Nhu cầu và vấn đề điều khiển hành vi

08:08 CH @ Thứ Năm - 09 Tháng Ba, 2006

Nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý của con người, nó chi phối một cách mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống: Trong quản lý, kinh doanh, giáo dục... Trong tâm lý học nhu cầu được nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới. Ở đây tôi xin đề cập tới vấn đề nhu cầu trong mối quan hệ với việc điều khiển hành vi của con người.

Tại sao con người lại có hành động này chứ không phải là hành động khác trong một số hoàn cảnh? Hành động được hình thành như thế nào? Yếu tố gì quyết định đến hành vi của con người?

Bất cứ một hoạt động nào của con người cũng là nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của bản thân. Nhưng nhu cầu với tư cách là một điều kiện bên trong, là trạng thái thiếu thốn của cơ thể - trạng thái này tự nó không gây ra bất kỳ hoạt động nào có định hướng nhất định. Chức năng của nó chỉ giới hạn trong việc phát động những chức năng sinh lý tương ứng và kích thích chung đối với lĩnh vực vận dụng biểu hiện thành những cử động tìm tòi không có phương hướng. Chỉ khi nào gặp được vật (đối tượng ) đáp ứng thì khi đó nhu cầu mới trở thành có năng lực hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động. Sự việc nhu cầu gặp được đối tượng là sự việc đặc biệt lúc đó như cầu được đối tượng hóa làm cho nhu cầu chứa đầy nội dung rút ra từ thế giới xung quanh. Chính lúc này nhu cầu có ý nghĩa hướng dẫn hành vi hoạt động của chủ thể:

Con người là chủ thể của hoạt động, của hành vi. Con người thực hiện: hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu được ý thức và hành vi này được thực hiện trên những khách thể nhất định. Muốn hướng con người vào một hành vi nào đó phải nghiên cứu hệ thống nhu cầu của người đó, giúp họ ý thức được nhu cầu, tạo điều kiện cho sự gặp gỡ giữa nhu cầu và đối tượng hay nói cách khác là phải tìm cách đối tượng hóa nhu cầu của chủ thể.

Nhu cầu của con người theo ông Nguyễn Khắc Viện có ba loại cơ bản:nhu cầu vật chất, nhu cầu xúc cảm và nhu cầu xã hội.

Các nhu cầu vật chất: có liên quan mật thiết đến hoạt động của cơ thể và đôi khi được mô tảnhư là các xung năng (drives) sơ cấp hoặc sinh lý. Chẳng hạnnhư xung năng tình dục, xu năng đói. Đó là các nhu cầu bẩm sinh. Các nhu cầu vật chất thông thường ở người là nhu cầu về thực phẩm, phương tiện sinh sống như nước, ô xy và nhu cầu bài tiết, quần áo và nơi che chở để bảo vệ và giữ cơ thể ấm áp. Nhu cầu được hoạt động, hoặc được kích thích cảm giác và vận động kể cả khoái cảm, tình dục, luyện tập thân thể và nghỉ ngơi.

Nhu cầu về cảm xúc: loại nhu cầu này cũng đóng mộtvai trò quan trọng trong việc tạo ra động lực cho hành vi và khi cảm xúc bị hẫng hụt thì dẫn đến hậu quả gây ra các nhiễu loạn trong hành vi (nên chú ý khi ta muốn đề đạt vấn đề gì muốn được chấp nhận thì phải lựa lúc, lựa lời để tăng hiệu quả). Các nhu cầu chung về cảm xúc là: Nhu cầu về tình thương yêu của con người, sự tán thành và kính trọng, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu về sự xứng đáng, nhu cầu được cần tới và được người khác mong muốn.

Các nhu cầu xãhội: các nhu cầu xã hội và các cách thỏa mãn các nhu -cầu đó nảy sinh lừ nền văn hóa hoặc bốicảnh xã hội mà con người là một thành viên. Các nhu cầu xã hội đan xen với các nhu cầu vật chất và nhu cầu cảm xúc. Những nhu cầu xã hội chung là nhu cầu đồng nhất hóa hay nhu cầu được quy thuộc mộtnhóm, mộthạng người nào đó: Nhu cầu giáo dục, nhu cầu theo tôn giáo, nhu cầu giải trí... Các nhu cầu xã hội cũng như các nhu cầu khác được đáp ứng trong tác động qua lại với những người gần gũi, các thành viên của cộng đồng, các nhóm xã hội cũng như gia đình.

