Thập ngũ điểm sớ
Ngày xưa, khi có việc cần kíp, người ta thường dâng sớ lên vua. Nhưng trước đây, chỉ nghe nói đến việc quan lại, chí sĩ dâng sớ mà chưa nghe nói đến việc trẻ con dâng sớ.
Thế mà, chiều ngày 20/8/2003, tại hội trường khách sạn La Thành trước 50 khách mời thuộc Chính phủ: 28 khách mời thuộc tổ chức phi chính phủ, Liên Hợp Quố và các đại sứ quán, các tổ chức cứu trợ trẻ em, đã "đối thoại" với cử tọa và trao "bức thông điệp 15 điểm" (Thập ngũ điểm sớ) củamình.
Tất cả 15 điểm ấy, đều xoay quanh việc dạy và học.
15 điểm ấy, được các em diễn đạt như sau:
1. Thầy cô giáo có đủ trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong giảng dạy.
2. Thầy cô giáo không nên dạy theo thành tích, không áp đặt học sinh.
3. Thầy cô hãy hiểu, lắng nghe và thông cảm với học sinh. Công bằng, không thiên vị, không quát mắng và không có hình thức phạt nặng.
4. Thầy cô giáo có kiến thức nhiều hơn về địa phương, vùng miền và các đối tượng, đặc biệt là trẻ khuyết tật.
5. Chúng em không bị bắt buộc phải học thêm nhiều, để kiểm tra trên lớp không trùng với đề học thêm.
6. Có đủ giáo viên dạy các lớp, đủ đồ dùng giảng dạy, học tập cho giáo viên và học sinh.
7. Có chương trình giáo dục toàn diện nhưng không quá nặng, quá khó đối với học sinh, lý thuyết cần đi đôi với thực hành, chương trình cần phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng học sinh (đối với vùng lũ: nghỉ lũ thay cho mùa hè).
8. Tổ chức thi cử nghiêm túc.
9. Xây thêm và nâng cấp để trường lớp khang trang sạch đẹp, đầy đủ ánh sáng; có đủ phòng học, thư viện, các phòng chức năng với đầy đủ dụng cụ; có khu nội trú cho các bạn ở xa.
10. Người lớn cần quan tâm hơn đến việc học của trẻ em, không trọng nam khinh nữ.
11. Cha mẹ cần lắng nghe ý kiến, nguyện vọng học tập, có thái độ đúng với trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật.
12. Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi về cách phòng tránh các tệ nạn xã hội.
13. Có thêm chính sách ưu tiên cho trẻ khuyết tật, trẻ lao động sớm trong học tập, cũng như vấn đề việc làm khi đã học xong.
14. Có chính sách hỗ trợ cho những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, di cư tự do, để tất cả các em có giấy khai sinh và được đi học bình thường.
15. Các bác lãnh đạo nên nghe ý kiến, nguyện vọng của các em.
15 điểm ấy, xem ra, không phải là lần đầu tiên chúng ta nghe thấy. Ví dụ: Việc bắt buộc phải đi học thêm; chương trình học quá nặng, quá khó; tổ chức thi cử chưa nghiêm; thiếu trường lớp, lớp thiếu ánh sáng, thiếu học cụ; quyền được học, dù chưa có giấy khai sinh, hộ khẩu...
Có em nói thẳng: "Học sinh nông thôn chúng cháu đi học đã khó, nói gì đến học thêm, vậy mà khi thầy cô giáo tổ chức dạy ngoài, hết bắt buộc đến dọa nạt"...
Thế mà, trước đây chỉ có phụ huynh nói, báo giới nói, nhà khoa học nói; giờ, chính các em cũng đã nói!
Các em chính là những người những người ngày đeo "ba lô - cặp" nặng lưng đi học. Các em phải đeo kính sớm vì lớp thiếu sáng (nên nhớ là 10% tổng kinh phí xây trường học dành cho việc thiết kế - trang bị ánh sáng - mà chẳng mấy nơi thực hiện). Các em - thông qua việc chạy vạy của bố mẹ - phải lo việc có được vào "trường điểm, lớp điểm", "trường chuyên, lớp chuyên"... hay không! Chính các em phải lo, "thầy cô có trù mình, nếu mình không đi học thêm ở lớp của thầy cô không?" v.v... và v.v...
Cái sự học, vốn là ước mơ, là niềm sung sướng của trẻ thơ, sao lâu nay lại bị "cài" thêm bao nỗi "lo trước tuổi" như thế? Sao lại trở thành nặng nề như thế?
Đọc 15 điều kiến nghị của các em, liệu chúng ta, liệu ngành giáo dục có vui được?
Bà thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đặng Huỳnh Mai cũng đã thẳng thắn ghi nhận hai việc: Nhà trường tổ chức học thêm nhiều quá và còn đối xử không công bằng giữa các học sinh. Nhưng sao còn lắm điều chưa trả lời các em như thế? Giá người tiếp các em là Bộ trưởng thì chắc sẽ trả lời các em được nhiều hơn!
Thực ra 15 điều kiến nghị ấy đã nói lên rất nhiều vấn đề của ngành giáo dục. Chúng có thể gợi ý cho rất nhiều chính sách, chỉ thị, chủ trương giáo dục. Chúng tồn tại và gây nhiều bức xúc từ ngày cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn đứng đầu chính phủ. Ngay từ ngày đó, ông đã yêu cầu: "Trường ra trường, lớp ra lớp", "thầy ra thầy...".
Thế mà bao năm rồi, mặc dù chúng ta đã phát triển rất nhiều cơ sở hạ tầng của ngành Giao thông vận tải để đón đầu tư nước ngoài; chúng ta đã "tái định cư" rất nhiều nơi để ưu tiên hạ tầng cho các doanh nghiệp; chúng ta đã "an toàn thực phẩm"... nhưng chúng ta lại chưa có những tiến bộ tương ứng cho giáo dục và chính sách giáo dục?
Không ai ngây thơ nghĩ rằng, "biết là xong", và ngày mai giáo dục sẽ tốt. Nhưng "giáo dục là quốc sách" mà chậm đến thế, thì thật đáng trách.
Mong rằng, sau nhiều năm lắng nghe các tầng lớp xã hội khẩn cầu, nay lại nghe lời các em, ngành Giáo dục sẽ sớm theo kịp các ngành bạn!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005