Descartes và niềm hy vọng sống lâu trăm tuổi

06:28 CH @ Thứ Sáu - 18 Tháng Mười Một, 2005

Mặc dù có một sức khỏe yếu ớt ngay từ khi sinh ra, René Descartes đã chiến đấu suốt cả cuộc đời để đem lại cho cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn. Ước muốn lớn nhất của ông là con người có thể sống lâu và hạnh phúc. Ngày nay, nhờ các tiến bộ trong y học, việc duy trì một cuộc sống thọ hơn và mạnh khỏe hơn không còn là điều quá khó khăn, đặc biệt ở các nước phát triển. Tuy nhiên, khái niệm này ở thời của Descartes là một điều hoàn toàn mớimẻ.

Cuộc cách mạng khoa học của thế kỷ XVII đã đem đến nhiều niềm hy vọng. Việc xác định lại cơ sở của các ngành khoa học đã báo trước sự ra đời của nhiều ứng dụng mới: khả năng làm chủ các chuyến thăm dò và khai phá địa lý bằng đường biển, những tiến bộ trong các lĩnh vực cơ khí, quân sự. nông nghiệp...Trong lĩnh vực y học, người ta cũng chờ đợi những thay đổi lớn. Nhờ hiểu biết nhiều hơn về thiên nhiên, y học không chỉ có nhiệm vụ là chăm sóc và chữa trị cho bệnh nhân nữa mà còn có nghĩa vụ kéo dài tuổi thọ cho con người. Một trong những nhà khoa học quan tâm đến điều này nhất chính là René Descartes.

Việc đổi mới và hoàn thiện y học thực sự là nhiệm vụ trung tâm trong hệ thống triết học của Descartes. Trong Discours de la méthode(những bài nói về phương pháp) ra đời năm 1637, ông cho rằng triết học mới phải dẫn tới những khám phá lớn nhưng chưa có một khám phá nào như vậy xuất hiện trong ngành y. “Người ta có thể chữa được rất nhiều các loại bệnh tật khác nhau, từ các bệnh cơ thể tới các bệnh tâm thể nhưng cũng cần phải hạn chế được sự lão hoá”. Trong Discours,Descates nhấn mạnh: “Như vậy đối với tôi không còn cách nào khác là phải" huy động tất cả các thời gian có thể để làm được một điều gì khác bên cạnh việc tìm hiểu thiên nhiên nhiều hơn về nhằm áp dụng cho ngành Y, đảm bảo cho nó có một vai trò tốt hơn".

Mười năm sau, trong lời bạt của cuốn "Principes de la Philosophie” (Các nguyên lý của triết học), người ta thấy xuất hiện câu ẩn dụ nổi tiếng: "Như vậy toàn bộ triết học có thể coi như là một cây lớn mà rễ của nó là siêu hình học, thân của nó là vật lý và các cành lá là các ngành khoa học khác. Tất cả có thể tóm lại trên ba nền móng chính là Y học, Cơ học và Đạo đức”.

Lạc quan về một cuộc sống lâu dài

Trong rất nhiều bức thư ông viết, người ta thấy rõ nỗi trăn trở muốn kéo dài cuộc sống cho nhân loại của Descartes. Thídụ trong năm 1640, ông viết: “Tôi tin tưởng có thể tìm được nhiều bài học bảo đảm (trong y học) để không chỉ chữa bệnh, phòng bệnh mà còn ngăn chặn khả năng lão hóa đối với con người”. Hai năm trước khi mất, ông một lần nữa khẳng định lòng tin sắt đá của mình: “Chắc chắn cuộc sống của con người sẽ được kéo dài nếu như chúng ta biết được các cơ chế của nó. Bởi vì chúng ta đã có thể khiến cây cối tăng trưởng và sống lâu hơn thì tại sao chúng ta lại không thể làm tương tự đối với con người" (Cuộc trò chuyện với Burman). Phải chăng nỗi trăn trở này xuất phát một phần từ niềm mong muốn sống lâu hơn của chính Descartes?

