Tây trong quan niệm của Phan Bội Châu về con người

    22/10/2005Đỗ Thị Hoà HớiPhan Bội Châu là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông được coi như chiêc cầu nối giữa truyền thông và hiện đại. Trong tác phẩm Nhân sinh Triết học, về nền học vấn của phương Đông, trên cơ sở những giá trị dân tộc, Phan Bội Châu đã biết cách tiếp nhận những giá trị hiện đại của triết học phương Tây, đặc biệt là vấn đề phương pháp để làm mới quan niệm về con người. Trong tác phẩm này, nghiên cứu về con người của ông được sử dụng qua các khái niệm nhân thể, nhân tính, nhân dục, nhân cách, nhân sự. Qua đó, ông khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đồng thời, kêu gọi nhân dân biết cách giữ lấy giá trị truyền thông cũng như tiếp nhận những giá trị mới phù hợp của thời đại để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người...
  • Một cuộc ra đời lần thứ hai

    27/09/2005Phạm ToànTrước hết, cần tìm một định nghĩa cho tâm linh. Xưa nay khái niệm ấy dùng một cách mù mờ, chân tình và cơ hội, trắng đen vàng thau để lẫn lộn. Thành thử có khi tôn vinh tâm linh mà thành hạ thấp nó. Còn trong nhiều trường hợp tâm linh trùng với đồng cốt phong thuỷ...
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Cuộc phỏng vấn thú vị về tuổi tác và trí tuệ

    21/07/2005Trần Hồng (theo Newsweek)Tiến sĩ Robert Betles, người Mỹ, từng là Giám đốc Viện quốc gia về những vấn đề lão hóa đã trả lời phỏng vấn của tờ Newsweek tại cuộc hội thảo quy mô quốc tế mới đây về vấn đề: "Lão hóa và người cao tuổi trong thế kỷ XXI". Chúng tôi xin trích dịch một phần nội dung trả lời của tiến sĩ để bạn đọc tham khảo...
  • Vị trí của phụ nữ trong xã hội

    02/08/2005Văn hóa phương Tây đã khởi nguồn trong một kiểu xã hội phụ quyền, dựa trên nguyên tắc sự thống trị của nam giới trong gia đình và cộng đồng. Việc thảo luận về vai trò phụ nữ trong những tác phẩm cổ thường phản ánh bối cảnh phụ quyền này, nhưng vẫn có những ngoại lệ đáng kể. Ngay cả trong thời đại xa xưa một số tư tưởng gia đã đi đến những kết luận về thân phận phụ nữ trái ngược với trật tự đương thời. ...
  • Giữa con người và con vật khác nhau ở điểm nào?

    21/07/2005Từ thời Darwin, quan điểm ngược lại đã trở nên phổ biến, không chỉ giữa các nhà khoa học, mà cả trong các tầng lớp học thức nói chung. Học thuyết của Darwin về nguồn gốc con người cho rằng con người và loài vượn người đã thừa hưởng từ một dạng tổ tiên chung; và cùng với quan điểm về nguồn gốc tiến hóa của con người này là quan điểm cho rằng con người và những loài động vật có vú cao cấp chỉ khác nhau về mức độ. ...
  • xem toàn bộ