Bước vào thiên niên kỷ III sao người khôn chưa khôn
So với tuổi 4 tỉ rưỡi năm của trái đất, thì tuổi của loài người còn rất trẻ. Các sinh vật đầu tiên đã xuất hiện trên trái đất và sống dưới nước cách ngày nay đã 3,5 tỉ năm.
Mãi cách ngày nay 400 triệu năm, những động vật có xương sống đầu tiên mớimon men tiến lên cạn, trong đó có lớp lưỡng cư và lớp bò sát. Phải đợi hơn 200 triệu năm tiến hóa nữa, cách ngày nay 175 triệu năm mới xuất hiện những động vật có vú đầu tiên, với thân hình nhỏ bé chỉ bằng con chuột hay con thỏ bên cạnh những loài bò sát khổng lồ đang thống trị trên trái đất.
Trong lớp có vú thì bộ linh trưởng, tổ tiên chung rất xa xôi của loài khỉ và loài người, xuất hiện cách ngày nay 60 - 70 triệu năm: Cách ngày nay 35 triệu năm xuất hiện loài vượn có dạng người đầu tiên, nhưng thân hình vẫn nhỏ chỉ bằng con mèo, gọi là vượn Ai Cập (Aegyptopithecus). Nhưng cách ngày nay 20 triệu năm, một sự kiện lớn diễn ra: lục địa Ấn Độ nằm ở Nam bán cầu di chuyển lên phía Bắc và đụng vào lục địa Á – Âu tạo nên dãy núi cao Alpes – Himalaya, khiến cho khí hậu Châu Phi bị khô đi, rừng trở nên thưa thớt đồng cỏ phát triển. Nguồn thức ăn ở trên cây trở nên khan hiếm khiến vượn người phải xuống đất kiếm ăn. Một số con thích nghi với tư thế đứng trên hai chân, dùng tay để hái qủa trên các cây thấp, mắt phải nhìn xa để canh chừng thú dữ.Cách đây 3,5 triệu năm, khi tìm thấy ở Ethiopia hóa thạch một con vượn cái, đúng thẳng trên hai chân, các nhà bác học đã tưởng nó là tổ tiên của loài người, nhưng thực ra đó vẫn là loài vượn.
Công cuộc tìm kiếm tổ tiên của loài người tập trung ở vùng đứt gãy Đông Phi, nhất là ở
Ba triệu năm để tiến hoá từ người đứng thẳng đến khôn hiện đại
Người đứng thẳng đã di chuyển sang phương Đông: người ta đã thấy hoá thạch của nó ở Java và ở Chu Khẩu Điếm gần Bắc Kinh cùng với các công cụ bằng đá và tro bếp,chứng tỏ nó đã biết dùng lửa để nướng thức ăn. Thế nhưng vì sọ của chúng còn nhỏ, mới 1200cm3, nên người thẳng đúng cũng mới là người vượn (pithecanthropus). Người vượn Java có tuổi 700.000 năm, người vượn Bắc Kinh tuổi htọ 300.000 năm. Ở thung lũng sông Neander (Đức) trong các trầm tích tuổi 150.000 năm người ta đã tìm thấy di tích người khôn thời cổ (homo sapiens) với các công cụ bằng đá. Người khôn hiện đại (homo sapiens sapi-ens) xuất hiện cũng ở Đông Phi cách ngày nay 100.000 năm, mau chóng di chuyển sang Châu Á, Châu Âu. Họ xuống Châu Úc cách đây khoảng 60.000 năm và trong lúc khoảng tử 13.000 – 70.000 năm họ đã qua eo Bering vào bộ thời Băng hà để sang Châu Mỹ và như vậy đã chiếm lĩnh toàn bộ các lục địa. Trong những điều kiện môi trường sinh sống khác nhau họ đã phân hóa thành các chủng da trắng, da vàng hoặc da đen nhưng vẫn là loài người đồng nhất, vì dù ởđâu nếu lấy nhau họ vẫn sinh con được. Như vậy, sự tiến hóa sinh học của loài người kể từ vượn người đứng thẳng đến người khôn hiện đại phải mất ba triệu năm.
Loài người ban đầu đi lang thang, sống bằng săn bắn và hái lượm. Mãi cách ngày nay khoảng 10.000 năm, một số bộ tộc một định cư thành làng bản hoặc thị trấn. Vào thiên niên kỷ thứ nhất trước CN, loài người đã biết dùng công cụ bằng đồng thay cho đồ đá và vào thiên niên kỷ thứ nhất trước CN họ đã biết dùng đồ sắt. Chẳng bao lâu xuất hiện các vương quốc đầu tiên và các nền văn minh đầu tiên trên thế giới.
Các nền văn minh của loài người
Các vương quốc đầu tiên đó đều thiết lập chế độ nô lệ. Vương quốc xuất hiện sớm nhất trong lịch sử nhân loại có lẽ là các vương triều cổ Ai Cập với các triều quan Pharaon. Từ 3000 năm trước CN nó đã xây dựng nên các kỳ quan trên thế giới là các kim tự tháp. Từ 2000 năm trước CN, người
Nền văn minh cổ đại Trung Quốc cũng cống hiến cho nhân loại kim nam châm, thuốc súng, kỹ thuật làm giấy và nghề in.Được thừa hưởng nền văn minh Hi Lạp, đế chế Rome phát triển rộng lớn,để lại những công trình kiến trúc đồ sộ, nhưng đến năm 746sau CN thì bị những người Barbarian tiêu diệt.
