Bao giờ sẽ xuất hiện 'Einstein mới' ?

08:18 CH @ Thứ Ba - 03 Tháng Giêng, 2006

Liệu sẽ có một Einstein khác trên bầu trời khoa học? Đây là chủ đề tranh luận ngầm đang diễn ra tại các cuộc hội thảo tưởng nhớ nhà bác học lừng danh suốt năm nay. Nhưng có thể từ nay đến đó sẽ dài hơn. Ít nhất, cũng đã có hơn 200 năm cách biệt giữa Einstein và "đối thủ" gần ông nhất - Isaac Newton.

Nhiều nhà vật lý cho rằng Einstein thứ hai đến giờ vẫn chưa ra đời, hoặc mới chỉ là một cậu bé. Đó là bởi cuộc truy tìm một lý thuyết hợp nhất tất cả các loại lực trong tự nhiên đã đẩy những bài toán hiện nay tới giới hạn của nó. Các bài toán mới phải được tạo ra trước khi vấn đề có thể được giải quyết.

Các nhà nghiên cứu cho biết cũng có nhiều nhân tố khác đang cản trở một Einstein mới xuất hiện.

Trước tiên, vật lý là ngày nay đã trở nên rất khác biệt. Ở thời kỳ của Einstein, chỉ có vài nghìn nhà vật lý học trên toàn thế giới, và các nhà lý thuyết - những người có thể phản biện kiến thức với Einstein có lẽ chỉ đủ để nhét vào một chiếc xe khách, mà sẽ vẫn còn trống nhiều chỗ.

Thêm nữa, giáo dục thời đó cũng khác xa so với ngày nay. Một nhân tố quyết định trong việc giáo dục Einstein đã bị bỏ qua - nhà sử học khoa học của Đại học Notre Dame, Don Howard, nói - là những năm tháng đọc triết học khi ông còn là một cậu bé, triết học của Kant, Schopenhauer và Spinoza cùng với những người khác. Nó dạy cho ông cách suy nghĩ độc lập và trừu tượng hoá về không gian và thời gian, và điều đó xảy ra không lâu trước khi chính ông trở thành một nhà triết học.

"Sự độc lập được tạo ra từ quan điểm triết học, theo tôi, là điểm khác biệt độc đáo giữa một thợ thủ công thuần tuý hoặc một chuyên gia và một người đi tìm sự thật phía sau sự thật", Einstein viết năm 1944.

Và ông còn là một nhạc sĩ tài hoa. Sự tương tác giữa âm nhạc và toán học của ông được nhiều người biết đến. Einstein sẽ chơi dữ dội một bản nhạc violin khi đang cân nhắc đến các rắc rối của vật lý.

Ngày nay, các trường đại học tạo ra hàng triệu nhà vật lý. Không có nhiều nhiệm vụ khoa học cho họ, vì thế họ đến phố Wall và Thung lũng Silicon để sử dụng kỹ năng phân tích của mình vào những việc thực tế hơn - trong những nỗ lực bổ ích hơn.

Những người còn lại làm việc không đơn độc. Tại các phòng thí nghiệm như CERN, trung tâm vật lý hạt lớn nhất thế giới ở Thuỵ Sĩ, 100 nhà nghiên cứu hợp tác trong một thí nghiệm nguyên tử duy nhất, và việc công bố kết quả kéo dài nhiều năm.

Thật khó mà tưởng tượng được một "kẻ nổi loạn" giống như Einstein chịu đựng được điều đó. "Có thể đang tồn tại một Einstein đâu đó bên ngoài các phòng thí nghiệm, nhưng tiếng nói của anh ta ngày càng khó lọt đến giới khoa học hơn", nhà vật lý Brian Greene từ Đại học Columbia nhận định.

Đặc biệt là khi xem xét đến những điều mà Einstein đề xuất.

"Kết cấu thực sự của đường cong không gian và thời gian? Chúa ơi, quả là một ý tưởng lạ lùng. Chắc chắn sẽ có vài người đập đầu vào tường khi bạn nói bạn tin rằng sẽ tìm thấy giải pháp", Green bình luận. Có lẽ ví dụ tốt nhất là 5 bài báo khoa học mà Einstein viết trong "năm màu nhiệm của ông" - năm 1905. Những "thí nghiệm của ý nghĩ" này là những tính toán được gửi tới tạp chí danh tiếng Annalen der Physik từ một người vô danh tiểu tốt. Không có chú thích hoặc đề dẫn nào cho chúng.

Và điều gì có thể xảy ra đối với một bài báo kiểu đó ngày nay? "Chúng ta đặt tất cả những bài viết đó trong hộp thư, mục những ý tưởng quái dị", Greene nói thêm.

Nguồn:VnExpress
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Albert Einstein: Đỉnh cao của khoa học và nhân văn

    15/03/2016Chu HảoEinstein đã vĩnh biệt chúng ta gần nửa thế kỷ rồi, nhưng tên tuổi và hình ảnh của ông sẽ mãi mãi sống cùng thời gian. Người đời sau sẽ vẫn cứ luôn luôn kinh ngạc trước trí tuệ siêu phàm của Einstein...
  • Albert Einstein và Giáo dục

    11/01/2016Nguyễn Ngọc ThuậnAnhxtanh đã phát biểu những tư tưởng của mình về một nền giáo dục căn bản cho xã hội hiện đại. Những tư tưởng đó được đăng rải rác ở nhiều nơi, chủ yếu vào những năm cuối đời và tập trung hơn cả là bài phát biểu của ông tại Albany, NewYork ngày 15/10/1936 nhân kỷ niệm 300 năm giáo dục Hoa Kỳ, rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập...
  • Einstein - cuộc đời và sự nghiệp

    30/10/2014Sau khi Thế Chiến thứ hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. Trong hàng chục năm trời, E = mc2 vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằng thành phố Hiroshima vào năm 1945 do quả bom nguyên tử đã chứng minh sự thật của phương trình đó...
  • Albert Einstein - nhà khoa học, nhà triết học

    28/10/2014Nguyễn Tấn HùngEinstein nổi tiếng không chỉ vì những cống hiến của ông cho khoa học, mà còn ở những quan điểm của ông về nhiều vấn đề chính trị - xã hội, tôn giáo, đạo đức. Ông nói về chiến tranh và hoà bình, về tôn giáo, về nhân quyền, về chủ nghĩa dân tộc...Quan điểm của ông được bày tỏ một cách thẳng thắn, không khoan nhượng, nhiều khi có vẻ khi có vẻ ngây thơ, những người ta chú ý đến ông, lắng nghe ông nói....
  • Newton và Einstein, Hai người khổng lồ cô đơn

    03/09/2013Phạm Nguyễn Việt HưngCả Einstein lẫn Newton đều có trí tuệ vĩ đại khiến cho mọi người đều biết về những cống hiến của họ và ngoài đó nữa. Newton đã phát minh ra phép tinh vi tích phân, đã phát biểu các định luật của cơ học và đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn. Còn Einstein đã đặt cơ sở cho hai toà nhà chọc trời của vật lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và vật lý lượng tử, đồng thời cũng xây dựng một lý thuyết mới về hấp dẫn.
  • Chung khảo cuộc thi viết "Kỷ niệm năm quốc tế Einstein 2005"

    02/01/2006Chiều 9/12/2005, tại trụ sở Viện Goethe Hà Nội, Hội đồng giám khảo cuộc thi Bình luận 2 câu nói của Einstein" đã họp và chọn ra 10 thí sinh lọt vào vòng chung khảo...
  • Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein

    07/11/2005Nguyễn Huệ ChiĐột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn - phương pháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây...
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • xem toàn bộ