Các nhu cầu đan xen nhau phụ thuộc lẫn nhau quan hệ qua lại với nhau tới mức trong thực tế chúng không thể tách rời được nhau, chúng như một dịch lỏng và luôn luôn thay đổi. Có cái khởi sự bằng nhu cầu được thoả mãn bằng cách cùng chia sẻ món thức ăn đã trở thành lễ nghi như là tượng trưng cho sự tôn trọng: Chẳng hạn việc đưa đồ giải khát mời khách biểu thị lòng mến khách của người phương Nam, việc mời trầu hay một món ăn nào đó biểu thị sự kính trọng của người phương Đông.. Một số món ăn nào đấy, một số cách nấu nướng nào đấy, một cách phục vụ nào đấy cả cách ngồi ăn, tập quán ăn uống được nhận biết cùng với nền văn hóa.

Chúng ta có thể chia nhu cầu con người dựa theo các tiêu chuẩn khác nhau

Căn cứ vào đối tượng có hai loại nhu cầu: Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.

Nhu cầu vật chất là nhu cầu cơ bản bảo đảm sự tồn tại của con người:Nhu cầu thức ăn thức uống, nhà cửa, quần áo... Nhu cầu vật chất được phát triển cùng sự tiến bộ của xã hội,

Nhu cầu tinh thần được nảy sinh trên cơ sở của nhu cầu vật chất và được nhu cầu vật chất nuôi dưỡng. Nhu cầu tinh thần làm cho nhu cầu vật chất biến dạng cao thường phức tạp thêm lên. Nhu cầu tinh thần cũng vô cùng đa dạng:Nhu cầu học tập,nhu cầu làm khoa học nghệ thuật, chính trị, nhu cầu công bằng xã hội...

Nhu cầu tính thần phát triển không ngừng. Việc tìm cách thỏa mãn các nhu cầu ngây càng cao làm cho xã hội phát triển.

Xét về mức độ ta có thể chia nhu cầu trên ba mức độ:

Thứ nhất:Lòng mong muốn, ở mức độ này con người còn giữ được ý thức sáng suốt, động cơ còn trong sáng, nhân cách còn trọn vẹn.

Thứ hai:Tham, đến mức độ cả tham ý thức bắt đầu lệch lạc và thiếu sáng suốt cho nên con người hoạt động rất tích cực và. mang tính ích kỷ.

Thứ ba:Đam mê,ở mức độ này nhân cách bị tha hóa hoàn toàn, mất hẳn ý thức, có nhiều hoạt động thiếu sáng suốt đến mức mất hẳn tính người, hoạt động điên cuồng, rồ dại và độc ác.

Nhu cầu của con người không phải là cái bất di bất dịch mà nó rất năng động, biến đổi thường xuyên song sự vận động và biến đổi của nhu cầu cũng tuân theo một số quy luật nhất định.

Quá trình thỏa mãn nhu cầu của con người thông thường trải qua ba giai đoạn hay ba trạng thái: Lúc chưa được thỏa mãn thì háo hức, mong ước do đó thúc đẩy con người hoạt động tìm tòi để lấy cân bằng. Muốn điều khiển hành vi của con người nên đánh vào những nhu cầu đang ở giai đoạn này. Khi đang chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu thì con người có trạng thái khoan khoái dễ chịu, ngây ngất sung sướng. Khi đã lấy được cân bằng, nhu cầu đãđược thỏa mãn cực độ bão hòa thì có tâm trạng chán chường. Lúc này đối tượng mất hết ý nghĩa. Nếu đánh vào những nhu cầu ở giai đoạn này thì không có ý nghĩa gì. Nhưng nếu có đối tượng mới sẽ kích thích nhu cầu mới và nhu cầu mới sẽ nổi lên, hoạt động mớisẽ xuất hiện. Vì vậy nhu cầu con người là bất tận.

Nhu cầu với tư cách là trạng thái có thể có nhiều đối tượng để thỏa mãn cũng như nhiều con đường để thỏa mãn song chủ thể sẽ chọn đối tượng nào có thể đem lại lợi ích nhất và tạo nên khoái cảm nhiều nhất cho chủ thể. Đây là một điểm rất đáng chú ý trong vấn đề điều khiển hành vi con người.

