Gien - chiếc máy tính thu nhỏ…

08:10 CH @ Thứ Sáu - 10 Tháng Ba, 2006

Giáo sư Piotr Slonimski thuộc nhóm những tác giả một trong ba chương quan trọng nhất trong nền khoa học hiện đại. Tên gọi của chúng là nguyên tử, Computơ (máy tính) và gien.

Gien là chiếc Computơ được thu nhỏ đếnmức phi thường và hoàn hảohơn tất cả sản phẩm của kỹ thuật điện tử.Nó nhỏhơn rất nhiều so với bộ vi xử lý của Computơ (máy tính), kích thướcchỉ bằng 1/10 triệu mm, nhưng không máy tính nàocó thểso sánhvới khả năng và nănglực của gien.

Người bình thường coi Computơ như công cụ hữu ích, nguyên tử làm người ta liên tưởng tới mối đe doạ bom nguyên tử, còn gien là cái gì đó bí ẩn và bất an. Nghiên cứu di truyền học, dường như giới khoa học bước vào lĩnh vực quyền năng của siêu nhiên.

Ngay tại Châu Âu,một khi đặt câu hỏi. Xêda và Napoleoncó sinh cùngthời hay không, câu trảlời đasố sẽ là: Xêda sống ở thời đạitrước. Thế nhưng,với câuhỏi sự khác biệtgiữa gien và protein, tỷ lệ trảlời gần đúng cao nhất cũng chỉ là 1/100. Tình trạng tương tự cũng diễn ra trongnhững ngườicó học,bởi lẽ nền giáo dục kinh điển Châu Âu đã và đang mang nặng đặc tính nhân văn. Hậu quả việc coi thườngkhoa học tự nhiên là hiện tượng thiếu hụt kiếnthức trong lĩnh vực này, sự thiếu hiểu biết những khái niệm cơ bản hoặc lẫn lộn chúng ắt dẫn đến tâm trạng losợ khoa học.

Nhân bản con người là nỗi khiếp đảm trên trang nhất tất cả các tờ báo thế giới.

Đó là sự thậtvô lý. Người ta nóibừa về khả năng nhân bảnđội quânnô lệ trongkhi thế giới đang cần đẳng cấp trí thứcchứ không phảisức lao động. Sự thông minh của não đóng vai trò quantrọng nhất, mà não thì không thể nhânbản. Não cũngkhông thể kế thừa vàđó là nhữngkhía cạnh cơ bản nhất. Nãobộ mỗi người đều là sản phẩmđơn nhất.Nó được trang bị những gien - yếutố mang lạicho chủ thể năng lực học tập ngay từ đầu sự phát triển, vàbởi lẽ không não nào học giống nãonào, thế nên thậmchí anh chị em sinh đôi một trứng cũngcó nãobộ khác nhau. Hãy giảsử nhân bản được nhân vậtvĩ đại y hệt nhà bác học Anhxtanh. Tôi nhấn mạch về mặt di truyền thế nhưng môitrường, thời gian lịch sử và vốn sống - những yếutố tạo nên trítuệ và tình cảm con người, không thể nhân bản. Tất cả những gì, mà Anhxtanhtừng nếm trải trong cuộcđời nhữnggì ông học được, những gì nếm trải - là sản phẩm độc nhất vô nhị của riêng não Anhxtanh (nguyên bản). Vậy nên việc nhân bản tế bào Anhxtanhchỉ có thểkhởi đầu cuộcđời của con ngườimới, hoàn toàn xa lạ với thiên tài.

Cái được gọi là trí tuệ nhân tạo có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đối vớinão người?

Chắc chắn còn lâu Computơ vẫnchưa thay thế được não người. Computơ trợ giúpcó hiệu quảcho nãongười, nhưng thay thế thìkhông. Trong vòng vài ba giây, Computơcó thểthực hiện phép tính, mà cá nhân một người phải cần tới hàng ngàn năm. Dường mhư chắc chắn rằng, Computơ sẽ thiết kế được đủ loạithiết bị, thídụ như xehơi có khả năng né tránh mọi va chạm. Nhưngnó có thể vẽđược những bức tranh tuyệtvời hơn những kiệt tác của danh hoạ Picaso?Có lẽ là không.

Computơ chỉ tạo ra những gì, mà trước đó con người được lập trình, tức không vượt qua rào cản những thông tin đã được chuyển giao?

Trong ý nghĩa nhất địnhcó thể vượt qua, nếu nhưnó bước vào vùng tổ hợp, tức bắt đầu tìm kiếmmọi khả năng sắp xếp và liên kết những yếutố tạo thành các tậphợp thông tin.Đó sẽ là sự lặp lại quá trình tiếnhoá, bởi lẽ toànbộ sự tiến hoá chính là kết quả cửa kỹ năngtổ hợp, nói mộtcách đơn giản- là tạo ra một cái gìmới từ những yếutố hoàn toàncũ. Trong đasố các trường họpkhông xuất hiện cái gì đặc biệt, nhưng sau cả triệu lần như thếkhông loạitrừ kết quả là sự phát triển mang tính bước ngoặt. Sự kiện gần đây nhất là việc trang bịcho con người năng lực nói. Tức chỉ cần thay đổi nhỏ vài ba, nhiều nhấthơn một chục gien. Kết quả là sự tạo ra nền vănhóa, và cuối cùng là Computơ và nhữngứng dụng của chúng.

Khi chúng ta trò chuyện cách đây không đầy 3 năm, giáo sư từng khẳng định rằng, chỉ riêng việc mô tả bản đồ gien con người không phải là chủ đề thú vị. Còn cuộc phiêu lưu trí tuệ lớn với sự hiểu biết về nó chỉ xảy ra vài ba chục năm nữa, nhờ nỗ lực của những thế hệ bác học trẻ. Thế nhưng trong các phòng thí nghiệm gần đây đã xuất hiện những tiến bộ vượt bậc - Gs có thay đổi quan điểm của mình?

Đúng là trong nghiêncứu khoa học đãcó bước tiến vượtbậc. Nhờ thế hệ máy tính hoàn hảohơn, khả năng tính toán gia tăng đáng kể, bản thân tôi cũng cộng tác với các nhà toánhọc, nhưng bước ngoặt vẫn chưa có. Tôi vẫncho rằng, việcmô tả bảnđồ gien, mà dung lượng củanó tương đương vớikhoảng 30 ngàn cuốnsách - không làm bản chất sự việc thay đổi. Quan trọng là hiểu đượcchức năng của vàichục ngàn gien cấu thành bảnđồ gien con người. Nhiệm vụkhông dễ nhưng tôi biếtcách làm thế nào. Bướctiếp theo cần làm là hiểurõ sự tương tác giữa chúngvới nhau.

Gần như 100.000 gien là 100.000 chương trìnhkhác nhau, chúng cộng tácvới nhau trong mạng khổng lồ. Thậtkhó thậm chí ngay việc tưởng tượng xem tất cảphức tạp đến mức nào!

Những kết quả nghiên cứu cơ thể thấp hơn có giúp ích gì, trong trường hợp này?

Khôngchỉ hữu ích, mà rất cần thiết. Tôi tạm dẫn thí dụ, việc đi từ kiến thức về gienđơn lẻ đếnsự hiểu biết quá trình tương tác giữa các gienkhó khăn tới mức nào. Như chúng ta đã biết, để sốngthực vật đều cần Nitơ. Lúa mì, ngũ cốckhông tổng hợp được Nitơ từkhông khí và cần phải cung cấpcho chúng ở dạng phân bón. Ngay đếnthực vật rễ sần như các loại đậuđỗ, cũngkhông làm được việcđó, mà phải cầnsự trợ gíúp của đủ loạivi khuẩn và nấm ký sinh trong bộ rễ của chúng. Có tới ngót 30 loại gien cộng tác với nhau mới thuần hoá được Nitơ. 10 năm trước người ta đã tưởng rằng, việc đưa những gienđó vàothực vật rễ sần khôngcó gìkhó khăn. Khi ấy, phân bón trở thànhkhông cần thiết, nhờ cuộccách mạngthực sự trong nông nghiệp, có thể nuôi sống tất cả nhân loại đói ăn. Tiếc rằng, cho đến nay, các nhàkhoa học vẫnchưa thành công trong việc tạo ra mạng cùng lệ thuộcthích hợp cho số lượng khônglớn gien, để chúngcó thể hoạt động bình thường.

Chương trình mô tả bản đồ gien con người đã sắp hoàn thành.Một trong những hệ quả của nó là sự nhận dạng những gien tất yếu dẫn đến bệnh tật với từng cá nhân cụ thể, dấu hiệu cho phép dự đoán tuổi thọ, hay thiên hướng nghiện ngập...Và cái gì tiếp theo? Ai sẽ có quyền tiếp cận vớikho thông tin gien? Ai và trong những bối cảnh nào có thể sử dụng nguồn thông tin này?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chúng ta thoát thai từ đâu?

    07/01/2014"...khó mường tượng, cơ chế gì mà chỉ một mô người chết có thể tung ra một lượng thông tin to lớn về tạo dựng những mô người mới ở một cơ thể khác, tức kích thích sự tái sinh. Rồi chuyện mỗi tế bào người phức tạp đến thế nào cũng khó hình dung... Rõ ràng mọi chuyện đó xảy ra theo một chương trình hoạt động liên tục, chặt chẽ mà so với nó một cái máy tính hiện đại nhất cũng chỉ là cái đồ chơi treo trên cây thông Nôen. Các chương trình đó khu trú ở đâu? Tất nhiên không chỉ trong các gen. Theo dữ kiện vật lý mới thì các chương trình đó được ghi trong năng lượng tế vi, ở phương Đông năng lượng đó gọi là năng lượng của Chúa Trời, và cả ở trong nước cơ thể người . Vậy ai đã lập ra các chương trình tái tạo mô người diệu kỳ đó?..."
  • Máy tính sẽ thay thế bộ não con người?

    18/02/2006Gary Anthes (Minh Anh lược dịch)Trong tương lai, trí thông minh của con người và máy tính sẽ hòa lẫn vào nhau và người ta sẽ không thể nào phân biệt giữa chúng...
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Vài nét về tình hình nghiên cứu vấn đề ý thức trong thời gian gần đây

    04/11/2005Phạm Kiều OanhHàng ngàn năm nay, vấn đề ý thức luôn là trung tâm chú ý của các nhà triết học. Từ nhiều thế kỷ trước công nguyên, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt vấn đề nghiên cứu ý thức và giờ đây, đầu thế kỷ XXI, vấn đề ý thức vẫn luôn là điểm nóng mà xung quanh nó đã nổ ra biết bao cuộc tranh luận chưa ngã ngũ.
  • Tìm hiểu bản chất của ý thức

    12/10/2005GS. Đoàn Xuân MượuTừ khi loài người hình thành, tiến hóa, biết lao động kiếm sống, ý thức phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều triết thuyết của phương Đông và phương Tây bằng con đường minh triết và duy lý, về quá trình phát sinh của ý thức...
  • Một cuộc ra đời lần thứ hai

    27/09/2005Phạm ToànTrước hết, cần tìm một định nghĩa cho tâm linh. Xưa nay khái niệm ấy dùng một cách mù mờ, chân tình và cơ hội, trắng đen vàng thau để lẫn lộn. Thành thử có khi tôn vinh tâm linh mà thành hạ thấp nó. Còn trong nhiều trường hợp tâm linh trùng với đồng cốt phong thuỷ...
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Máy tính có giúp não người tư duy tốt hơn không?

    13/07/2005Bùi Quang Minh ([email protected])Loài người đã sáng tạo ra và không ngừng hoàn thiện máy vi tính để cho nó có thể hỗ trợ con người đắc lực nhất. Bằng mọi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, giới tin học còn tìm cách làm cho máy tính hoàn hảo hơn bởi những loại phần mềm khác nhau, thậm chí cả mô phỏng lại lao động trí óc của con người. Vậy tất cả những điều tuyệt vời đó có giúp cho bộ não của con người hoạt động tốt lên không? Hay là làm cho nó tồi đi?
  • xem toàn bộ