Tôi, tuổi 20 và giấc mơ không đơn độc

10:43 SA @ Thứ Năm - 15 Tháng Bảy, 2010
Tôi, bước sang tuổi 22 với những điều đời thường bình dị nhất: sắp sửa tốt nghiệp với tấm bằng loại khá trên tay, với những ước mơ và hoài bão ấp ủ như bao người cùng thế hệ…

Tôi, một người trẻ sống trong cái ồn ã hôm nay, cũng có những phút giây ồn ã bộn nhộn giữa cái thành phố này với bao nhiêu cảm xúc để có rất nhiều lần ngạc nhiên không trả lời được sao thấy mình lạc lõng, diệu vợi và đơn độc đến lạ kỳ.

Tôi đã từng đi qua những vùng đất mình yêu thích, cắm mặt đạp xe đi và đi, và nghĩ đủ “chiêu” để làm được một chương trình tình nguyện, từng thấy mình hừng hực lửa sống, thấy phơi phới những tin yêu vào cuộc đời, tôi đã có những ước mơ và vẫn ước mơ về những điều tôi không dám chắc có thể thành sự thật. Năm cuối cùng đại học, ước mơ vẫn còn đó, nhưng không còn nhiều ngây thơ để nhìn cuộc đời bằng màu hồng như ngày xưa yêu dấu nhưng vẫn tự hào rằng cái bản ngã trong mình chưa bao giờ sa ngã….

Mỗi buổi sáng thức giấc, tôi thấy mình là một người trẻ trong sạch với những dự định trong lành, không “rắn rết”, bước chân xuống đường, va phải một khoảng bộn nhộn nào đó mới thấy cuộc sống đầy những đau đớn, gian manh. Chỉ cần bật chiếc máy tính bé nhỏ trong gian phòng trọ chật chội, nóng đã thấy cuộc sống không còn trong lành nữa. Nhưng cuộc sống luôn vận động, và trong mỗi bản thể hiện thân hằng ngày là một sự pha tạp giữa “thiên thần và ác quỷ, rồng phượng lẫn rắn rết”. Tôi, một người trẻ đôi khi thấy mình hỗn loạn trong cuộc đấu tranh với chính mình và những dòng tư tưởng về một chuỗi những pha tạp bộn bề để thấy mình hoang hoải, bất lực…

Tôi đọc, ở đâu đó có người nói rằng “cuộc sống là những cú slam dunk (úp rổ)” mạnh bạo, quyết tâm và hết mình. Đọc và nghe và thấy ở nhiều nơi xa xôi nào đó, cuộc sống vẫn tiếp diễn trong màu xanh, trong bình yên và sạch mát…Những khi ấy là trái tim hai mươi tràn ngập tiếng reo và ngùn ngụt lửa, dễ dàng thấy trái tim mình rung rinh trước những điều rất bình dị, như sẵn sàng khoác balo đi xa đến vùng miền nào đấy của tổ quốc, nghe như huyết quản chảy dòng máu yêu nước đến kỳ lạ, tôi ngâm ngợi những bài thơ về xứ xở, nghe những khúc du ca đồng quê ngọt ngào và nhủ “khi tổ quốc cần họ biết sống xa nhau…”

Tôi, 22 tuổi và được giáo dục không sống chung với tiêu cực, được ba mẹ dạy sống trong sạch, bản lĩnh. Và tôi, đôi khi thấy mình nổi loạn, nhưng sự nổi loạn không đủ để bình thản trước những biến động nhức nhối và giả tạo. Đón nhận nhằn nhọc những tiêu cực để cười mỉa mai, để có lúc hỏi rằng “sao không thế này, sao không thế kia” và để không biết bao nhiêu lần nghe những câu trả lời thỏa hiệp “cuộc đời vốn thế”. Và tôi bước đi, trong cái hành trình mải miết của mình để vẫn mang một niềm hi vọng và tin tưởng vào những thứ nhiệm màu rất đời, rằng quanh mình mọi vận động đều êm đềm. Và có nhiều khi, trên cái hành trình ấy, có những bàn tay, những trái tim rất trong, rất ấm, và tôi nhìn thấy họ để thêm chút lòng tin rằng dòng chảy này không quá bề bộn để lại có thêm lý do để tin, để phấn đấu cho ước mơ của mình.

