Tự do báo chí bất ngờ ở Tunisia

Người dịch: Hiếu Tân
09:43 CH @ Thứ Hai - 24 Tháng Giêng, 2011

Truyền thông Tunisian đã chứng kiến một thay đổi bất ngờ và sửng sốt: Sau nhiều năm kiểm duyệt ngột ngạt, tất cả các hạn chế bỗng dưng biến mất. các báo được tường thuật tự do, các nhà báo làm việc thâu đêm - và dường như mọi người dân Tunisa đều muốn nói chuyện chính trị.

Những lâu đài ở Pháp, những Tài khoản Ngân hàng ở Thụy sĩ, Bất động sản ở Argentina!” Một đầu đề trên trang nhất một tờ báo Tunisia gào lên. “Chúng ta bắt đầu săn tìm tài sản của Ben Ali,” là phụ đề bài xã luận ngày thứ Tư của tờ Al Chourouk (“Rạng đông”).

Một tờ báo đua tranh muốn thu hút độc giả. Nó trưng bức ảnh một người đang bước đi trong lửa. Câu chuyện kể về một thanh niên có học nhưng thất nghiệp tự thiêu và châm ngòi cho một tháng biểu tình đường phố đã đánh đổ chính phủ Tunisia vào tuần trước - chỉ kích thích những hy sinh tương tự trong khắp thế giới A rập. Những cuộc tự sát ở nước ngoài đang có xu hướng khởi đầu những cuộc cách mạng, theo tờ báo As Sarih, có thể tạm hiểu là “không sơn phết” hay “sự thật trần trụi.”

Cả hai tờ báo lớn nhất Tunisia này đã trải qua một thay đổi triệt để từ Thứ Sáu tuần trước. Một bức chân dung của cựu lãnh đạo của đất nước, Zine Al Abidine Ben Ali, trước đây thường được dùng để tô điểm cho trang nhất của chúng. Hôm nay chúng thể hiện sự thù địch.

Mọi con đập đều vỡ

Việc Ben Ali chạy trốn khỏi đất nước vào cuối tuần trước là không giờ của nền tự do báo chí Tunisia. Bước quan trọng thứ hai do chính phủ lâm thời. “Bộ Thông tin sẽ không thay đổi nhân sự”, Ahmed Fria, bộ trưởng nội vụ mới của Tunisia tuyên bố. “Báo chí được tự do.” Tunisia nhảy vọt từ vị trí dưới cùng trong bảng xếp hạng hàng năm về tự do truyền thông trong thế giới A rập lên ngay hàng đầu. Lebanon - cho đến bây giờ - vốn là nơi tốt nhất cho các nhà báo hành nghề ở khu vực này.

Tất cả các con đập đều đã vỡ,” Shekir Bísbes một người mắt mờ nói. Từ khi chế độ sụp đổ người phóng viên của Mosaique FM, đài truyền thanh tư nhân có nhiều thính giả nhất Tunisia, hiếm khi ở nhà. Đài này đã chuyển từ chỗ phát ba hay bốn bản tin mỗi ngày sang đưa tin sốt dẻo suốt ngày đêm. Các bài bình luận chính trị và tường thuật được thay bằng những hộp thư truyền thanh: Người nghe khao khát thông tin cũng như khao khát được trò chuyện. Sau 23 năm bị buộc phải im lặng, người Tunisia không mong muốn gì hơn là được nói chuyện chính trị.

Nhiều nhân viên đài Mosaique FM thậm chí không về nhà để ngủ. “Các nhân viên kỹ thuật của chúng tôi đã dọn đến đây ở.” Bisbes nói, chỉ cho tôi xem một gian phòng họp đầy những chiếc nệm.