Hầu hết mỗi người có một hệ thống nhu cầu. Khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu khác trở nên bức thiết và cấp bách hơn (trước đó có thể là thứ yếu). Con người không bao giờ thỏa mãn được cùng mộtlúc mọi nhu cầu. Khi những điều mong ước trước đây đã được giải quyết thì những điều monglược mới sẽ phát sinh. Nhu cầu mong ước của con người là vô tận. Muốn điều khiển hành vi của con người cần xác định thời điểm đó nhu cầu nào đang nổi lên, đang trở nên cấp bách nhất đối với con người đó để có những tác động thích hợp.

Mọi nhu cầu đều được cụ thể hóa thành xu hướng: Xu hướng là khuynh hướng, là hệ thống nhu cầu được phản ánh vào hứng thú, ước mơ, lý tưởng. Hệ thống nhu cầu này nó quy định xu hướng của con người. Xu hướng thường được biểu hiện ra ở các mặt như hứng thú, ước mơ, lý tưởng.

Hứng thú là sự xuất hiện cảm xúc trong nhu cầu, là sự chú ý đặc biệt của con người đến một hay vài đối tượng nào đó, là sự khát khao muốn tiếp cận đểđi sâu tìm hiểu. Hứng thú rất phong phú đa dạng và nó đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của con người. Trước tiên nó tạo ra khát vọng tìm hiểu đối tượng từ đó mà điều chỉnh hành vi cử chỉ, ý nghĩa tình cảm của con người theo một hướng xác định. Như thế thông qua hứng thú ta biết được những nhu cầu nào đang nổi lên đang cấp thiết gắn với chủ thể. Và thông qua việc tác động vào những nhu cầu đó tạo nên hứng thú. Ở con người điều khiển hành vi cần con người.

Ước mơ: ước mơ là những nhu cầu đã được con người ý thức và cụ thể hóa theo một khuynh hướng nhất định. Đó là những mong ước được phản ánh thành những hình ảnh khá sinh động, tạo thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động mãnh liệt. ước mơ rất phong phú đa dạng: ước mơ nhỏ bé như ước mơ có cái áo đẹp, ước mơ có nhà cao cửa rộng. Ước mơ cao đẹp như ước mơ thành nhà bác học, phi công...

Lý tưởng là hình ảnh của hiện thực và là hệ thống biểu tượng về một cái gì đó mà con người và xã hội cần vươn tới.

Mọi hành vi, cử chỉ, ý nghĩ của con người bị điều chỉnh bởi lý tưởng. Lý tưởng được hình thành và phát triển trên cơ sở của niềm tin. Niềm tin là hệ thống nhận thức rõ các nhu cầu của con người tạo thành nhân sinh quan, thế giới quan.

Khi nghiên cứu hệ thống nhu cầu ở mọt người hoặc một nhóm, một tầng lớp cần phải nghiên cứu điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý… của họ.Chính những điểm đó quy định hệ thống nhu cầu của con người. Thường thì con người thực hiện một hành vi nào đó là để thoả mãn một hệ thống nhu cầu. Trong hệ thống nhu cầu đó có những nhu cầu cấp thiết hơn nó thúc đẩy mạnh mẽ con người tới hành vi và ta gọi những nhu cầu đó là nhu cầu nổi trội.

Nhu cầu nổi trội hiện diện ngay trong hứng thú, ước mơ và lý tưởng nhưng vẫn có lúc nó tiềm ẩn và nếu được đánh thức thì nó lại tạo nên những hứng thú ước mơ và thôi thúc con người hành động.Nhu cầu nổi trội, nó nổi lên trên cái nền là hệ thống các nhu cầu khác xin chú ý là nhu cầu nổi trội đóng vai trò động. Không có nhu cầu nào luôn luôn là nhu cầu nổi trội cả. Trong cùng một hệ thống nhu cầu sống ở hoàn cảnh này nhu cầu này là nhu cầu nổi trội, ở hoàn cảnh khác nó lại trở nên thứ yếu và nhường chỗ cho nhu cầu khác. Trong một loạt khách thể tương đồng thì chủ thể hay chọn một khách thể nào đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu nổi trội (tất nhiên khách thể đó phải đáp ứng cả hệ thống nhu cầu). Muốn tác động vào con người để điều khiển hành vi của họ trong một hoàn cảnh nào đó phải xác định hệ thống nhu cầu họ có thể có trong hoàn cảnhđó và điều quan trọng nhất là xác định nhu cầu nổi trội để kế hoạch tác động thích hợp.

