Thể chế hóa quyền được thông tin

06:20 CH @ Thứ Hai - 21 Tháng Mười Một, 2005

Tuyên bố của người đứng đầu Chính phủ trước kỳ họp thứ VIII của Quốc hội "Cáccơ quanNhà nước phải tôn trọngquyền được thông tin của dân, bảo đảm cho báo chí tiếp xúc với các hoạt động của mình. Việc thực hiện điều này không thể tùy thích mà phải coi là một nghĩa vụ thể hiện tính chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Những quy định cụ thể về quyền được thông tin của dân cần được thể chế hóa” đánh dấu một bước phát triển mới đáng mừng trong việc “Mở rộng dân chủ và xây dựng Nhà nước phát quyền” đúng như chủ đề của phần cuối bản Báo cáo của Chính phủ.

Đây là một cách làm cho khẩu hiệu “dân biết, dân bàm, dân kiểm tra"không chỉ là lời kêu gọi suông mà phải biến thành sức mạnh hành động. Thể chế hóa quyền được thông tinlà căn cứ pháp lý để một công dân thực thi nội dung của khẩu hiệu đã hàm chứa nội dung sức mạnh của xã hội đânsự hỗ trợ cho Nhà nước pháp quyền vốn gắn với nhau như bóng với hình.

Thật ra thì chuyện này không mới mà đã được thực hiện tư lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới vốn có bề dày hoạt động của Nhà nước phápquyền và xã hội dân sự.Vì “quyền được thông tin”là một thành tựu của văn minh mà loài người đã đạt được trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của con người, cho con người. Đó là một minh chứng của trình độ phát triển của Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Vì nền tảng của Nhà nước ấy làt trình độ dân trí được nâng cao.

Chẳng hạn như, ở Thụy Điển, quyền được thông tin của người dânlà một quyền được Hiến pháp quy định. Trong "Quyền được tiếp cận với các văn bản chính thức ở Thụy Điển" do Bộ Tư pháp Thụy Điển xuất bản năm 1996 có ghi rõ điều này: “Nguyên tắc về việc công chúng được quyền tiếp cận với các văn bản chính thức được nói đến lần đầu tiên trong luật về tự do báo chí năm 1766. Luậtđó giờ đâylà một phần củaBộ luật tự do báo chí hiện tại và là một đạo luậtcó tính hiến định của Thụy Điển".

Trong xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức hiện nay thì thông tin cần cho con người hiện đại như cần không khí để thở vậy. Đành rằng thông tin chưa phải là tri thức. Chẳng thế mà có nhà khoa học đã than rằng chúng ta đang chết ngộp trong thông tin song vẫn đang đói tri thức đó sao! Song nếu không có thông tin thì không sao có tri thức.

Cho nên, quyền được thông tin, quyền được tựdo tiếp nhận thông tin, tự mình phân tích thông tin để chuyển thành tri thứclà chỉ báo củatrình độ phát triểncủa một quốc gia. Khái niệm những nước"đã phát triển", "đang phát triển"và “chậm phát triển” trong thế giới chúng ta đang sống tùy thuộc vào nhiều dữ kiện, trong đó các quyền nói trên giữ vị trí rất quan trọng và khôngkém phần quyết định. Và, bưng bít thông tin là một thảm hoạ cho con người trong thế giới hiện đại, cũng là thảm họa cho một dân tộc đang tìm đường phát triển cùng nhịp với thế giới

“Quyền được thông tin”, “thể chế hóa” quyền đó của người dân và bảo đảm cho báo chí tiếp xúc được với các hoạt động của các cơ quan Nhà nước có ý nghĩa nhiều mặt cho sự phát triển đất nước, chứ không riêng đối với tác động trực tiếp của việc phòng chống tham nhũng mà Luật này sẽ được Quốc hội kỳ này xem xét thông qua.