Thực ra, Descartes từ khi còn nhỏ đã có một sức khỏe kém và đã phải học cách tự chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ngay từ khi được sinh ra, cậu bé Descartes đã rất yếu đuối và bệnh tật. Cậu bị ho kinh niên do “thừa hưởng" từ người mẹ và một nước da mai mái cho tới khi cậu tốt nghiệp Đại học. "Lúc đó, tất cả các Bác sĩ khám bệnh cho tôi đều nói tôi sẽ bị chết trẻ”, Descartes viết trong nhật ký ở trường học, do sức khỏe kém, cậu được phép đến lớp học muộn hơn các bạn. Chính sự ưu đãi này đã khiến cậu có một thời gian suy ngẫm sau khi tỉnh dậy vào mỗi sáng Descartes rất thích ngủ. Năm 1931, ông vẫn có thể dễ dàng ngủ tới 10 tiếng mỗi ngày và ông cũng khuyên các bạn mình nên ngủ nhiều. 40 tuổi, Descartes đã nhận thấy “có những nhúm tóc bạc và điều này khiến tôi hiểu rằng mình phải làm mọi cách để hạn chế sự lão hóa của chính mình", ông viết. Từ đó, ông ngày càng chú ý chăm sóc cho sức khỏe mình hơn. Mặc dù những phiền muộn về sức khỏe, ông vẫn là người sống rất lạc quan. Ông thậm chí còn có kế hoạch sống tới hơn 100 tuổi. Chính vì vậy, khi Mersen cho ông biết người ta ngày càng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe, Descartes khuyên bạn: "Tôi đã sống được 30 tuổi và lạy trời, tôi hầu như chưa biết tới nỗi đau gì thực sự làm cho tôi đau đớn”. Và sau này khi tôi đã có được chút ít kiến thức về y học, tôi cảm nhận được nhiều hơn về giá trị của cuộc sống và tôi thấy càng phải chăm chút nhiều hơn cho sức khỏe của mình. Tôi cảm thấy giờ tôi còn cách xa cái chết hơn cả khi mình còn niên thiếu "Hai năm sau đó, ông vẫn đưa ra các bằng chứng để khẳng định mình sẽ sống lâu”. Trong bức thư gửi tới Huygens, ông viết: "Nhờ trời, tôi vẫn còn hàm răng mạnh khỏe và tôi không hề sợ mình sẽ không vừa quá tuổi 30 (chết). Cái chết quả là điều xa lạ đối với tôi”.

Cái chết bất ngờ

Đó là dòng chữ xuất hiện trong các thông báo gìn khắp cộng đồng khoa học thời bấy giờ. Trước đó, các nhà quan sát đã cho rằng tình trạng sức khỏe của Descartes là một chỉ số biểu hiện sự thịnh hay suy của chủ nghĩa mà ông đề ra. Chính vì vậy người ta đã làm mọi cách để giúp ông đạt được mục đích. Thí dụ vào năm 1637, Huygens đã viết một bức thư đề nghị Descartes viết vài dòng về "cách để sống dài hơn cuộc sống mà người ta đang có”. Một nhà triết học người Anh khi đi ngang qua Pháp nói với Descartes rằng cuộc sống con người quá ngắn ngủi để có thể cống hiến cho nó và cần thiết phải tìm một phương cách cụ thể để kéo dài tuổi thọ của con người. Descartes trả lời đó chính là mục đích nghiên cứu của ông và tất nhiên ông không thể biến con người thành bất tử nhưng có thể sống một cuộc sống dài lâu hơn. Tin về cái chết của ông từ Thụy Điển đã khiến tất cả mọi người hết sức ngạc nhiên bởi khi đó (năm 1650), ông mới bước qua lứa tưới 50. Người bạn của ông, cha cố Picot cho rằng "Descartes không thể chết ở tuổi 54 và chắc chắn phải có một nguyên nhân kỳ lạ hoặc bạo lực mới có thể khiến ông qua đời. Chắc chắn ông phải sống ít nhất 500 tuổi bới ông đã tìm thấy nghệ thuật sống lâu.

