Tranh luận

09:43 SA @ Thứ Bảy - 25 Tháng Sáu, 2011

Xưa nay những cuộc tranh luận đều là một nhu cầu sinh hoạt rất cần thiết trong đời sống xã hội, như một nhu cầu tự thân của xã hội xử lý đúng hơn với chính những nội dung khác nhau trong chủ đề được tranh luận đó, cùng với đó là nhu cầu phát triển nhận thức của những người tham gia( đặc biệt là những học giả hay những người có hiểu biết, có quan tâm khác nhau... )

Nhìn vào Lịch sử xưa…Ở Hy Lạp Cổ đại những cuộc tranh luận ở giữa những nhóm người ủng hộ hay không trường phái của Socrates, Plato về Triết học…những cuộc tranh luận nảy lửa trong Nghị trường Nhà nước La Mã về Hiến Pháp…Những cuộc tranh luận đầy hứng thú trong Hội Khoa học Hoàng Gia Anh về học thuyết tiến hóa của Darwin… Cuộc tranh luận về những phát hiện trong hành trình của Colombo về lục địa mới ở Cung đình Bồ Đào Nha…Nhiều vô kể… Đó là chưa nói đến những luận thuyết mới để đi đến được sự thừa nhận rộng rãi như hôm nay chúng ta coi đó là hiển nhiên…thì các Nhà khoa học đã phải lao tâm khổ tứ như thế nào vượt qua những cuộc tranh luận, thậm chí bị xây xẩm mặt mày trước những kết luận về tâm thần, về tư cách…từ nhỏ như đồng lương bị ảnh hưởng, đến cương vị xã hội cũng bị lung lay, thậm chí tính mạng bị đem thiêu trên giàn lửa như Bruno…

Tôi cứ mỗi lần đọc lại câu nói của Kepler (nhà Thiên Văn Học người Đức 1571 - 1630): thể xác tôi sắp vùi trong Đất lạnh nhưng tôi tâm hồn tôi đã từng bay bổng trên Trời sao. Thân tôi sắp đo đất nhưng trí tuệ tôi đã từng đo cả bầu Trời cao )… thấy trong tinh thần mình trào dâng một tình cảm mạnh mẽ, thiêng liêng và cao cả lắm…

Lại nói về Việt Nam, những chục năm gần đây: Những cuộc tranh luận ‘Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị Nhân Sinh’ từ thời 1936 – 1939. Rồi thời kỳ tiền đổi mới ngay sau khi Perestroika ở Liên Bang Xô Viết…những cuộc tranh luận của các nhà văn và học giả trên các phương tiện truyền thông thật thích thú và có ý nghĩa xã hội rất to lớn về ‘hãy đọc lời ai điếu…/ văn chương minh họa…’ năm 1986 - 1989…Đều dẫn đến tác dụng xã hội tích cực, và thúc đẩy chất lượng của học thuật, ý nghĩa của cuộc sống. Décarte nói : Tôi tư duy là tôi tồn tại ‘! Tôi hiểu rằng chất lượng tồn tại của con người là cách mà con người tư duy và tư duy đi vào mọi ngóc ngách của lao động !

Dường như Chính quyền nào cũng không ưa thích những cuộc tranh luận ?! Chính quyền có lý riêng của họ, nhưng những cuộc tranh luận không bao giờ ngừng chừng nào mỗi người còn tư duy và trăn trở về cuộc sống chúng, trong đó có mình. Tranh luận, hơn cả sự tự khẳng định cá nhân, chính là nhu cầu tự thân vươn lên tri thức chung của Nhân loại. Ngoài cơm áo gạo tiền, mỗi chúng ta ‘mong manh áo vải mà bay bổng và hướng tới chân lý’ thì thật quý hóa . Kepler kể trên, ông chết đói trong tuyết lạnh, nhưng trước khi hấp hối đã nói câu tôi vừa viết lại, thật cảm động về Con Người Trí Tuệ vô cùng!