Sau đó Châu Âu trong cả nghìn năm rơi vào thời Trung đại đen tối dưới sựthống trị của Giáo hội công giáo. Trong cả nghìn năm đó di sản của văn minh Hi Lạp lại truyền qua tay người Ixlam và phải đợi tới thế kỷ XV, XVI cùng với sự phát hiện Châu Mỹ và sự phát triển của chế độ tư bản thì khoa học, nghệ thuật, văn học mới phát triển rực rỡ trong thời Phục hưng. Từ đó lịch sử Châu Âu bước vào thời kỳ cận đại, trong khi đó các nước khác ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ vẫn còn trong chế độ phong kiến hoặc nô lệ, nhiều nơi vẫn còn những bộ lạc du canh du cư...
Với sự phát triển của chế độ tư bản phương Tâ, các nước Châu Âu đi xâm chiếm thuộc địa, tạo nên các đế quốc rộng lớn như đế quốc Espana (Tây Ba Nha), đế quốc Anh, Hà Lan,Pháp. Trong các thế kỷ XVII, XVIII các cuộc cách mạngở Châu Âu đã lật đổ các nền quân chủ chuyên chế để lập ra chế độ quân chủ lập hiến hoặc chế độ cộng hòa, thậm chí sau khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, Lênin đã muốn xây dựng ngay chế độ XHCN. Nhưng 300 năm cuối của thiên niên kỷ thứ hai là thời kỳ đặc biệt quan trọng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của sự phát triển đó là càng về sau tốc độ phát triển càng nhanh với một tốc độ chóng mặt, một năm của cuối thế kỷ có thể bằng cả chục năm trước.
Một tác giả đã phân văn minh loài người thành 3 giai đoạn:
1-Văn minh nông nghiệp trong đó loài người sử dụng sức lao động cơ bắp của tay chân hoặc của gia súc.
2- Văn minh công nghiệp trong đó lao động cơ bắp đã được thay thế bằng máy móc chạy bằng nhiên liệu hóa thạch (chỉ là năng lượng nhiệt hạch của mặt trời tích luỹ trong lòng đất), hoặc bằng năng lượng hạt nhân.
3- Văn minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ trong đó lao động trí óc đã được trợ giúp hoặc thay thế bằng máy tính, với đặc điểm máy tình càng ngày càng nhanh, đạt tới hàng tỉ phép tính trong một giây! Song song với các tiến bộ về khoa học kỹ thuật thì các tiến bộ về y học đã khiến tuổi thọ của con người được kéo dài thêm từ 30 - 40 tuổi đầu thế kỷ đã tăng lên 60 - 70 vào cuói thế kỷ thế kỷ, đồng thời dân số tăng đột ngột tới 6 tỉ người vào cuối thiên niên kỷ.
Đạo đức con người không tiến kịp bước khoa học
Rất đáng phàn nàn là nếu khoa học công nghệ đã tiến vượt bậc thì hầu như như đạo đức con người chưa tiến được bao nhiêu.Từ lúcnhân loại định cư để làmnông nghiệp tới nay không thời nào là không có chiến tranh. Trong các loài động vật sống trên Trái đất thì loài người là loài duy nhất chế tạo ngày càng nhiều vũkhí để giết người hàng loạt.
Nếu vào đầu CN hoàng đế Roma đã tiêu diệt 1 triệu dân Gaulois, vào đầu thế kỷ III chỉ một trận xích mích đã tiêu diệt 80 vạn quân Tào Tháo.Sau khi phát hiện châu Mỹ, các đội conquistador đã tiêu diệt 16 triệu thổ dân. Hai cuộc đại chiến trong thế kỷ XX lầnthứ nhất tiêu diệt 8 triệu người, lần thứ hai 40 triệu người. Sau cả hai cuộc chiến tranh đẫm máu đó loài người đã thiết lập ra tổ chức LHQ để dàn xếp mâu thuẫn giữa các nước, để bảo vệ hòa bình và bảo vệ môi trường sống sông trên toàn bộ trái đất chúng ta. Nhưng với điều lệ hiện nay, tổchức LHQ chưa thể có đủ sức mạnh và uy tín để dần xếp các mâu thuẫn đó.
Với các phương tiện thông tin liên lạc nhưhiện nay, trái đất đã trở nên quá nhỏ bé , và nếu muốn có thể xây dựng thành một Liên bang cộng hòa thế giới hoặc một nước Cộng hòa thế giới mang lại cuộc sống hòa bình và hạnh phúc cho tất cả các dân tộc trên trái đất này...Đã trải qua 100 thiên niên kỷ từ khi xuất hiện, chẳng lẽ người khôn (homo sapiéns sapiéns) vẫn mãi là loài thú dại dột tàn ác tiêu diệt lẫn nhau?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt