Phong cách "Chí Phèo" và văn hoá phản biện

05:55 CH @ Thứ Sáu - 26 Tháng Sáu, 2020

Nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, chúng ta có quá nhiều "chuyên gia" trong nhiều lĩnh vực. Kết quả là, người ta cứ nghĩ chỉ cần nói ngược lại những điều nhà nước nói, những quyết sách lớn có nghĩa là phản biện, có nghĩa là "sành sỏi". Một loạt chủ nhân các blog đã gặp quá nhiều rắc rối về mặt pháp luật vì lí do này.

Đẽo cày giữa đường

Cùng một sự kiện, một hiện tượng đôi khi có thể có các góc nhìn khác nhau. Chuyện một anh nông dân ra giữa đường ngồi đẽo cày. Nhiều người qua lại. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc làm của anh. Anh đẽo được một lúc thì một người đi qua chê: "Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá", anh nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo.

Anh làm được một lúc lại có một người đi qua bảo "Bác đẽo thế này không cày được đâu,cái đầu cày bác làm to quá...." Anh nông dân nghe có lý hơn, lại chỉnh sửa theo lời khuyên. Đẽo được một lúc lại một người đi qua nói"Bác đẽo thế không ổn rồi,cái cày bác làm dài quá không thuận tay", anh nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo. Và cuối cùng hết ngày hôm đấy anh nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, anh không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Anh buồn lắm nhưng cuối cùng anh đã hiểu "Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn"

Tư duy phản biện

Tác giả không có ý làm méo mó đi ý nghĩa của từ phản biện. Do vậy xin bạn hiểu từ phản biện theo đúng nguyên nghĩa của nó.

Phản biện là một việc làm cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh xây dựng đất nước thời hội nhập tư duy phản biện càng trở nên quan trọng trước những thông tin đa chiều và trước những sự kiện mà đôi khi cái giá phải trả cho các quyết định sai lầm là không thể tưởng tượng được.

Việc phản biện được nhìn nhận từ hai phía: Từ phía người tiếp nhận ý kiến phản biện và người phản biện. Người tiếp nhận ý kiến phản biện phải có được cái nhìn rộng mở, bao dung. Có phải vì thế mà Mác đã từng nói "cái mới là hợp qui luật nhưng cũng là cái xuất hiện sau, yếu thế.....". Phải chấp nhận cái mới nếu cái mới này đúng.

Trong trường hợp người tiếp nhận ý kiến phản biện là người tôn thờ tư duy "nhất thắng, nhì hòa, không chịu thua" thì phản biện chỉ là là những tô điểm cho một nền dân chủ hình thức.

Mặt khác nếu người tiếp nhận phản biện không có được một sự vững vàng về mặt lập trường cùng với một nền tảng kiến thức tốt trong lĩnh vực mà người này đang đảm nhận, e rằng tình trạng phân vân theo tư duy "đẽo cày giữa đường" không phải là không có khả năng xảy ra.

Đôi khi người ta chỉ nhìn nhận phản biện ở góc độ của người tiếp nhận ý kiến phản biện mà quên mất đi nguồn gốc của phản biện đến từ đâu. Trên thực tế, người ta có thể thấy những lời than trách đại loại như: phi dân chủ, dân chủ hình thức, không thể hiện được ý chí của người dân....khi ý kiến phản biện không được đoái hoài.

Trở lại với câu chuyện đẽo cày giữa đường. Người ta thấy, nếu anh nông dân kia có một kiến thức nhất định về việc đẽo cày và những "quân sư" cũng là người giỏi về việc này. Chúng ta có quyền kì vọng và hoàn toàn có cơ sở để kì vọng sẽ có một cái cày hoàn mỹ. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu những người "quân sư" hoàn toàn không biết gì về việc đẽo cày? Hoặc cũng có thể những người này mang trong mình một toan tính đầy nhẫn tâm "phá cho bõ ghét"?

Tự do ngôn luận và hư danh thế giới ảo

Một trong những quyền được thừa nhận rộng rãi và hầu như không có nhiều tranh cãi trong một xã hội dân chủ là quyền tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận là việc một người được tự do bày tỏ quan điểm của mình một cách công khai mà không bị (hoặc lo sợ) những chế tài bất lợi từ phía nhà nước.

Tuy vậy, cũng cần phải làm rõ, quyền tự do này có những giới hạn nào không? Chữ tự do có thể được hình dung một cách dí dỏm qua câu chuyện vui như sau:

Ông A có một con gà trống. Luật pháp thừa nhận ông là chủ sở hữu của con gà, ông có toàn quyền, nói cách khác là tự do trong các hành xử với con gà. Muốn nuôi cho vui, nuôi làm gà đá thậm chí là.... làm thịt con gà. Quyền này được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nhưng vấn đề rắc rối là cứ 3h sáng con gà lại quay đầu sang nhà hàng xóm gáy làm cho hàng xóm không ngủ được.

Nếu bạn là người hàng xóm, bạn sẽ hành xử như thế nào? Lúc đó bạn có còn vui với con gà thuộc quyền sở hữu của ông A hay không? Do đó, quyền tự do, trong trường hợp chúng ta đang bàn là tự do ngôn luận, được nhìn nhận trong tương quan với quyền lợi của người khác.