Tranh luận bộc lộ sở kiến học, nhân sinh quan, và mục đích tri thức của người tham gia. Nếu chưa ngã ngũ được một chủ đề phức tạp nào đó thì đã cho tôi học thêm được một cách nghĩ, một cách nhìn, cách lập luận, hay được thêm một ví dụ sinh động về sự vật hiện tượng mà bấy lâu có thể quanh tôi nhưng chưa từng biết. Quả thực bấy lâu nay tôi không mấy khi tranh luận vì nghề của tôi là đưa ra giải pháp, nhưng tôi thường quan sát, lắng nghe mọi điều có thể, khi có điều kiện để thêm được chút tri thức cho mình, rồi một ngày đẹp trời dùng được vào một việc gì đó. Trong tranh luận hơn cả sự thông thái và tài ăn nói, có hay không sự phản đối, đó chính là đi đến những điều mọi người thấy được cái lý gì đó của cuộc sống, của sự vật hiện tượng để xúc tác thêm cho tư duy của mình thay đổi hoặc phản tỉnh, hoặc đơn giản hơn là thấy thế giới và cuộc sống thật thú vị !

Xã hội còn có những cuộc tranh luận thì tinh thần xã hội đó còn sống ! Tôi nghĩ như vậy.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phong cách "Chí Phèo" và văn hoá phản biện

    26/06/2020Phạm Hoài HuấnNếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, chúng ta có quá nhiều "chuyên gia" trong nhiều lĩnh vực. Kết quả là, người ta cứ nghĩ chỉ cần nói ngược lại những điều nhà nước nói, những quyết sách lớn có nghĩa là phản biện, có nghĩa là "sành sỏi". Một loạt chủ nhân các blog đã gặp quá nhiều rắc rối về mặt pháp luật vì lí do này...
  • Thiếu phản biện sẽ dẫn đến suy đồi

    08/07/2019Nguyễn Vĩnh Nguyên (Chân dung Hội họa Hoàng Tường)Nhân vật trang Giá trị sống kỳ này không xa lạ với những ai quan tâm đến nghiên cứu, phê bình văn học và văn bản học báo chí nửa đầu thế kỷ 20. Cuộc trao đổi này diễn ra đúng vào ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 2010, và, câu chuyện mà nhân vật bài viết tỏ ra hứng thú để hàn huyên cũng là báo chí với học thuật, tiếng nói trí thức…
  • Người Việt và văn hóa tranh luận

    15/05/2018Sưu tầmCó những cuộc tranh luận rất gay go nhưng luôn trong hòa khí, với kết thúc bằng những đồng thuận không có bởi áp đặt, cũng như không xảy ra sứt mẻ quan hệ giữa những người tham gia. Người ta học được gì đó mới trong mỗi nội dung mà mình tranh luận. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi các bên tham gia tranh luận có văn hóa tranh luận...
  • Phản biện xã hội

    02/02/2018TS. Trần Đăng TuấnNgười xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, cũng lại nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, khẳng định việc nghĩ không phải đặc quyền của một số ít người...
  • Văn hóa tranh luận

    14/11/2017Thủy Hoài... không phải văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp nào cũng được hiểu đúng và áp dụng có hiệu quả. Không phải quan điểm nào cũng đưa ra tranh luận cũng đúng nhưng với một tập thể có nhiều sáng kiến, quan điểm khác nhau sẽ luôn là một tập thể mạnh và sôi động...
  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • Tự do ngôn luận để khích lệ thảo luận hoặc tranh luận

    23/10/2014Nguyễn Trần BạtTrên các diễn đàn, các ý kiến đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đang diễn ra phong phú. Đây là một hoạt động mang tính dân chủ tạo cơ hội để người dân, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động chính trị, xã hội tranh luận, thảo luận nhằm góp ý cho sự nghiệp Đổi mới lên một tầng cao mới...
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Cuộc tranh luận "Triết học có phải là Khoa học" không?