Quyền được kiêng tin, quyền được tự do tiếp nhận thông tin, tự mình phân tích thông tin để chuyển thành trí thức là chỉ báo của trình độ phát triển của một quốc gia. Khái niệm những nước “đã phát triển”, “đang phát triển” và “chậm phát triển” trong thế giới chúng ta đang sống tùy thuộc vào nhiều dữ kiện, trong đó các quyền nói trên giữ vị trí rất quan trọng không kém phầnquyết định.

Chúng ta đã có bài học cay đắng về hệ lụy khủng khiếp của tệ bưng bít thông tin trong đại dịch SARS cách đây không lâu.Xuất phát từ một bệnh nhân là người bán giacầm ở một thị trấn nhỏ của tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, thông tin bị ém nhẹm. Phải mất gần 4 tháng, tức là từ tháng 11/2002 đến tháng 02/2003, thông tin về hiểm họa Sars mới đến được với Tổ chức y tế thể giới (WHO), rồi mãi đến 02/4/2003, tức là phải mất gần 2 tháng, những chuyên gia của WHO mới đến được Quảng Đông để khởi đầu được cuộc điều tra về dịch bệnh này, để rồi đến 20 ngày sau đó dịch bệnh đã lan ra 25 nước. Hàng chục tỷ đôla thua thiệt từ ngành du lịch Trung Quốc hồi ấy, đi liền với những phản ứng dây chuyền khác là cái giá mà con người đang sống trên hành tinh này phải trả cho chuyện bưng bít thông tin!

Ấy thế mà câu chuyện bưng bít thông tin vẫn lại đang gây hiểm họa cho con người trong cơn đại dịch cúm gia cầm hiện nay do "Indonesia giấu thông tin dịch cúm gia cầm từ hai năm nay". Virut cúm gia cầm xuất hiện lần đầutiên Java năm 2003. Khi được hỏi về vấn đề này, Bộ trưởng Nông nghiệp nước này cho biết: vấn đề là chúngtôi không muốn công bố chuyện này quá nhiều vìnó sẽ ảnh hưởng đến ngảnh chăn nuôi gia cầm của chúng tôi.Vì sợ “Giá gia cầmsẽ bị rớt thảm hại…” (Tuổi trẻ21/10/2005) mà người ta bưng bít thông tin. Nhưng cái giá mà tất cả những quốc gia sống trên hành tinh này phải trả cho chuyện đó thì khó mà tính ra được! Vì cho đến khi ông Chairul Nidom, nhà vi sinh học đầu tiên phát hiện virus gây bệnh cúm gia cầm ở đảo Java có mã gen giống virus cúm gia cầm Trung Quốc, bất chấp sự “vận động" và ngăn cản đã đưa thông tin cho báo chí vào cuối tháng 01/2004 thì dịch đã vượt khỏi ranh giới đảo Java sang Bali và Sumatra và đến nay thì đại dịch đó đang là mối đe doạ toàn hành tinh!

Có lẽ đây cũng là bằng chứng hiển nhiên, dễ nhận biết về tính bất định và không dự đoán đượccủa thế giới mà chúng ta đang sống đã trở nên phức tạp khó lường và phụ thuộc lẫn nhau quyết liệt đến thế nào! Chính trong bối cảnh đó mà người ta cảm nhận thật thấm thía cái giá phải trả cho những hệ lụy của một tập quán bưng bít thông tin trong nhịp sống của hành tinh này .

Chỉ bằng nhũng kinh nghiệm cũ, cách tư duy cũ, nhất là với sức ép nặng nề của những tập quán cũ, chúng ta sẽ không thể đối phó được với tính bất định của thế giới mà chúng ta đang sống, ví như việc chim di trú mang bệnh cúm gia cầm đi khắp nơi trên hành tinh vượt qua mọi biên giới lãnh thổ quốc gia! Dù có bị cầm tù bởi những tập quán đã ăn sâu vào tâm thức của cả một dân tộc, sự nghiệt ngã của thực tế cuộc sống buộc người ta phải quyết liệt thanh toán nó.