Một người hạnh phúc

Mặc dầu thiếu ngủ, Bisbes là người hạnh phúc trong những ngày này. Cuối cùng anh đã được mang hết sức lực ra làm nghề của mình. “Khi tôi bắt đầu những bài tường thuật tại chỗ những cuộc biểu tình, tôi cảm thấy lần đầu tiên tôi được làm một nhà báo thật sự,” anh nói. Nhưng anh muốn giữ cho mình cái đầu điềm tĩnh. “Chúng tôi thận trọng tường thuật cho công bằng, bởi vậy chúng tôi không muốn chỉ nhào vào một phía,” anh nói. Nhưng trong một cuộc tranh cãi về tính hợp pháp của chính phủ lâm thời, chỉ có một lập trường đáng giá. “Chúng tôi đứng về phía nhân dân,” anh nói.

Bisbes thích thú với vai trò mới của anh nhưng anh cảnh giác với việc cường điệu quyền lực của các nhà báo Tunisia mới được giải phóng. Trong nhiều thập kỷ nhân dân đã quen với việc được biết mọi tình hình thực tế xảy ra trên mặt đất mà không có sự giúp đỡ của một phương tiện truyền thông đáng tin cậy. Bisbes than phiền rằng bây giờ mọi người đang bàn tán rằng đây là một “cuộc cách mạng Al-Jazeera”. “Nhưng điều đó đã bị thổi phồng không thể tin được. Facebook, Twitter và Al-Jazeera chỉ khuếch đại một xung lực đến từ bản thân nhân dân. Một thời gian ngắn sau khi các cuộc náo loạn bắt đầu, Al-Jazeera, kênh truyền hình có cơ sở ở nước vùng vịnh Qatar bắt đầu đưa tin dồn dập.

Nuredine Butar, tổng biên tập tại Mosaique FM, đã nhiều năm chịu áp lực nặng nề từ chính phủ. Những cuộc khám xét bất ngờ, những cuộc gọi đe dọa lúc nửa đêm, “một nỗi sợ thường trực về đi tù” anh nói. Chúng tôi cố gắng đào tạo ra càng nhiều nhà báo tốt càng hay, trong những giới hạn đặt ra cho chúng tôi. Đôi khi điều ấy không có tác dụng. Để cho một ví dụ, anh rút ra một tờ fax cũ.

Nó ghi tháng Mười, 2010, khi một vụ xì căng đan bắt cóc nổ ra. Cháu trai của tổng thống Ben Ali đang cãi cọ với một người cạnh tranh về một giấy phép xuất khẩu. Khi người cạnh tranh không chịu lùi, đứa cháu bố trí một vụ bắt cóc con trai của người ấy. Tin này đồn từ người nọ sang người kia và cuối cùng đài phát thanh nhảy vào câu chuyện. Sáng hôm sau một bức fax đến: một quan tòa cấm Mosaique FM tiếp tục theo đuổi câu chuyện ấy.

Vâng, nó đã từng là Tuyên truyền của Nhà nước.

Chỉ mới cách đây một tuần, chương trình tin tức chính của đài truyền hình nhà nước Tunisia là một thứ thuốc điều trị bệnh mất ngủ rất công hiệu. Mỗi buổi tối nó bắt đầu bằng những bài dài lê thê về ngày của Ben Ali: tổng thống gặp các bộ trưởng của ngài, đệ nhất phu nhân ăn tối với các phu nhân đại sứ. Dù sao cách đây 5 năm Walis Abdallah đã nhận một công việc ở kênh TV7. “Từ đó, gia đình tôi luôn luôn chửi tôi rằng đã bán linh hồn,” người phóng viên truyền hình nói.

Vì lý do này mà Thứ Bảy tuần trước là vô cùng đặc biệt đối với anh. Khi anh đi làm về sau khi Ben Ali đổ, mẹ anh quá đỗi vui mừng. “Bỗng nhiên bà trở nên đầy tự hào,” anh chàng 34 tuổi nói. Mấy giờ trước đó, đài truyền hình đã thay đổi lập trường chính trị của nó. Các đoàn viên công đoàn đến trước ống kính camera để thú nhận rằng trong nhiều năm họ đã chẳng làm gì khác ngoài tuyên truyền cho chính phủ. Bây giờ thì họ thôi làm chuyện đó rồi, họ nói. Họ cũng sẽ đổi tên của kênh truyền hình: thay vì TV7- nó nhắc nhở việc Ben Ali cướp chính quyền ngày 7 tháng Mười Một năm 1987 - kênh này sẽ được gọi là Truyền hình Quốc gia Tunisia.

Việc đổi tên đi ngược với ý muốn của các giám đốc công ty này. “Họ muốn mọi thứ cứ giữ như cũ.” Abdallah nói. Giống như nhiều ông chủ, các nhân viên cao cấp của đài cũng có nhiều liên hệ mật thiết với chế độ. “Bạn bè và họ hàng của các ông lớn trong đảng tất cả đều có những công việc nhàn hạ ở chỗ chúng tôi.” Abdallah than. Những ai đã trung thành với chính phủ bây giờ bỗng nhiên trở nên chịu thua thiệt. “Trước đây họ thường lên giọng dạy bảo ở đây, nhưng nay họ có vẻ nhu mì dễ bảo,” anh nói. Anh nghi ngờ họ sẽ chịu lâu. “Những người trung thành với chính phủ vẫn có công việc ở đây.” Anh nói. “Vào lúc này.”

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quyền con người – nhìn từ góc độ triết học

    10/12/2018Phó TS. Hoàng CôngChúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học "kinh điển" nào về quyền con người. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn như Lôccơ, Rútxô... và sau này Mác, Engen, Lênin cũng không đưa ra một định nghĩa nào về khái niệm này giống như cách làm thông thường đối với các khái niệm triết học khác...
  • Không gian tinh thần

    15/08/2017Nguyễn Trần BạtNgày nay chúng ta không thể chỉ bàn đến tự do như là quyền tự nhiên cổ xưa nữa, tự do hiện đại phải được khẳng định là các quyền chính trị, các quyền xã hội, các quyền văn hóa, các quyền kinh tế. Quyền con người bao giờ cũng được thể hiện trên cơ sở những khía cạnh như vậy. Không có kinh tế tự do, không được buôn bán làm ăn một cách tự do thì không có quyền tự do kinh tế. Không có các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do cư trú thì con người không có các quyền tự do xã hội.
  • Một số quan điểm về tính khách quan, chân thật trên báo chí hiện nay

    21/06/2017Trần Thị Cẩm ThúyVề lý thuyết, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo đưa tin sai, dù sau đó đính chính, sẽ tự hạ thắp vị trí của mình trong lòng độc giả.
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân dân

    01/07/2015Hữu ThọNgày 25/5/1987 là ngày mở đầu chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân của tác giả N.V.L. Nghiên cứu bối cảnh ra đời của chuyên mục nổi tiếng này, để hiểu rõ hơn ý định của tác giả...
  • Vài ý nhỏ nhân đọc bài Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam

    21/01/2015Nguyễn Ngọc LanhKhái niệm Chân - Thiện - Mỹ ra đời chính là để xác định một cách tổng quát nhất phẩm cách của trí thức. Trí thức chỉ tôn thờ (và dám hy sinh để bảo vệ) sự thật, cái thiện và cái đẹp. Đã là trí thức, không thể nín nhịn khi sự thật bị che dấu, cái giả dối lộng hành; cái thiện bị cái ác lấn lướt, cái đẹp chìm lấp trong cái xấu.
  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • Khung pháp lý về quyền tự do thông tin trong một thế giới phẳng

    03/09/2013Bùi Tiến ĐạtMạng toàn cầu đã tạo cơ hội cho con người sức mạnh thông tin và hợp tác. Con người bình đẳng gần như tuyệt đối trong tiếp cận và phổ biến thông tin. Mỗi cá nhân có quyền làm những gì mà họ cho là tốt nhất với những thông tin mà họ có. Hay nói cách khác, với mạng toàn cầu, con người có thêm sức mạnh để tìm kiếm thông tin. Hơn nữa, sự kết nối, hợp tác không biên giới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều đó tạo triển vọng cho những cộng đồng toàn cầu.
  • Vì sao Tổng thống Tunisia bị phế truất?