Tin đồn về việc ông bị đầu độc lantỏa khắp nơi nhưng ít người tin vào điều đó. Phần lớn mọi người đều hiểu rằng cái chết của ông là do một cơn sốt kéo dài dẫn tới viêm phổi nặng. Cái chết sớm của Descartes đã khiến người ta nghi ngờ về tính nghiêm túc trong triết lý của ông. Một tờ báo ở Hà Lan thậm chí còn còn coi đây là cái chết của một kẻ điên rồ khi cho rằng mình có thể sống lâu hơn nếu mình muốn. Ngay cả hoàng hậu Christme, người thường có những trao đổi với Descartes vào 5 giờ sáng hàng ngày (có thể đây cũng là nguyên nhân khiến ông chết sớm) cũng đã tuyên bố thẳng thừng: "Những lời phán truyền của ông ta đã lừa dối chính ông !”.

Cho tới những giờ phút cuối cùng, Descartes vẫn nhìn nhận mình chính là vị bác sĩ tốt nhất đối với bản thân. Ông thường không sử dụng các đơn thuốc mà các bác sĩ hoàng gia Thụy Điển kê mà dùng ngay đơn thuốc của chính mình: thí dụ như “buổi tối, ông đề nghị người ta giúp cho thuốc lá vào rượu vang để gây nôn”, Adrien Bail1et đã viết như vậy trong cuốn "Cuộc sống của Ngài Descartes”…

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Liệu bản chất con người có thay đổi theo thời gian không?

    19/07/2018Nhiều hệ tư tưởng đã đưa ra ba câu trả lời chính cho câu hỏi về tính bất biến hay không đổi của bản chất con người. Đầu tiên là quan điểm truyền thống cho rằng con người về cơ bản thì giống nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan điểm này, một loạt những đặc điểm về thể chất và trí tuệ tạo thành bản chất đặc trưng của con người không thay đổi và sẽ không thay đổi chừng nào con người vẫn là con người và không phải là loài sinh vật khác. ...
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Chúng ta thoát thai từ đâu?

    07/01/2014"...khó mường tượng, cơ chế gì mà chỉ một mô người chết có thể tung ra một lượng thông tin to lớn về tạo dựng những mô người mới ở một cơ thể khác, tức kích thích sự tái sinh. Rồi chuyện mỗi tế bào người phức tạp đến thế nào cũng khó hình dung... Rõ ràng mọi chuyện đó xảy ra theo một chương trình hoạt động liên tục, chặt chẽ mà so với nó một cái máy tính hiện đại nhất cũng chỉ là cái đồ chơi treo trên cây thông Nôen. Các chương trình đó khu trú ở đâu? Tất nhiên không chỉ trong các gen. Theo dữ kiện vật lý mới thì các chương trình đó được ghi trong năng lượng tế vi, ở phương Đông năng lượng đó gọi là năng lượng của Chúa Trời, và cả ở trong nước cơ thể người . Vậy ai đã lập ra các chương trình tái tạo mô người diệu kỳ đó?..."
  • Tìm hiểu bản chất của ý thức

    12/10/2005GS. Đoàn Xuân MượuTừ khi loài người hình thành, tiến hóa, biết lao động kiếm sống, ý thức phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều triết thuyết của phương Đông và phương Tây bằng con đường minh triết và duy lý, về quá trình phát sinh của ý thức...
  • Một cuộc ra đời lần thứ hai

    27/09/2005Phạm ToànTrước hết, cần tìm một định nghĩa cho tâm linh. Xưa nay khái niệm ấy dùng một cách mù mờ, chân tình và cơ hội, trắng đen vàng thau để lẫn lộn. Thành thử có khi tôn vinh tâm linh mà thành hạ thấp nó. Còn trong nhiều trường hợp tâm linh trùng với đồng cốt phong thuỷ...
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Cuộc phỏng vấn thú vị về tuổi tác và trí tuệ

    21/07/2005Trần Hồng (theo Newsweek)Tiến sĩ Robert Betles, người Mỹ, từng là Giám đốc Viện quốc gia về những vấn đề lão hóa đã trả lời phỏng vấn của tờ Newsweek tại cuộc hội thảo quy mô quốc tế mới đây về vấn đề: "Lão hóa và người cao tuổi trong thế kỷ XXI". Chúng tôi xin trích dịch một phần nội dung trả lời của tiến sĩ để bạn đọc tham khảo...
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