Quả thật, tìm kiếm thông tin, thu nhận thông tin, phân tích và xử lý thông tin một cách nghiêm cẩn, độc lập là trung thực để rồi từ đó mà biết đưa ra những quyết định phù hợplà điều có ý nghĩa quyết định hàng đầu đối với con người sống trong thế giới hiện nay.

Bởi vậy, “quyền được thông tin”, “thể chế hóa” quyền đó của người dân và bảo đảm chobáo chí tiếp xúc được với các hoạt động của các cơ quan Nhà nướccó ý nghĩa nhiều mặt cho sự phát triển đất nước chứ không riêng đối với tác động trực tiếpcủa việc phòng chống tham nhũngmà Luật này sẽ được Quốc hội kỳ này xem xét thông qua .

Đương nhiên, với nạn tham nhũng đang được gọi là giặc nội xâm thì thể chế hóa hai vấn đề nói trên chính là một vũ khí tinh nhuệ.Chính ở trong “Văn bản của Thụy Điển” trích dẫn ở trên tôi cũng đã đọc thấy nội dung đó: “Mọi công chức đều biết một nguyên tắc rằng mọi người đềucó thể tiếp cận cáchồ sơ và các tài liệu.Điều đó làm giảm nguy cơ có những hành động tùy tiện. Bên cạnhđó người ta cũng thường nói rằng việc tiếp cận được với các thông tin chính thức cũng đóng góp vào việc làm cho hiên tưọng tham nhũng trong chính quyền Thụy Điển trở thành một hiện tượng hiểm họa

Càng ngẫm nghĩ, càng nhận rõ thông tin là một loại sản phẩm độc đáo. Độc đáo ở chỗ nếu anh cung cấp cho ngườikhác thì nó không mất đi mà lại tăng lên. Đây là lúc mà ý tưởng tuyệt vời được phát ra từ thế kỷ trước về sức mạnh của kiến thức và thông tin ngời ngợi tỏa sáng trước mắt chúng ta: "anh ta thắp sáng ngọn nến của tôi và nhận ánh sáng mà không hề làm cho tôibị tối đi”.

Hãy tự thắp sáng ngọn nến trí tuệ của chính mình bằng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau được thu nhận và xử lý một cách thông minh, độc lập trung thực, có chủ định và sáng tạo. Đó là cách tồn tại và phát triển thông minh trong một thế giới đầy biếnđộng bất ngờ mà chúng ta đang sống. Đó cũng là đòi hỏi hàng đầu của quá trình hội nhập quốc tế.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Nghe tiếng dân trên không gian ảo

    04/08/2014Diêm SơnInternet ngày càng phát triển và trở thành không gian rất thuận lợi cho việc phát biểu ý kiến cá nhân. Trước thực tế đó, các nhà lãnh đạo phản ứng như thế nào? E ngại, hạn chế hay lắng nghe và tương tác?
  • Hứa hay thề?

    21/11/2005Tương LaiChuyện thật mà cứ ngỡ như đùa, mà lại đùa dai! Ấy là chuyện đăng trên trang nhất Tuổi trẻ ngày 15-11-2005: “Thế nào là “lời hứa” của bộ trưởng?”.
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Căn bệnh xuê xoa

    26/10/2005Diệp Văn SơnMột trong những rào cản kìm hãm sự phát triển lâu nay là những bất cập trong bộ máy hành chính nhà nước, mà "thủ phạm" trong bộ máy đó không ai khác là các công chức thoái hóa biến chất, gây phiền hà, nhũng nhiễu!
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • "Chúng ta nhất trí với nhau dễ dàng quá!"

    09/07/2005TS Lê Đăng Doanh“Chúng ta nhất trí với nhau nhiều quá và dễ dàng quá!”, giáo Sư Robert Wade nổi tiếng của Đại học Kinh tế London lừng danh đã thốt lên như thế trong phiên bế mạc hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới hôm 1/7/2005 vừa qua.
  • xem toàn bộ