Trường thọ ước vọng lạc quan
Có những câu hỏi và ước vọng luôn ngự trị mỗi chúng ta: Câu hỏi sâu thẳm nhất là tại sao chúng ta tồn tại và ước vọng sâu thẳm nhất là muốn sống mãi. Về câu hỏi thì không dễ trả lời và xin dành cho các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học… nhưng về ước vọng thì có thể giải đáp, đưa ra những giải pháp để mỗi chúng ta có quyền lựa chọn cho chính mình.
Khát vọng sống
Ngày nay, chúng ta khống ai côn ngây thơ tin vào câu chuyện lịch sử về ông Bành tổ nào đó sống tới 700 tuổi. Không ai có thể sống mãi và câu chuyện sẽ lái sang chiếu hướng: Tôi muốn sống lâu nhất trong phạm vi có thể và phải là sống trẻ, khỏe. Đã thực tế hơn rồi. Nội hàm của 2 ước vọng trên có thể quy vào 2 khái niệm rõ ràng và cũng khéo đan quyện với nhau là tuổi tác và chất lượng sống.
Quan niệm vế tuổi thọ liên quan tới hai khái niệm cơ bản là hy vọng sống lúc sinh (còn gọi là tuổi thọ trung bình - TTTB) và thời gian sống tối đa của loài người (TGSTĐ). Tuổi thọ của mỗi người đương nhiên là tuổi người đó khi qua đời. Nhưng qua đời là hết chuyện, đối với người đang sống thì ước đoán như thế nào? Môn dân số và thống kê dân số học cho chúng ta biết điều đó. Cụ thể thông báo mới đây của Bộ Y tế cho biết, TTTB của người Việt Nam đã đạt 71,3 năm vào cuối năm 2003 - consố này nôilên là một đứa trẻ sinh ra vào cuối năm 2003 thì có hy vọng hầu như tuyệt đối là có thể sống tới 71,3 tuổi (mới chết). Những nghiên cứu về lịch sử cho thấy TTTB của loài người cãi thiện rõ rệt: Thời đồ sắt là 18 tuổi, thời đổ đồng là 20 tuổi, thế kỷ XVIII là 35 tuổi, thể kỷ XIX là 40 và đột biến sang thế kỷ XX thì nhích vọt lên trên 70 và người Nhật, Italia và Đức hiện nay có TTTB là khoảng 86. Nhưng trong suốt mấy chục ngàn năm tồn tại của nhân loại thì có một con số không đổi. Đó là con số 100 - được đánh giá là giới hạn tuổi thọ của con người, TGSTĐ với tư cách là một loại thuộc họ linh trưởng. Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 1999, nước ta có hơn 3.000 người từ 100 tuổi trở lên, còn nước Nhật có hơn 25.000 người!
Vậy cái gì làm cho khoảng cách giữa hai chỉ số trên (TTTB và TGSTĐ) xa nhau như vậy vào thời điểm đồ sắt, đồ đồng và đang nhích sát nhau vào đầu thế kỷ XXI? Lý do thực đơn giản; Người xưa dễ chết hơn vì có nhiều hiểm họa xung quanh. Đó có thể là giẫm gai rồi bị uốn ván, thương hàn, bị trôi do lũ quét hoặc thậm chí bị hổ vồ… và trong tình trạng luôn đói ăn, thường có ngộ độc, vệ sinh cá nhân, môi trường không tốt. Đối với tuổi thọ thì đây là những yếu tố ngoại lai, gây chết sớm và hiện nay chúng được xếp thành ba nhóm chính: Bệnh lây truyền, bệnh không lây truyền, tai nạn chấn thương và ngộ độc. Nhân loại khống chế được nhiều bệnh lây truyền, kiểm soát tốt hơn về các bệnh không lây truyền, tai nạn, ngộ độc… và do vậy, số người chết sớm ít hơn, có khả năng tận hưởng những năm tháng của cuộc đời dài hơn.
“Có thể các biện pháp trên giúp cho mọi người có một tuổi thọ lâu hơn, nhưng chúng ta không nên quên một điều, đây chỉ là kéo dài những năm tháng của tuổi già chứ không phải là kéo dài được những năm tháng của tuổi thanh xuân. Chúng ta không thể mang lại cho mình làn da như đã có ở tuổi 18 và tóc không thể trở lại dày và đen mượt như trước kia".