Qua phân tích trên ta thấy việc nghiên cứu nhu cầu ở con người với tư cách là một hiện tượng lâm lý có một ý nghĩa rất lớn lao đối với việc điều khiển hành vi của con người nên trong công tác tuyên truyền quảng cáo, trong côngtác quản lý cần phải có những kiếnthức về nhu cầu của con người phải biết phương pháp xác định và nắm bắt nhu cầu của con người, phải biết được ý nghĩa của từng nhu cầu đối với từng con người cụ thể trong những hoàn cảnh xác định.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Liệu bản chất con người có thay đổi theo thời gian không?

    19/07/2018Nhiều hệ tư tưởng đã đưa ra ba câu trả lời chính cho câu hỏi về tính bất biến hay không đổi của bản chất con người. Đầu tiên là quan điểm truyền thống cho rằng con người về cơ bản thì giống nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan điểm này, một loạt những đặc điểm về thể chất và trí tuệ tạo thành bản chất đặc trưng của con người không thay đổi và sẽ không thay đổi chừng nào con người vẫn là con người và không phải là loài sinh vật khác. ...
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Quá trình đưa ra một quyết định

    17/11/2012Để giảm thiểu những rủi ro, bạn cần ý thức được một quy trình đưa ra quyết định đúng...
  • Làm sao để thuyết phục lòng người

    28/02/2006Nguyễn Thu HàKhông ai là hoàn hảo cả, hãy độ lượng trong việc đáng giá người khác dù đôi khi điều đó không dễ dàng. Dù bạn thấy những quy luật này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của nó và nhất là không sử dụng được nó khi cần...
  • Hiểu người để giữ người: 8 nhóm sở thích cuộc sống

    26/02/2006Trần ĐứcTrong thời đại của những cuộc chiến giành giật nhân tài ngày nay, cách tốt nhất để lưu giữ được và phát huy được tài năng của những “ngôi sao" trong đơn vị của mình, bạn phải hiểu họ hơn là chính họ hiểu họ và phải sử dụng điều đó để bố trí công việc phù hợp với mong muốn của họ...
  • SWOT cho sự nghiệp

    07/02/2006Hoàng Quỳnh LiênMột công cụ quan trọng trong quá trình lập kế hoạch chiến lược cũng có thể áp dụng khi lập kế hoạch cho nghề nghiệp. Đây là công cụ phân tích Marketing sử dụng mô hình SWOT...
  • Giá trị và tầm nhìn

    04/02/2006Hoàng Quỳnh LiênGiá trị tạo ra nền tảng của hình thức quản lý trong một doanh nghiệp. Giá trị cung cấp bằng chứng về thói quen, và do đó, có ảnh hưởng đáng kể tới các quyết định marketing...
  • Trường thọ ước vọng lạc quan

    18/01/2006TS. Lương Chí ThànhCó những câu hỏi và ước vọng luôn ngự trị mỗi chúng ta: Câu hỏi sâu thẳm nhất là tại sao chúng ta tồn tại và ước vọng sâu thẳm nhất là muốn sống mãi. Về câu hỏi thì không dễ trả lời và xin dành cho các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học… nhưng về ước vọng thì có thể giải đáp, đưa ra những giải pháp để mỗi chúng ta có quyền lựa chọn cho chính mình.
  • Thuyết nhu cầu của A.Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên

    22/12/2005TS. Nguyễn Thường LạngCon người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người...
  • Thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên

    19/12/2005Trương Thu HàCác nhà điều hành thường đặt ra câu hỏi “Làm sao tôi có thể thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn?” Đó là câu hỏi phổ biến nhất mà tôi thuờng được hỏi. Đây là một câu hỏi sai, thay vào đó hãy hỏi “Làm cách nào tôi có thể tạo ra một môi trường làm việc mà trong đó các cá nhân có thể quyết định việc được thúc đẩy về mục tiêu làm việc hoặc các hoạt động?”...
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Xây dựng mục tiêu cho nhân viên

