Tự do ngôn luận để khích lệ thảo luận hoặc tranh luận

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
03:49 CH @ Thứ Năm - 23 Tháng Mười, 2014

Trên các diễn đàn, các ý kiến đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đang diễn ra phong phú. Đây là một hoạt động mang tính dân chủ tạo cơ hội để người dân, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động chính trị, xã hội tranh luận, thảo luận nhằm góp ý cho sự nghiệp Đổi mới lên một tầng cao mới.

Nhân sự kiện này, Tạp chí PLCT đăng ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt về phản biện xã hội.

I. Phản biện xã hội là một hoạt động khoa học

Phản biện là một hành vi xác định tính khoa học của hành động của con người, xuất hiện khi con người chuẩn bị hành động. Phản biện làm cho mỗi một hành vi được tiến hành trên cơ sở có một sự xác nhận có chất lượng khoa học đối với nó.

Trong mỗi một xã hội bao giờ cũng có nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Các nhóm lợi ích bao giờ cũng có nhu cầu tiến hành hành động vì một mục tiêu nào đó. Nhưng trên mỗi khía cạnh hay mỗi lĩnh vực của đời sống con người bao giờ cũng có những cách lý giải khác nhau và do đó có những cách hành động khác nhau để đạt được mục tiêu như vậy. Phản biện tạo ra một giai đoạn đệm cho quá trình hành động tự nhiên của các nhóm lợi ích, đó là giai đoạn thảo luận và thỏa thuận. Phản biện làm cho các hành vi chính trị, kinh tế và xã hội trở nên ít chủ quan hơn, tức là sự xung đột của các nhóm lợi ích đã được điều chỉnh thông qua thảo luận và thoả thuận. Nói cách khác, phản biện làm cho những cuộc xung đột trên thực tế trở thành cuộc xung đột của thảo luận, tức là biến sự xung đột lợi ích trong hành động thành các xung đột lợi ích trong thảo luận.

Nếu một xã hội không có phản biện và mỗi hành động đều được đương nhiên tiến hành thì đấy là cách thể hiện rõ rệt nhất tính chất phi dân chủ của xã hội. Bởi vì mỗi một hành động chính trị bao giờ cũng là kết quả thỏa thuận của các khuynh hướng chính trị, một hành động chính trị chỉ có thể được tiến hành khi nó là sự thúc bách của nhu cầu đời sống và để cân đối các nguyện vọng khác nhau của đời sống. Ví dụ trong đời sống hằng ngày của tôi chẳng hạn, nếu tôi luôn cố gắng tạo ra các không gian chính trị trong khuôn khổ tổ chức mình để các phản biện được thực hiện một cách tự nhiên thì chính các phản biện này sẽ làm cho các hành động của tôi trở nên có chất lượng khoa học và do đó kéo theo cả chất lượng chính trị của chúng, làm cho các hành động ấy trở nên đúng đắn. Chính vì vậy, để có một xã hội có chất lượng hành vi đúng đắn cần phải khẳng định tầm quan trọng của các hoạt động phản biện.

Phản biện là một đòi hỏi khách quan của đời sống. Nói một cách khái quát, phản biện là một thể hiện của các phản hành động xuất hiện một cách tự nhiên trong một xã hội mà ở đó mỗi con người đều tự do bày tỏ các nguyện vọng của mình. Phản biện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh tế, văn hoá, chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng đắn hơn và gần với đời sống con người hơn.

Cho đến lúc này, ở nhiều nơi, trong một số hệ thống chính trị dường như vẫn chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về cái gọi là phản biện. Tất nhiên, trong bất cứ một hệ thống chính trị nào người ta cũng không thể bỏ qua nhân dân được, cho nên tất cả mọi chính sách trong khi xây dựng đều được hỏi ý kiến nhân dân. Nhưng hỏi ý kiến nhân dân là việc trưng cầu dân ý một cách không chuyên nghiệp và hoàn toàn không phải là phản biện. Phản biện là một hoạt động khoa học, phản biện là tranh luận một cách khoa học chứ không phải là hỏi xem anh có đồng ý với tôi hay không. So với trưng cầu dân ý, phản biện hoàn toàn khác về chất. Trưng cầu dân ý là hỏi dân. Phản biện không phải là hỏi dân. Phản biện không phải là nhân dân trả lời mà là nhân dân nói tiếng nói của mình. Và tiếng nói ấy được chuẩn bị một cách chuyên nghiệp bằng trí tuệ, bằng sự thông hiểu lẫn cả dự đoán về sự xung đột lợi ích khi tiến hành một hành động xã hội. Về bản chất chính trị, phản biện là một quyền tự do được xây dựng trên cơ sở quyền tự do ngôn luận. Nếu không xác lập quyền phản biện tức là quyền tự do ngôn luận mà trưng cầu dân ý thì chỉ có hai khả năng: gật và lắc. Nhưng cả gật và lắc đều diễn ra trong im lặng. Im lặng không phải là ngôn luận. Ngôn luận là bày tỏ ý kiến một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học. Đấy là một hoạt động của xã hội dân sự, nhưng không phải là hoạt động nhân dân đơn giản mà là hoạt động thông qua một hệ thống tranh luận chuyên nghiệp.

Nếu trưng cầu dân ý là đi tìm sự đồng thuận đơn giản thì phản biện là đi tìm sự đồng thuận có chất lượng khoa học. Đấy là sự khác nhau về chất lượng giữa phản biện và hỏi ý kiến nhân nhân. Để có được sự đúng đắn thì trong mọi quyết sách nhà nước phải đo sự đồng thuận của xã hội thông qua phản ứng của nhân dân. Để đo được tính đồng thuận xã hội cần phải xây dựng thiết chế cho nó trước. Không thể ngẫu hứng được. Nếu nhân dân chưa biết gì về dân chủ thì không thể trưng cầu ý kiến nhân dân về dân chủ. Trong một xã hội không dân chủ thì nhân dân không có trách nhiệm, mỗi một người không có trách nhiệm mà chúng ta lấy ý kiến của những người không có trách nhiệm thì ý kiến ấy cuối cùng phản ánh cái gì? Đấy chính là căn cứ để các nhà chính trị bỏ qua ý kiến của nhân dân. Sở dĩ không có sự đồng thuận trong các xã hội không phát triển là do người ta vẫn nhầm lẫn giữa phản biện và hỏi ý kiến nhân dân. Muốn có sự đồng thuận có chất lượng, chúng ta buộc phải xây dựng thiết chế phản biện. Các chính sách trước khi thực hiện không những cần phải được đo đạc rất cẩn thận, mà còn phải được xử lý về mặt số liệu một cách cẩn thận, từ đó chúng ta mới có được những chính sách phù hợp với đòi hỏi của cuộc sống. Sẽ rất mất thì giờ nếu chúng ta chỉ biểu diễn sự đồng thuận bằng các phương pháp trưng cầu dân ý một cách không chuyên nghiệp.

II. Điều kiện để phản biện xã hội trở thành một hoạt động có chất lượng khoa học

Muốn có phản biện xã hội thì trước hết xã hội phải có thói quen thảo luận, mà muốn tạo thói quen thảo luận cho xã hội thì nhất thiết phải trả lại cho xã hội cảm hứng nói, tức là trả lại cho xã hội quyền tự do ngôn luận để khích lệ xã hội tham gia vào những cuộc thảo luận hoặc tranh luận trên quy mô xã hội về tất cả các vấn đề. Khi xã hội được huấn luyện thông qua những cuộc thảo luận như vậy thì xã hội mới có đủ năng lực để phản biện những vấn đề hệ trọng khác, vì khi nói đến phản biện xã hội tức là phản biện những vấn đề hệ trọng của đời sống chính trị. Cho nên, điều kiện thứ nhất là cần phải thực thi tự do ngôn luận. Phản biện là biểu hiện chuyên nghiệp của việc người ta thực thi quyền tự do ngôn luận nên phải khẳng định quyền tự do nói trước. Tự do ngôn luận là quyền đầu ra của mọi ý kiến phản biện.

Thứ hai, phản biện xã hội là trạng thái chuyên nghiệp của quá trình thảo luận cho nên nó cần có sự tham gia của hai lực lượng, lực lượng thứ nhất là để nói một cách chuyên nghiệp và lực lượng thứ hai là để nghĩ một cách chuyên nghiệp. Trước khi nói phải nghĩ, nghĩ chuyên nghiệp là giới trí thức và nói chuyên nghiệp là giới báo chí. Phản biện xã hội là sự tranh luận một cách chuyên nghiệp giữa các lực lượng xã hội với nhau hoặc là với nhà cầm quyền để tạo sự chính xác chính trị của mỗi một hành động có chất lượng chính sách hoặc định hướng, cho nên, nếu không có sự tham gia của hai lực lượng này thì quá trình còn lại là quá trình phản ứng xã hội chứ không phải là phản biện xã hội.

Vấn đề của những nước chậm phát triển là cần phải xây dựng một đội ngũ trí thức. Tại sao lại đặt ra vấn đề này? Bởi vì với chất lượng con người ở những nước này thì chưa thể có đội ngũ trí thức tiên tiến được. Đội ngũ trí thức ở đó mới đạt đến trạng thái hơn nhân dân và họ tự hào là mình hơn nhân dân. Đó là nỗi đau khổ lớn nhất và là chỉ tiêu tập trung nhất để mô tả tình trạng chậm phát triển của xã hội. Khi nào giới trí thức nhận thức được rằng trí thức là tội đồ của nhân dân, có sứ mệnh nghĩ hộ nhân dân, nghĩ trước nhân dân và biết biến nhân dân trở thành đồng minh của sự suy nghĩ của mình thì đấy là dấu hiệu bắt đầu của sự phát triển.

Có nhiều người cho rằng chức năng thức tỉnh cảm hứng xã hội cũng như thức tỉnh nhận thức xã hội là của báo chí, nhưng báo chí lại không có đủ quyền tự do thì làm thế nào để xã hội có thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn ấy được. Xét về mặt định tính thì có vẻ như ý kiến ấy là đúng, nhưng trên thực tế thì không đúng. Anh có tự do đến đâu thì anh hãy tận dụng cho hết cái không gian ấy đi. Nói to quá trong một căn phòng bé thì chỉ làm váng tai người nghe, cho nên, hãy nói những điều vừa phải trong một không gian thích hợp, hãy khích lệ mọi người và dần dần họ sẽ đòi một không gian lớn hơn. Các không gian tự nó nở ra cùng với thời gian, cùng với trí tuệ của con người chứ không phải nở ra bằng sự nói to của bất kỳ ai. Chúng ta có nói to mấy cũng không làm thủng được bức tường chính trị, nhưng nếu người dân đòi hỏi thì bức tường ấy sẽ tự giãn. Cho nên phải kiên nhẫn. Nếu chúng ta xem chính trị là một cuộc đấu tranh thì chúng ta hiểu sai toàn bộ giá trị của đời sống chính trị. Chính trị không phải là đối lập, không phải là đối kháng, không phải là đấu tranh, chính trị là quá trình xã hội thuyết phục lẫn nhau về sự hợp lý cho sự phát triển. Và phản biện xã hội chính là một trong những cách thức để thực hiện quá trình ấy.

Xem bài đầy đủ: Phản biện xã hội...
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thiếu phản biện sẽ dẫn đến suy đồi

    08/07/2019Nguyễn Vĩnh Nguyên (Chân dung Hội họa Hoàng Tường)Nhân vật trang Giá trị sống kỳ này không xa lạ với những ai quan tâm đến nghiên cứu, phê bình văn học và văn bản học báo chí nửa đầu thế kỷ 20. Cuộc trao đổi này diễn ra đúng vào ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 2010, và, câu chuyện mà nhân vật bài viết tỏ ra hứng thú để hàn huyên cũng là báo chí với học thuật, tiếng nói trí thức…
  • Phản biện xã hội

    02/02/2018TS. Trần Đăng TuấnNgười xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, cũng lại nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, khẳng định việc nghĩ không phải đặc quyền của một số ít người...
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính

    03/05/2016Tương LaiBáo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển

    28/11/2013Kiên ĐịnhPhản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động. Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng...
  • Giáo dục thiếu người "phản biện"

    10/10/2009Hoàng Thái HàTôi vẫn nhớ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, học sinh chúng tôi thường được nghe các Thầy, Cô giáo, thậm chí cả báo đài thời đó nói về công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Thấm thoát đã hơn 20 năm, phải nói trường học ngày nay khang trang hơn xưa nhiều lắm...
  • Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

    11/09/2009Chu Thanh Tâm (thực hiện)Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.
  • Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội

    05/02/2009GS. Tương LaiNhân dân là đồng tác giả của Đổi Mới. Đối diện với những thách thức gay gắt của thời cuộc khi bước vào năm 2009 với những khó khăn dồn dập thì dựa vững vào dân, khoan thư sức dân đi liền với động viên nguồn lực vô tận trong dân bằng lắng nghe ý chí và nguyện vọng của dân là nhân tố quyết định của việc vượt qua khó khăn để bứt lên.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • Phản biện Nguyễn Sĩ Dũng…

    15/02/2007Đỗ Doãn HoàngÔng luận về nhiều vấn đề quốc gia đại sự với một tinh thần thượng tôn khoa học, sắc sảo, đầy trách nhiệm công dân. Ông luôn chủ trương ủng hộ cái mới, tôn vinh giới trẻ và sức trẻ, song cũng không quên trách nhiệm của một người làm khoa học quản lý xã hội. Trong mắt tôi, ông có cái tráng chí của kẻ sĩ đang hành đạo, một thuyết khách thời cổ mang nhiều khát vọng “Rời lều tranh xuống núi”, dâng kế giúp đời. Công việc ấy, xã hội ngày này gọi là phản biện xã hội, một đòn bẩy cho sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào...
  • Để có được hệ thống phản biện

    01/10/2006Nguyễn Tân KỷNếu thực sự muốn có được những ý kiến phản biện, chúng ta sẽ phải học cách lắng nghe những ý kiến trái tai, học cách khuyến khích mọi người nói ra những ý kiến khác. Và quan trọng hơn là tạo được một môi trường để những ý tưởng khác không chỉ được nói ra mà còn có điều kiện được thực hiện nếu đó là những ý kiến tốt...
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • xem toàn bộ