Sự tiến hóa theo Gould
Cá tính sáng láng, thường hay tranh luận, Stephen Jay Gould là một gương mặtlớn trong các khoa học về sự tiến hoá. Đặc biệt ông đã gópphần làm cho các nhà tiên hoá luận cổ điển và các chuyên gia về phát triển xích lại gần nhau. Đôi khi không trọng truyền thống, các ý kiên của ông về thời gian ngắn và thời gian sâu, về điều ngẫu nhiên và những cưỡng bức,vẫn còn tiếp tục gây cảm hứng cho các nhà nghiên cứu. Dưới đây lược thuật bàiviết của Armand De Ricqlès, Giáo sư Collège de France, về nhà nghiên cứu nổi tiếng này trên Tạp chí Les Dossien de La Recherche, số 19, tháng 5/7/2005.
Thật là còn chưa đủ khi nói rằng Gould đã ảnh hưởngđến cả một thế hệ các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chung về thuyết tiến hoá. Trong những năm 1960, khi ông khởi nghiệp là nhà cổ sinh vật học, "lý thuyết tổng hợp về tiên hóa" đã được hưởng một cương vị hoàn toàn ưu đãi ở Hoa kỳ. Lý thuyết này ban đầu cởi mở và đổi mời đã chai cứng lạivới các đề xuất ngày càng rúm ró co hẹp đi đôivới sự lão suy của các cha sáng lập được thăng lên các chức vị cao nhất của trường đại học, đối mặt với một thế hệ mới của Gould được nuôi dưỡng bằng "sự Tổng hợp gây nôn mửanày! Như thế "chủ nghĩa Gould" trước tiên chuyển vận một thành phần nổi dậy chống lại các "cha" (Emst Mayr, Dobzjansky, Simpson, Romer…) chứng tỏ có sự xung đột quyền lực giữa các thế hệ.
Như vậy, trong những năm 1960, lý thuyết tổng hợp đề xuất điều gì để giải thích lịch sử tiến hoá của cuộc sống và các cơ chế ở bên dưới nó? Nói vắn tắt, nguồn gốc các loài (hoặc sự hình thành loài) là hậu quả của sự thích nghi. Sự tiến hoá không hướng về một mục đích (đây sẽ là thuyết mục đích), nó không là bấp bênh (điều này sẽ trái với sự chọn lọc tự nhiên), cũng không "lượng tử" (như thế sẽ trái với di truyền học các quần thể), mà là tuần tự và cơ hội.Nó tiến hành theo sựlựa chọn tuần tự sinh vật nào có thể sống được tốt nhất trong một bối cảnh nào đó, dựa trên một số nguyên lý chung: thuyết thích nghi, quyết định luận chọn lọc, thuyết tiến hoá tuần tự, thuyết giản hoá và một nguyên lý khác, đó là thuyết tập trung thống nhất, tức là chỉ có một cơ chế tiến hoá duy nhất, tuỳ theo thời hạn tác động của cơ chế này mà tạo ra "tiến hoá vi mô" (bên trong loài) trong khuôn khổ của “thời gian ngắn"(thời gian sinh học và thời gian sinh thái) và "tiến hoá vĩ mô"trong khuôn khổ của “thời gian dài"(thời gian địa chất học và cổ sinh vật học). Có thể nói rằng sự hình thành loài tạo nên giao diện giữa hai trình độ tiến hoá trên. Trong bối cảnh này, tiến hoá vĩ mô không phải là một cơ chế, nó có một ý nghĩa hoàn toàn miêu tả. Thực ra đây là cách phát biểu đơn giản theo hệ thống học về tính đa dạng sinh học trên quy mô lớn, tổng hợp các kết quả của tiến hoá vi mô trong thời gian dài và trong không gian.
Toàn bộ công trình của Gould không bao giờ từ bỏ hoàn toàn bản phác thảo tối thiểu được gợi lại trên đây mà bao gồm việc cống hiến nhiều sửa đổi, điều chỉnh và bổ sung ít nhiều quyết liệt trong mọi lĩnh vực và ở mọi trình độ.
Đầu tiên, Gould bảo đảm cho mình một công cụ tư tưởng về kỹ thuật và ông hiểu rằng việc nghiên cứu hình thái và các biến đổi hình thái do sự tiến hoá đòi hỏi các phương pháp về sinh trưởng tương đối(1) và các phân tích đa biến(2) và ông phân tích tỉ mỉ các khả năng của chúng một cách tài tình trong một loạt các công trình làmcho ông được mọi người chú ý.