Và tôi cũng bước đi, va đập vào những điều giả dối, những toan tính, những suy thoái ngay trong môi trường mình cho rằng trong lành nhất và cay đắng nhận ra cái thằng tôi trong mình không đủ bản lĩnh để làm thay đổi được điều gì, to tát lắm cũng chỉ dám đồng tình với một hành vi “nổi loạn”, “lập dị” – đi một dòng hoàn toàn khác để phủ nhận tiêu cực, hay chỉ hay ho trong một bài luận về đạo đức mà không thể làm gì hơn. Cay đắng trong những lần bỗng phát hiện những người bạn của mình cũng gai góc, sạn sần vì dẫu cố cũng không thể thỏa hiệp với những mánh lới để những vết châm chích làm cho đau và mệt mỏi, để cái tuổi 20 này lạc lõng…vì khó để mở lời với một ai trong cả list bạn bè về những điều như thế mà được chia sẻ thực sự…dần dà, cả cái thói quen chia sẻ cũng mất, để có lúc, nhiều nhặn lắm cũng chỉ thốt lên được đôi dòng “tôi đang bế tắc”, và đôi lần lẩm nhẩm cho mình “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”.


Tôi, vẫn đọc để hiểu cảm xúc tuổi 20 mình không chết, cũng đầy những đồng tình, căm phẫn…để send một email cho người Thầy đáng kính hay đứa bạn thân yêu quý về cảm xúc của mình. Tôi có đọc về một người sẽ từ bỏ bục giảng, xúc động và buồn da diết, đấy là kết cục cho một cuộc đấu tranh suốt 4 năm trời hay sao? Tôi không dám bình luận, không dám nhận xét vì thấy mình không đủ tầm, nhưng có thể hiểu theo cảm quan của mình rằng vì người Thầy ấy rất đơn độc. Tôi và cái tuổi 22 của mình, có thể nào chịu đựng được sự đơn độc ấy không


Tuổi 20 và trưởng thành !
(Đình Văn)

Tật xấu nó không chừa, không sửa được, 1 là có việc buồn, 2 là có việc cần suy nghĩ... 3 là háo hức mong chờ về 1 điều gì đó sắp tới... là cứ y như rằng 1 trong 3 lý do này là không ngủ được.. cứ chợp mắt được 1 lúc thì lại bật ngồi dậy... dù có nghĩ nữa cũng chả được gì...

Những ngày cuối tháng 8 trôi qua tối nào cũng thức đến 2,3h khuya... dạo này cứ thức khuya mãi... rồi sáng ngủ tới 9 ~ 10h, có bữa thì ngủ quên tới 12h...

Có quá nhiều điều phải nghĩ... hay vì nó là người suy nghĩ nhiều, hay vì thật sự con người ở tuổi của nó đã đến lúc phải suy nghĩ...

Khóa học sắp hết, nó sắp phải bước vào ngã rẽ của cuộc đời, 20 năm trôi qua... sắp đến tuổi 21... cũng là con người này nhưng nay đã lớn lên nhiều... nó phải chọn cho mình 1 con đường tiếp theo.

Dòng họ gia đình hi vọng hàng ngày nó mặc quần tây áo sơ mi đóng thùng, có việc làm ổn định nở mặt nở mày với mọi người.... nhưng mọi người có hiểu cho hay lắng nghe ý kiến, hơn ai hết nó hiểu nó là người như thế nào, cần gì và cuộc sống như thế nào... nó thật sự không thể... nó không muốn phải trở thành 1 nhân viên công ty thanh lịch, thành đạt hay là 1 quý ông quyền quý... nó chỉ muốn là nó... người bình thường, vui vẻ làm những công việc bình thường, dù ở bất cứ nơi đâu, không áp lực, nó chỉ muốn thanh thản... có thể không giàu có nhưng nó thích và vui vẻ vì điều đó

Cũng vì hơn ai hết, nó là người hiểu được năng lực, bản thân, khát vọng và ý muốn của mình... nó sợ, sợ 1 ngày nào đó nó lại làm cho gia đình của nó thất vọng, mình không hi vọng phải làm 1 điều gì đó để gia đình buồn. Nó đắn đo câu hỏi "nó phải làm gì, được gì, và như thế nào ?"

Họ hàng, gia đình những ngày này không hiểu sao cứ hay ghé nhà nó, kèm theo là vô số câu hỏi và những điều mà nó thật sự không thích chút nào....

- Nhậu nhẹt !
- Đi làm chưa ?
- Chừng nào có vợ ?
- Cuộc sống bạn bè như thế nào ?
....

Có phải vì nó là người khép kín với gia đình, họ hàng, hay là vì bản chất ích kỷ của nó không cho phép mọi người soi mói đến những vấn đề riêng tư hay các vấn đề nó đang suy nghĩ ?

Tự nhiên chợt thấy thật ghen tị với bạn bè... họ có thể nói chuyện với họ hàng, người thân 1 cách thật tự nhiên và vui vẻ.... ngược với nó...

Có tin được không? ở nhà nó chỉ biết im lặng... khép kín... có thể là với cả gia đình, khác với khi ngoài đường quá phải không ?

Nó không ghét mọi người... nhưng nó không biết phải làm gì... và cũng không thích khi mọi người nói về nó... tại sao thế nhỉ ?

Hôm nay lại là 1 đêm không ngủ được... buồn thật... dạo này chiều nào cũng mưa... cũng trên khung cửa sổ quen thuộc... mưa làm nhòa hình ảnh nó trên cửa kiếng...

Phải chăng nó cũng chưa hiểu hết được con người nó? hay là 20 năm với nó vẫn chưa đủ để trưởng thành 1 con người ?

Nhớ ngày còn nhỏ... ngày cũng trời mưa... nằm dang chân tay dưới trời mưa mà la hét... không lo không nghĩ... thật thoải mái !

Làm người lớn thật khó...



FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghĩ về dưỡng chất tâm hồn cho tuổi trẻ hôm nay

    04/03/2018Nguyên CẩnVì sao tuổi trẻ hôm nay bị "suy dinh dưỡng tâm hồn"? Vì sao khi hai người cùng ngắm nhìn bầu trời đêm qua những chấn song cửa, một người chỉ thấy toàn màu đen, còn người kia lại thấy những vì sao lấp lánh?...
  • Người trẻ và những căn bệnh

    20/05/2016Nhật NguyễnLàm thì chẳng được bao nhiêu, nhưng nổ thì quá nhiều... Đó là căn bệnh trầm kha của những người trẻ mới tập tẽnh vào đời. Họ mới chỉ làm được vài công trạng nhỏ nhoi mà cứ nghĩ mình là người có thể thay đổi cả thế giới.
  • Thư cho một bạn trẻ

    28/01/2016Trần Hữu DũngBạn quý mến, rất tiếc là tôi chưa được quen thân với bạn, nhưng tôi đã thấy bạn từ bục giảng của tôi, nghe bạn tâm tình qua những bức thư đầy bức xúc về đất nước, về tương lai, và về nhân loại nữa...
  • Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?

    11/09/2015Mai Lan ghiHai mái đầu bạc, Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.
  • Những người trẻ tìm cách sâu sắc

    10/07/2014Lê Xuân NhậtMột loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...
  • Góc nhìn người trẻ

    30/04/2014Nguyễn Hoàng (thực hiện)Một cô gái lứa tuổi "8X", tốt nghiệp Đại học Sư phạm nhưng lại đang là biên tập viên của website chungta.com đã trò chuyện cuối tuần cùng chúng tôi dưới góc nhìn của một người trẻ tuổi. Và tôi đã hơi bất ngờ, khi Nguyễn Thị Hà trả lời câu hỏi đầu tiên...
  • Câu hỏi của một người trẻ

    29/08/2013Nguyễn Vũ LamVì sao trước kia, khi con người còn nhiều thiếu thốn và cả khi đứng trước sống chết trong chiến tranh mà lòng người vẫn tràn ngập niềm tin và hạnh phúc.
  • "Thiếu thốn tương đối" của người trẻ là gì?

    20/08/2013PGS.TS. Trần Nam BìnhTrong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Sinh Viên Việt Nam, tôi đã nói đến “thiếu thốn tương đối” của người Việt Nam. Sau đó có một bạn trẻ hỏi tôi rằng, vậy thì đâu là thiếu thốn tương đối của người trẻ Việt Nam trong hội nhập?
  • Hành trình người trẻ

    03/08/2009Ba tháng hè nóng bỏng sục sôi không khí thi cử, rộn ràng các phong trào tình nguyện, náo nức các hành trình khám phá, thế hệ trẻ có thêm cơ hội khẳng định bản lĩnh, tâm hồn, sức sống của mình trước sự phát triển vũ bão của thời đại. Tưởng rằng trường học là nơi có thể học được tất cả mọi điều trên thế gian này, toàn bộ những vấn đề liên quan đến lao động của bạn, nhưng thế cũng chưa đủ, tuổi trẻ cần nhiều hơn thế. Đó là không chỉ khám phá những điều bên ngoài thế giới, mà còn phải khám phá cả những suy nghĩ bên trong, thái độ cư xử người với người, lẽ sống và tinh thần trách nhiệm, cách lựa chọn các thông tin hợp lý, suy xét hợp lý, các giá trị và cách hành động hợp lý để tổ chức cuộc sống cá nhân, cộng đồng tốt hơn.
  • Tuổi Trẻ

    13/07/2009Samuel Ullman (1840 – 1924), doanh nhân, nhà thơ, nhà từ thiện - Đoàn Thanh Liêm dịchTuổi trẻ không phải là một giai đoạn của cuộc sống, nó là tình trạng của tinh thần; nó không phải là vấn đề của má hồng, môi đỏ, sức khỏe dẻo dai; nó là vấn đề của ý chí, của khả năng sáng tạo, sức sống mãnh liệt của cảm xúc; nó là sự tươi mát của mùa xuân bất tận của cuộc sống.
  • Người trẻ nên biết sống đàng hoàng

    23/05/2009Lê Ngọc Sơn thực hiệnMột sinh viên Việt sau khi tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins đã được nhận vào làm cố vấn ở Quốc hội Hoa Kỳ. Sau đó một thời gian, anh trở về Việt Nam và trở thành một chuyên gia kinh tế có uy tín…
  • Tuổi trẻ với vấn đề Diệt Dục

    09/05/2009HT Thích Thanh TừTuổi thanh niên là tuổi hy vọng ước mơ, bao giờ cũng nuôi sẵn trong lòng những mộng đẹp. Nhờ sự hy vọng ước mơ ấy, thanh niên mới phát triển hết khả năng để đạt được sở nguyện. Thế mà, nghe đạo Phật đề cập đến vấn đề diệt dục, thực là một việc cằn cỗi khô khan, không thích hợp chút nào với tuổi đang tràn trề nhựa sống, theo quan niệm của họ. Do đó, đa số thanh niên chỉ đứng xa nhìn đạo Phật, thấy như mình không có liên hệ gì với cái đạo già cỗi ấy.
  • Những giá trị sống cho tuổi trẻ

    07/05/2009Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ - học sinh, sinh viên và các đối tượng thanh niên khác - bằng cách trang bị cho họ những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quyển sách Những Giá trị Sống cho Tuổi trẻ.
  • "Tự sự" của người trẻ sống nhạt

    10/02/2009Đức ChínhSống nhạt, cũng tốt, khi đó là sự kiếm tìm bình yên, ổn định kiểu dĩ hòa vi quý, là trạng thái "tạm chấp nhận được" trong những thời điểm cần "chậm lại nhịp sống, để ta lắng nghe". Nhưng nhìn về phía khác, thì sống nhạt, với người trẻ, cũng đồng nghĩa với sự ngưng tụ, lững thững của sáng tạo, nhiệt huyết. Nhựa sống bị vón cục sẽ tạo ra một xã hội chậm chạp, thiếu sinh khí.
  • Người trẻ phải tự chủ

    27/12/2008Lê Ngọc Sơn - Phương Loan (Thực hiện)Chuyên gia Nguyễn Trung đã tâm sự cùng SVVN về câu chuyện tự chủ của người trẻ và sứ mệnh của họ trước yêu cầu của đất nước...
  • Người trẻ "sống chạy"?

    19/10/2008Báo Phụ nữKhao khát của số đông bạn trẻ là có sự nghiệp. Nhưng nhiều người, vì hối hả trên đường đua tìm kiếm vật chất, đã bỏ qua nhiều giá trị tinh thần...
  • Bạn trẻ phải sấn tới với bản lĩnh, nghị lực của mình

    07/06/2007Xuân ToànVào WTO, vai trò của lớp trẻ lại càng quan trọng, chỉnh họ sẽ nhanh chóng hội nhập, nắm bắt thông tin, nắm vững khoa học kỹ thuật...để đưa đất nước phát triển. Bạn trẻ hãy tự tin đi tới với đầy đủ bản lĩnh và trí tuệ của mình. Đảng, Nhà nước và nhân dân đang trông cậy vào lớp trẻ ngày nay.
  • Người trẻ nhưng ý thức đừng… trẻ

    21/12/2006Thanh Thu... có những câu chuyện nhỏ nhưng lại không hề nhỏ... Kể để nhắc nhau, để thấy rằng người trẻ học kiến thức ở trường, nhưng cũng đừng quên học ý thức, học phép lịch sự. Người trẻ đấy, nhưng ý thích đừng...trẻ!
  • Người trẻ ư? Phải lo nhiều lắm…

    18/05/2006Quảng YênMột bác sĩ tâm lý người nước ngoài đền giảng dạy ở Việt Nam về tư duy tích cực. Các học viên đều thấy lý thú, nhưng lại rất khó áp dụng...
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Tuổi trẻ buồn

    02/12/2005Nguyễn VinhEm bảo em buồn. Tôi hỏi sao buồn. Em bảo không biết, tự nhiên thấy buồn. Buồn một cách lạ lùng, dã man và… bí mật lắm. Đến nỗi, chính em cũng không hiểu buồn từ đâu về và buồn vì cái sự gì nữa. Chà, thế thì “căng” quá…
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • xem toàn bộ