    17/12/2010Bùi Quang Minh thực hiệnTranh luận “Triết học có là khoa học hay không”
    chính là dịp tìm hiểu lại, làm rõ nét các nội hàm của khái niệm “Triết
    học”, “Khoa học” cũng như xem lại sự hình thành và phát triển của
    “Triết học”, “Khoa học” từ xưa đến nay. Kết luận “Triết học là khoa học không?” sẽ phản ánh, chịu chi phối và hoàn thiện quan điểm về triết học của mỗi người...
  • Tổ chức phản biện xã hội như là yếu tố phục sinh cảm hứng xã hội

    18/11/2010Nguyễn Trần Bạt,Suy ra cho cùng, con người là những người trồng vườn, canh tác những sản phẩm khác nhau lên trên những cánh đồng khác nhau trong không gian tinh thần của những người xung quanh. Đó chính là gợi ý để các nhà chính trị biết gieo trồng vào trong đời sống tinh thần của người dân những cánh đồng khác nhau, những mảnh vườn khác nhau, những hoa trái khác nhau, tức là gieo mầm cho sự chung sống với nhau của con người. Đó là con đường hình thành cảm hứng xã hội, mà tổ chức phản biện XH là một trong những cách thức tập trung nhất để phục sinh cảm hứng xã hội của tất cả mọi người...
  • Giáo dục thiếu người "phản biện"

    10/10/2009Hoàng Thái HàTôi vẫn nhớ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, học sinh chúng tôi thường được nghe các Thầy, Cô giáo, thậm chí cả báo đài thời đó nói về công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Thấm thoát đã hơn 20 năm, phải nói trường học ngày nay khang trang hơn xưa nhiều lắm...
  • Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

    11/09/2009Chu Thanh Tâm (thực hiện)Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.
  • Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội

    05/02/2009GS. Tương LaiNhân dân là đồng tác giả của Đổi Mới. Đối diện với những thách thức gay gắt của thời cuộc khi bước vào năm 2009 với những khó khăn dồn dập thì dựa vững vào dân, khoan thư sức dân đi liền với động viên nguồn lực vô tận trong dân bằng lắng nghe ý chí và nguyện vọng của dân là nhân tố quyết định của việc vượt qua khó khăn để bứt lên.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • Để có được hệ thống phản biện

    01/10/2006Nguyễn Tân KỷNếu thực sự muốn có được những ý kiến phản biện, chúng ta sẽ phải học cách lắng nghe những ý kiến trái tai, học cách khuyến khích mọi người nói ra những ý kiến khác. Và quan trọng hơn là tạo được một môi trường để những ý tưởng khác không chỉ được nói ra mà còn có điều kiện được thực hiện nếu đó là những ý kiến tốt...
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • Sức sống của một cuộc tranh luận

    02/07/2005Hồ Sĩ VịnhTrong cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh trên văn đàn nước ta vào những năm 1935 - 1939, giữa hai phái đã có nhiều kiến giải dẫn đến điểm hội tụ: Đó là tầm nhìn văn hóa rộng, ý thức dân tộc, lòng yêu nước, sự tôn vinh văn chương dân tộc và sự tự ý thức về văn hóa tranh luận. Đó là một trong những nội dung mà chúng tôi tìm thấy trong cuốn: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh.
  • Quốc hội đã tranh luận gay gắt khi biểu quyết

    25/04/2003Một kỳ thi mới sắp bắt đầu. Nhưng đến nay, việc nên hay không nên tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp tiểu học (TNTH) đang còn nhiều ý kiến tranh cãi. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vẫn kiên quyết bảo lưu ý kiến nên tiếp tục kỳ thi này với lý do "không thi là không học!". Còn phụ huynh, học sinh, các nhà giáo dục và ngay cả nhiều đại biểu Quốc hội tâm huyết với ngành vẫn cho đó là một kỳ thi không cần thiết. Chuyên trang này sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề này, cũng là để các cơ quan chức năng có thêm thông tin nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn...
  • xem toàn bộ