Sự trở về các hình thái
Việc nghiên cứu kết cấu cơ thể của cá thể vừa là kết quả cụ thể của sự tiến hoá (kiểu biểu hiện) và nơi xảy ra của các cơ chế (sự chọn lọc). Theo Gould ngoài bá quyền của gen thì đây là quan niệm "nội tại” về cấu tạo của cơ thể chứ không phải một ý niệm hoàn toàn "ngoại lai" do sự chọn lọc chi phối và ông đặt lại hình thái học vào trung tâm của quan niệm hiện đại về sự tiến hoá và nêu rõ các “cưỡng bức của kết cấu”.
Sự phát triển cá thể: nhân vật quan trọng vắng mặt trong lý thuyết tổng hợp.
"Kế hoạch kết cấu” được quy định bởi các cưỡng bức lịch sử (sự phát sinh loài), các con đường phát triển cá thể, các khả năng hoặc các hạn chế về kết cấu trong đó có bộ gen cùng tính nhân quả chọn lọc (bên ngoài), nên Gould đã đặt lại sự phát triền cá thể vào trung tâm của việc nghiên cứu về tiến hoá trong cuốn sách phát triển cá thể và phát sinh loài (1977).
Thời gian sâu và thời gian ngắn
Một suy tư sâu của Gould về kết cấu thời gian được phát triển trong Mũi tên thời gian và các
Việc đọc có thiên kiến
Sự chuyển đổi các mẫu của việc hình thành loài trong thời gian dài sẽ không thể hiện bằng sự tiệm biến tuần tự, chậm và liên tục của các loài , mà bằng việc luân phiên các điểm và các ứ đọng. Theo Gould, việc đọc tư liệu cổ sinh vật học đã bị thiên lệch về một thành kiến về tuần tự, nên cần đưa các ứ đọng của tiến hóa vào tư liệu cũng như là các biến đổi tuần tự. Một đơn vị tiến hoá gọi là nhánh(dòng dõi) gồm các con cháu một loài tổ tiên được nhận ra do cùng chia sẻ ít nhất một cá tính tiến hoá đã xuất hiện ở loài này.
Các tài liệu lưu trữ hóa thạch cần thiết
Gould nhấn mạnh tính chất không thể thay thế của cổ sinh vật học vì không những nó cung cấp tư liệu cụ thể cho sự tiến hoá của thế giới đang sống trong thời gian dài mà cả tư liệu thực tế cho các cơ chế tiến hoá không thể nào nhận thức và nghiên cứu được trong thế giới hiện tại, các xu hướng tiến hoá dài hạn (thời gian sau), đây là nơi mà ông đến gần nhất việc ly hôn với lý thuyết tổng hợp.
Sự xâm nhập của tính ngẫu nhiên
Các suy tư của Gould về tiến hoá vĩ mô và các cơ chế hình thành loài đưa đến kết quả là làm nổi rõ một khái niệm khá độc đáo, quan trọng và hữu ích, đó là khả năng có từ trước(exaptation): trong cục điện tiến hoá vĩ mô của sự hình thành loài, thường xuất hiện các cấu trúc, các tính cách, ban đầu không được lựa chọn và như là để sẵn vì lý do nào đó (chẳng hạn như sự phát triển không đều trong phôi). Các yếu tố này có thể trở thành các đích mới của sự tiến hoá và có thể thay đổi chức năng trong bối cảnh của các áp lực lựa chọn mới. Tính nhân quả phức tạp này là đặc điểm của các quá trình lịch sử như Gould không ngừng cho thấy trong các tác phẩm của ông, chẳng hạn như trong Cuộc sống thậtlà đẹp (1989).
Bổ sung cho lý thuyết tổng hợp
Ý niệm về tiến hoá vĩ môcủa Gould đã điều chỉnh và bổ sung cho lý thuyết tổng hợp cổ điển nênngoài các kỷ niệm cá nhân mà ông để lại cho những người quen biết ông, sự phong phú của toàn bộ tác phẩm khoa học của ông sẽ mãi còn là nguồn cảm hứng cho các nhà tiến hoá luận
(1) Các phương pháp sinh trưởng tương đốidựa trên việc đo nhịp độ tăng trưởng của các cơ quan khác nhau trongkhi phát triển.
(2) Các phân tích đa biên cho phép nghiên cứu các sơ đồ khác nhau về biếndị hình thái của các đặc tính chủ yếu của mộtloài nào đó.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt