Đi giật lùi về tương lai

01:30 CH @ Thứ Tư - 28 Tháng Ba, 2007

Các bạn đã từng chạy giật lùi bao giờ chưa? Nếu chưa, các bạn hãy chạy thử xem sao!

Khi chạy giật lùi, ta luôn thấy đã xa điểm xuất phát nhưng không thấy được cái đích. Ta luônthắc mắc rằng tại sao, mặc dù dã hết sức cố gắng đi thật nhanh, gần như hết sức mình.

Nhìn lại tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta trong những năm gần dây, phải khẳng định đó là kết quá của sự cố gắng nỗ lực, ấy thế mà sao chúng ta vẫn luôn bị xếp hạng thấp (gần như cuối bảng) và ngày càng tụt hạng? Nhiều con số báo cáo đưa ra phản ảnh thực trạng là năm nay, chúng ta tụt hạng so với năm trước vài bậc.

Trong lĩnh vực quản lý bất động sản, chúng ta đã liên tục thay đổi luật, chỉ riêng trong lĩnh vực này đã có hàng trăm văn bản về đất đai. Vậy mà sao họ vẫn xếp ta vào hạng "chẳng kiêng nể gì" đứng thứ 56/56.

Trong lĩnh vực chống tham nhũng ta đã có rất nhiều cố gắng, thế mà sao thứ hạng về sự minh bạch hoá cũng không có được sự cải thiện đáng kể?

Trong môi trường kinh doanh, chúng ta đã nêu quyết tầm rất cao như: Xây dựng một Luật chung áp dụng cho mọi thành phần kinh tế, cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh, tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất ưu đãi, giảm thuế, khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, báo cáo về môi trường lành doanh của chúng ta cũng chỉ được xếp sau các nước trong khu vực (104/175). Trong khi đó, Singapore lại từ vị trí thứ hai lên vị trí thứ nhất. Đành rằng Singapore nhỏ bé chỉ bằng một tỉnh ở nước ta, họ như cái taxi, chạy nhanh hơn ta thì không phái nói, nhưng nước Mỹ to lớn như thế mà cũng chỉ xếp hạng thứ ba. Hoá ra cái thứ hạng của môi trường kinh doanh lại không dựa trên tiêu chí là nước to hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi pháp luật. Bản chất của pháp luật lại là sản phẩm của tư duy nếu tư duy khoa học và phù hợp với điều kiện khách quan thì chắc chắn tính hợp pháp và hợp lý của pháp luật sẽ tiến bộ. Ở nước ta, vấn đề hợp pháp mà không hợp lý đang là vấn đề gây ra nhiều bức xúc trong cuộc sống thường ngày.

Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư cấm nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào lĩnh vực thám tử tư và điều tra. "Thám tử tư" là một nghề đã có từ lâutrên thế giới và rất phổ biến. Nhiều người đã từng được xem những bộ phim nổi tiếng về "Thám tử Sherlock Homes" một thời lừng danh ở nước Anh. Đầu tư trong lĩnh vực thám tử tư, điều tra ở nước ta lại được liệt kê vào các dự án gây phương hại đến quốc phòng an ninh và lợi ích công cộng. Mặc dù về nguyên tắc trong tất cả các văn bản pháp luật, chúng ta đều đưa ra những quyphạm cấm đầu tư kinh doanh các dịch vụ làm phương hại tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân. Tuy nhiên, cuộc sống của nhân loại dã khẳng định rằng nên có nghề thám tử tư. Có thám tử tư thì báo chí sẽ có nhiều nội dung hơn trong việc phanh phui các vụ tham nhũng, các ngõ ngách khuất tất sẽ có cơ hội dược phơi bày. Vậy thử hỏi ai sợ thám tử tư? Chỉ có người có hành vi mờ ám mới sợ thám tử tư còn những người làm ăn chân chính, minh bạch không việc gì phải sợ.

Những dẫn chứng trên đây đã phần nào phản ánh thực chất môi trường kinh doanh của nước ta còn nhiều điều phải cố gắng hơn nữa và vì sao nước ta đã cải cách nhiều lần nhưng vẫn xếp hạng sau nhiều nước.

Nếu chỉtựngắm nhìn mình, ta đang có những bước tiến an ủi nhưng so với tốc độ phát triển của nhiều nước khác, có lẽ chúng ta đang đi giật lùi về tương lai. Điều đó có thể lý giải phần nào hiện tượng ta vẫn thấy tiến hơn trước, ngày càng xa điểm xuất phát nhưng càng tiến thì lại càng tụt hậu so với các nước.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: