Tuổi trẻ buồn

08:20 SA @ Thứ Sáu - 02 Tháng Mười Hai, 2005

Em bảo em buồn. Tôi hỏi sao buồn. Em bảo không biết, tự nhiên thấy buồn. Buồn một cách lạ lùng, dã man và… bí mật lắm. Đến nỗi, chính em cũng không hiểu buồn từ đâu về và buồn vì cái sự gì nữa. Chà, thế thì “căng” quá…

Tôi có một thói quen lướt trên các website hàng giờ rỗi rãi để đọc linh tinh. Dĩ nhiên là...cho đỡ buồn. Cái mà tôi gặp trên những diễn đàn mở và trên những cuộc chat chít là cái câu quen thuộc: Trờiơi, buồn quábà con ơi, muốn qua chat với tui đi (Ừ, nhưng sao bạn buồn?) Không biết nữa. Trời ơi, có ai hiểu tuikhông?...Một bạn trẻ khác có vẻ “triết lý" hơn:

Cuộc sốngvô nghĩa, cuộc đờivô vị. Mình thấyhư vô quá...Chắc chắn không ai nghĩ những lời đầy "vô" đó được phát ra từ một ông già... mới có mười mấy hai mươi tuổi đầu.Tuổi mà người ta chưa kịp sống để nói những câu đầy... trừu tượng về cuộc sống như thế. Tôi lướt qua các trang báo học trò. Cũng vẫn một âm hưởng quen: Buồn. Buồn ơi là buồn. Chỉ cần một sự cố nhỏ thôi cũng làmcho những "mày râu', "áo dài" nảy tưng lên, đảo lộn cả lên, cuộc sống thế là hết?! Hết thật rồi. Cuộc đời thế là bể khổ, là đau thương… Em tuyệt vọng, emđi lang thang, bụi đời vì con nhỏ nó có bồ khác. Em tuyệt vọng, chắc em uống thuốc chuột mà chết vì ba mẹ em cứ cãi nhau. Em thất vọngvì nàngkhông nhận lời"iu” em. Em thấy cuộc sống nhàm chánkhi ngày nào cũng phảiđi học thêm hếtshow này đếnshow kia, tối mặt tắt mũi, cái kiếng cận của em dày như cái đít chai rồi, mất cả đẹp gái…

Buồn. Buồn. Và buồn...

Buồn tràn lan từ những cuộc chat chít đến những diễn đàn trên website. Buồn từ văn thơ uỷ mị học trò đến ngổn ngang những nỗi niềm không ai hiểu nổi. Buồn từ những thao thức trầm cảm cho đến những cuộc "nổi loạn" phá phách...

Tuổi trẻ ơi, buồn chi lắm thế?

Nhập học năm nay, báo Tuổi trẻ có đăng chuyện em Nguyễn Thanh Lập ở miền Trung thi đậu hai lần nhưng đường đến cổng trường Đại học vẫn còn xa.

Chuyện làm nhiều người cảm động ứa nước mắt. Năm trước, khi chưa gặp ông nhà báo, ngày nhập học là ngày mà Lập phải ngậm đắng nuốt cay cầm bay đi phụ thợ hồ thay vì đến giảng đường với bạn bè tân khoa. Buồn chứ. Buồn lắm. Nhưng nỗi buồn ấy cứ nung nấu trong cậu một ý chí vượt khó. Học, phải học. Và năm nay, lại thi đậu Đại học. Hữu xạ tự nhiên hương. Người ta biết tới cậu qua bài báo và động lòng chia sẻ. Chuyện cứ như cổ tích vì kết thúc có hậu. Mọi người tìm thấy nơi sự ngậm ngùi của Lập một niềm tin vào những băn khoăn chân thật và ý chí tuổi trẻ vượt lên chính mình.

Cũng trong dịp này, tòa án xử mấy cậu bé nhà giàu đua xế hộp. Có cậu án treo, có cậu bị bắt giam tù ba năm. Các cậu vẫn thơ ngây lắm. Cả thảy đều khai là bị bạn bè dụ dỗ. Ừ, thì cứ cho là tụi nó dụ nhau đua xe. Không ai có tội. Chúng vô tội cả đi. Nhưng rồi tôi vẫn thấy bàng bạc quanh vụ việc ấy một điều gì đó nằm ngoài nội dung những lời khai, những câu hỏi và những điều luật khô khan trong phiên toà. Cái bàng bạc ấy nằm ở ngoại vi pháp luật...

Một sự sụp đổ và thiếu niềm tin vào chính mình, chúng muốn nổi loạn với mình. Dù sự biểu hiện ấy đi ngược những chuẩn mực sống và có thể gây hại đến người khác Tuổi trẻ buôn. Tuổi trer dễ bốc đồng, xốc nổi. Tuổi trẻ khủng hoảng mềm im và xói mòn ý chí khi không tìm thấy mục đích, lý tưởng định hướng và khát vọng sống. Họ đập phá chính mình đến đáng thương.

Bệnh chung. Bệnh này bàn bạc, khó chẩn đoán và cho thuốc. Nhẹ gọi là buồn là đủ thứ... "vô" (vô nghĩa, vô vị, hư vô và dĩ nhiên là...vô tích sự), nặng là những hình thức xì-căng-đan dại một giây mà khổ một đời.

Tuổi trẻ nào mà chẳng buồn. Nhưng buồn chi lắm thế, buồn ơi?!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Chứng hoang tưởng trong giới trẻ

    11/03/2014Phương Nguyên - Diệu HiềnAi cũng có quyền mơ ước! Nhưng khi ước mơ vượt quá xa khả năng, và chủ thể của nó không hoặc không muốn nhận ra điều đó thì trở thành chứng hoang tưởng...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Hạnh phúc vẫn hơn là “cái đúng”

    20/10/2005Huy MinhTrong gia đình, làm cho mình và các thành viên khác hạnh phúc hơn mới là đúng nhất! Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên tránh né mọi cuộc tranh luận, hay ngoan ngoãn đi theo sự dẫn dắt của người bạn đời, hày chiều chuộng mọi sở thích của con cái
  • Giới trẻ đang “chi tiêu” thời gian như thế nào

    12/10/2005Cảnh báo sự lây lan của virut ngủ. Nhiều người đã biết kéo dài thời gian của ngày. Có phải họ đang “cận thị” về tương lai của chính mình?
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Tôi là ai?

    06/08/2005Tôi là ai? Câu hỏi lớn ai cùng cần có câu trả lời.
  • Vì sao mà sống

    06/08/2005Con người nếu mất đi lý tưởng thì sẽ không thể sống vui vẻ được
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Tăng giá trị bản thân

    30/06/2005Mục tiêu của bạn là tổ chức cuộc sống theo cách mà bạn có thể hưởng thụ thu nhập tốt, mức sống cao và bạn làm chủ vận mệnh của mình hơn là nạn nhân của sự thay đổi của thời đại kinh tế...
  • Thành công của bạn bắt đầu từ đây

    27/01/2004Nhiều người cứ đánh đồng việc thành công trong nghề nghiệp với một chức vụ ấn tượng nào đó, hoặc cho rằng làm trong một công ty nổi tiếng thực chất tốt hơn làm việc cho một công ty không tiếng tăm. Tuy nhiên, thành công lại đến từ những dạng thức khác nhau, và bỏ sót điều đó có thể làm cho họ tìm được công việc không như ý hoặc tập trung không đúng trong khi tìm việc. Quyết định điều gì quan trọng cho bạn, đặt ra và giữ tập trung vào những mục tiêu sâu xa sẽ giúp quá trình tìm việc thành công và quan trọng hơn là bạn sẽ có một công việc như ý. Nếu bạn muốn tìm hiểu xem thành công nào có ý nghĩa với mình và gặp trở ngại khi tìm việc, đây là vài điều quan trọng mà bạn cần nhớ...
  • xem toàn bộ