    17/01/2011Tường LinhTrong 23 năm cầm cương Tunisia, Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng như cải cách kinh tế thành công và triển khai một chính sách đối ngoại mềm mỏng, có lợi cho đất nước. Chẳng ai ngờ hôm qua, 15/1, Tòa án Hiến pháp Tunisia đã quyết định bãi nhiệm Tổng thống Ben Ali, sau khi ông tạm lánh ra nước ngoài vì các cuộc bạo động nổ ra trong nước và qua đó trở thành lãnh đạo đầu tiên trong thế giới Arab mất quyền lực vì biểu tình đường phố...
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Sẽ là nguy cơ nếu quyền lực không được kiểm soát

    11/08/2010Nghĩa Nhân - Thu NguyệtMột trong những mục tiêu căn bản của lập pháp là kiểm soát quyền lực nhà nước, mở đường cho nhân dân thành lực lượng kiểm soát quyền lực nhà nước. Chống tham nhũng cũng vậy. Chống tham nhũng mà lại bằng chính cơ cấu nhà nước thì hiệu quả sẽ không triệt để...
  • Năm Hổ nói chuyện... báo

    05/02/2010Đoàn Công Lê HuyCuối năm, tiếp xúc với một ông bạn quan chức đầu tỉnh, ông ấy thẳng tưng: Xưa người ta sợ hổ, nay người ta sợ báo. Báo ở đây là phương tiện thông tin đại chúng. Ngẫm cũng đáng nghĩ. Câu nói vừa hàm chứa trách móc, răn đe và nhiều phần ghét bỏ.
  • Từ hành chính sự nghiệp tới tập đoàn báo chí

    18/06/2009TS. Phạm Duy NghĩaBài viết ngắn dưới đây lạm bàn về vai trò của giới truyền thông trong quản trị quốc gia và nhu cầu thay đổi cách quản lý lĩnh vực này trong thời đại ngày nay.
  • Đi giật lùi về tương lai

    28/03/2007Luật gia Cao Bá QuátNếu chỉtựngắm nhìn mình, ta đang có những bước tiến an ủi nhưng so với tốc độ phát triển của nhiều nước khác, có lẽ chúng ta đang đi giật lùi về tương lai. Điều đó có thể lý giải phần nào hiện tượng ta vẫn thấy tiến hơn trước, ngày càng xa điểm xuất phát nhưng càng tiến thì lại càng tụt hậu so với các nước.
  • Nhà báo, chữ tín và doanh nghiệp

    13/01/2006Beth Erickson (Sơn Tùng dịch)Một tờ báo sẽ phải xây dựng những quy tắc đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp như thế nào khi các nhà báo ở đó cần phải xây dựng các mối quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức cũng như nuôi dưỡng nguồn tin của mình?
  • Viết tạp bút như cụ Huỳnh

    08/12/2005Thanh ThảoSuốt một đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho dân sinh, dân chủ, cụ Huỳnh không chỉ nêu tấm gương một nhà yêu nước, mà trong lĩnh vực báo chí, cụ còn thể hiện được sức mạnh của một ngòi bút can trường, nhân ái, quyết liệt và năng động. "Tôi là một nhà cách mạng công khai", cụ Huỳnh đã tự nhận chỗ đứng của mình như thế. Và đó là chỗ đứng của người cầm bút, của người làm báo, của người đấu tranh bằng con đường ngôn luận...
  • Thể chế hóa quyền được thông tin

    21/11/2005GS. Tương LaiThông tin là một loại sản phẩm độc đáo. Độc đáo ở chỗ nếu anh cung cấp cho người khác thì nó không mất đi mà lại tăng lên. Đây là lúc mà ý tưởng tuyệt vời được phát ra từ thế kỷ trước về sức mạnh của kiến thức và thông tin ngời ngợi tỏa sáng trước mắt chúng ta: "anh ta thắp sáng ngọn nến của tôi và nhận ánh sáng mà không hề làm cho tôi bị tối đi”...
  • xem toàn bộ