    19/11/2005Nhất NguyênXác định mục tiêu cho nhân viên là một công việc quan trọng và cần thiết trong quản trị nguồn nhân lực, nhằm định hướng cho nhân viên đi theo đúng mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp đồng thời khai thác có hiệu quả những nỗ lực của họ, giúp họ có động cơ khi làm việc...
  • Vài nét về tình hình nghiên cứu vấn đề ý thức trong thời gian gần đây

    04/11/2005Phạm Kiều OanhHàng ngàn năm nay, vấn đề ý thức luôn là trung tâm chú ý của các nhà triết học. Từ nhiều thế kỷ trước công nguyên, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt vấn đề nghiên cứu ý thức và giờ đây, đầu thế kỷ XXI, vấn đề ý thức vẫn luôn là điểm nóng mà xung quanh nó đã nổ ra biết bao cuộc tranh luận chưa ngã ngũ.
  • Nghiên cứu con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước

    18/10/2005Hồ Sĩ QuýĐặt trong tương quan với những hiểu biết về các đối tượng khác, nhất là, đặt trong tương quan với những nhu cầu của sự phát triển đất nước, của sự phát triển bản thân con người trước thách thức của thế kỷ XXI, thì nhiệm vụ này thực ra là mới mẻ, cấp bách, và nói thật chính xác thì vấn đề con người trong xã hội hiện đại khác khá xa với vấn đề con người mà nhận thức truyền thống đã từng lý giải. Đây là điều cần lưu ý khi tiến hành những nghiên cứu về con người, đặc biệt là nghiên cứu lý luận...
  • Tìm hiểu bản chất của ý thức

    12/10/2005GS. Đoàn Xuân MượuTừ khi loài người hình thành, tiến hóa, biết lao động kiếm sống, ý thức phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều triết thuyết của phương Đông và phương Tây bằng con đường minh triết và duy lý, về quá trình phát sinh của ý thức...
  • Gắn văn hóa doanh nghiệp với đời sống người lao động

    06/08/2005Ts. Phan Quốc Việt"Tại sao ta thành lập doanh nghiệp? Doanh nghiệp hoạt động có phải chỉ vì tiền hay vì nhiều mục đích khác nữa? Theo tôi, xây dựng doanh nghiệp là để làm cho đất nước hưng thịnh. Như vậy, xây dựng văn hoá doanh nghiệp cũng không nằm ngoài mục đích đó.
  • Văn hoá dưới cái nhìn phân tâm học của Sigmund Freud

    09/07/2005Nguyễn Huy HoàngSigmund Freud là người đã hướng tới việc nghiên cứu cái vô thức trong đời sống tâm lý con người và sáng tạo ra phương pháp phân tâm học. Ông đưa ra cách tiếp cận phân tâm học với văn hoá, mô tả sự xung đột của văn hoá với con người; đồng thời, phác hoạ nên bức tranh về nhân cách năng động hơn, phức tạp hơn, đầy những mâu thuẫn và xung đột hơn so với tâm lý học cổ điển. Tuy nhiên, cách tiếp cận phân tâm học đã dẫn Freud tới chỗ hiểu sai về bản chất của văn hoá, trộn lẫn lao động với bản tính tự nhiên của con người. Tựu trung lại, học thuyết của Phrớt không thoát khỏi những bế tắc.

  • Văn hóa ứng xử = sức mạnh doanh nghiệp

    09/07/2005“Người giỏi hay đi, làm sao giữ chân được họ? Chỉ có họ mới tự giữ được nhau. Và sự ràng buộc này không phải bằng tiền lương, chức vụ, vì những thứ này thường không có nhiều, mà phải tạo được sự liên kết bằng văn hóa doanh nghiệp”.
  • Văn hóa công ty làm nên khác biệt chính

    07/07/2005Con người của công ty chính là thương hiệu của công ty, thương hiệu của công ty chính là văn hóa của công ty, và khách hàng của công ty đang bỏ tiền ''mua những giá trị văn hóa đó''. Nói cách khác, nếu thương hiệu của bạn hứa hẹn mang lại cho khách hàng sự tin cậy thì bạn phải là người đáng tin cậy...
  • xem toàn bộ