Việc thực hiện quyền này thế nào là tùy bạn. Nhưng nếu việc hành xử này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác thì giới hạn quyền tự do của bạn được dựng lên.

Đôi khi, có thể thấy có nhiều quyết sách lớn không đạt được sự đồng thuận (tất cả mọi người) từ người dân. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi trong bối cảnh tồn tại nhiều nhóm lợi ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau thì việc đưa ra một giải pháp nhằm làm hài lòng tất cả các nhóm lợi ích hầu như là một điều không thể.

Điều này không chỉ là bình thường ở Việt nam mà là điều rất đỗi bình thường ở bất kì quốc gia nào khác trên thế giới. Trong trường hợp ý kiến phản biện không được chấp thuận, chắc hẳn tâm lí không hài lòng âu cũng là chuyện bình thường nếu xét trong bối cảnh qui luật tâm lí.

Nhưng đâu đó vẫn tồn tại ý tưởng rằng việc phản biện không hề có tác dụng tích cực. Từ đó, dẫn đến cách hành xử theo phong cách "Chí Phèo" trong hoạt động phản biện.

Dạo một vòng qua các diễn đàn, những trang cá nhân những lời "phản bác" càng đao to búa lớn càng nhận được sự ủng hộ nhiệt lệ của cộng đồng cư dân mạng. Chính "hào quang" từ những comment (bình luận) kia đã làm cho tác giả những "phản bác" lâng lâng bay bổng mà quên mất mình đang dần bước ra khỏi ranh giới của quyền tự do ngôn luận mất rồi.

Kết quả là những người này bị tuýt còi. Càng có thêm "tư liệu" cho những người theo trường phái "phản bác" đại loại như "nói không đúng đối tượng nên bị xử lí..."

Nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, chúng ta có quá nhiều "chuyên gia" trong nhiều lĩnh vực. Kết quả là, người ta cứ nghĩ chỉ cần nói ngược lại những điều nhà nước nói, những quyết sách lớn có nghĩa là phản biện, có nghĩa là "sành sỏi". Một loạt chủ nhân các blog đã gặp quá nhiều rắc rối về mặt pháp luật vì lí do này. Hào quang của thế giới ảo mới ghê gớm làm sao.

Nhìn nhận lại

Hoạt động phản biện nói riêng và tự do ngôn luận nói chung là một quyền năng được ghi nhận trong một xã hội dân chủ. Để hoạt động phản biện có hiệu quả, trước hết giới cầm quyền phải chấp nhận việc phản biện.

Nhưng mặt khác, để hoạt động phản biện thực sự là một hoạt động có ý nghĩa, bản thân người phản biện phải là người am hiểu về vấn đề đang phản biện. Trong trường hợp những lời phản bác (í quên phản biện chứ!) chỉ là một trò chơi chơi nổi nhằm tạo hư danh trên cộng đồng mạng thì vấn đề đã khác đi rồi.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chí Phèo - Thị Nở là biểu tượng văn hóa?

    15/09/2016Võ Thị HàXung quanh vấn đề chọn một biểu tượng duy nhất đại diện cho nền văn hoá Việt Nam, lâu nay vẫn được coi là đậm đà bản sắc dân tộc, có không ít những ý kiến đưa ra. Đó có thể là Quốc Tử Giám, mặt trống đồng, là chim hạc, là bông sen nở, bông sen búp, hoa đào, là chiếc áo dài, nón lá, là cái cổng làng, là con trâu, thậm chí là phở. Xét về bản chất, đó chỉ là những khía cạnh của văn hoá.
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính

    03/05/2016Tương LaiBáo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển

    28/11/2013Kiên ĐịnhPhản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động. Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng...
  • Giáo dục thiếu người "phản biện"

    10/10/2009Hoàng Thái HàTôi vẫn nhớ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, học sinh chúng tôi thường được nghe các Thầy, Cô giáo, thậm chí cả báo đài thời đó nói về công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Thấm thoát đã hơn 20 năm, phải nói trường học ngày nay khang trang hơn xưa nhiều lắm...
  • Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

    11/09/2009Chu Thanh Tâm (thực hiện)Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.
  • Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội

    05/02/2009GS. Tương LaiNhân dân là đồng tác giả của Đổi Mới. Đối diện với những thách thức gay gắt của thời cuộc khi bước vào năm 2009 với những khó khăn dồn dập thì dựa vững vào dân, khoan thư sức dân đi liền với động viên nguồn lực vô tận trong dân bằng lắng nghe ý chí và nguyện vọng của dân là nhân tố quyết định của việc vượt qua khó khăn để bứt lên.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • Để có được hệ thống phản biện

    01/10/2006Nguyễn Tân KỷNếu thực sự muốn có được những ý kiến phản biện, chúng ta sẽ phải học cách lắng nghe những ý kiến trái tai, học cách khuyến khích mọi người nói ra những ý kiến khác. Và quan trọng hơn là tạo được một môi trường để những ý tưởng khác không chỉ được nói ra mà còn có điều kiện được thực hiện nếu đó là những ý kiến tốt...
  • xem toàn bộ