Kéo dài tuổi… già
Nhưng rồi người ta vẫn đến cõi của mình. Giả sử chúng ta giải quyết được những yếu tố ngoại lai trên, vấn đề còn lại phụ thuộc vào chính bản thân quá trình già hoá thuần tuý mà các nhà khoa học hay gọi là già hoá sinh lý, già hoá bình thường. Quá trình này và những yếu tố ngoại lai luôn cùng quyết định về TTTB của chúng ta. Vậy quá trình già hoá là gì và cô cách nào để ngăn chặn nó không. Giải pháp chỉ đưa ra được khi hiểu rõ bản chất. Nhưng tiếc thay, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa xác đáng về già hoá, cũng như chưa có cách giải thích triệt để về quá trình này. Trong số hàng trăm giả thuyết thì có một số được lưu ý hơn và có thể dựa vào đó đưa ra những biện pháp tương ứng: Thuyết hao mòn coi con người như một cỗ máy, già là do hỏng và thiếu bộ phận nào đó, thuyết sai lầm đổ tội cho những tổn thương trong truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN và protein, thuyết sai lầm thâm hoạ cũng đề cập tới sai lầm ở ngay chính ADN, thuyết vế biến đổi của quá trình bộc lộ gen, thuyết coi già là do suy chức năng giáp trạng, thuyết rối loạn biệt hoá quy về lẫn lộn chức năng của các tế bào sau khi trải qua nhiều phân chia từ sau tuổi thuần dục, nhưng đặc biệt nhất là thuyết về gốc ôxy tự do.Tế bào muốn tồn tại thì phải có các phản ứng chuyển hoá chất để có năng lượng. Trong diễn trình của các phản ứng đó, các chất cung cấp năng lượng phải trải qua nhiều khâu biến đổi. Những chất trung gian trong các khâu đó có chứa điện tử tự do, rất hoạt năng và có thể gây tổn hại cho các cấu trúc trong tế bào. Có những cơ chế bảo vệ, bẫy những chất hai này.Nhưng hình như luôn ầm ĩ xảy ra tình trạng mất cân bằng giữa hai quá trình đối kháng nàyvà hệ quả là tế bào suy yếu dần, cơ quan kém dần, hệ thống hoạt động tồi đi và cơ thể khó tồn tại. Tới đây, chúng ta tại có thể nhớ tới nhận định của F.Ăngghen "sống có nghĩa là chết dần” - những sản phẩm của chính hoạt động sống lại mang lại cái chết dần theo các cấp độ cấu tạo cơ thể.
Dựa vào những giả thuyết trên, nhiều loại can thiệp được đưa ra ứng dụng trong thực tế. Đánh vào cơ chế chống gốc ôxy tự do, người ta dùng vitamin C, vitamin E, glutathione,carotenoid, vitamin A, dùng chiết xuất của lá cây CingoBilola, hoa hoè, đi kèm với chế độ giảm cân, hạn chế khẩu phần ăn 20% và luyện tập thể lực. Những biện pháp cũng như các chất bổ sung này nhìn chung không hại, chỉ cần có tham khảo trước với bác sĩ về chủng loại và lưu lượng. Để bớt hao mòn (như mãn kinh) phụ nữ đã ngày càng dùng phổ biến hormone nữ thay thế, người khác thì chỉ định hornone giáp trạng và rầm rộ mới đây là hormone tăngtrưởng. Dùng hormone liệu pháp luôn là con dao hai lưỡi. Vì vậy cần được thăm khám kỹ lưỡng, rồi bác sĩ có thể chỉ định dùng hay không và dùng trong bao lâu.
Có thể các biện pháp trên giúp cho mà người có một tuổi thọ lâu hơn, nhưng chúng ta không nên quên một điều, đây chỉ là kéo dài những năm tháng của tuổi già chứ không phải là kéo dài được những năm tháng của tuổi thanh xuân. Chúng ta không thể mang lại cho mình làn da như đã có ở tuổi 18 và tóc không thể trở lại dày và đen mượt như trước kia. Vấn đề thứ hai được quan tâm đó là chất lượng sống. Có một thực tế đáng buồn là tuổi già thường đã suy yếu mà chức năng trong cơ thể và lại hay đi kèm với bệnh tật. Ước vọng của chúng ta là có tuổi già khoẻ mạnh. Khoẻ mạnh ở tuổi già nghĩa là gì? Đó là có thể thực hiện được dễ dàng mọi hoạt động sống hằng ngày, giao tiếp được dễ dàng với một người, có một tinh thần luôn an bình. Muốn có những điều đó chỉ cần lưu ý tới những điều rất thường thức: Dinh dưỡng hợp lý, vận động liên tục và biết yêu thương mình cũng như mọi người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu