Học và nhồi vịt

06:37 CH @ Thứ Ba - 29 Tháng Tám, 2006

Những người bán gia cầm như gà, vịt xiêm, ngỗng... thường nấu bột thành bánh đúc thật nhão rồi nhồi nhét đầy diều con vật đưa ra chợ bán cho nặng cân. Người mưa không tinh tường thường bị thiệt vì mua phải bột chứ không phải thịt gà. Nhiều khi do nhồi nhét quá nhiều mà con vật bị chết trên tay.

Hiện nay cái sự học của nhiều con em ta (nhất là con cái nhà giàu) xem ra cũng có vẻ giống như thế. Học sinh, thì lo hỏng thi, ngành giáo dục thì sợ mất thành tích. Cuối cùng chỉ tội nghiệp mấy con vịt. Mất cả tuổi thơ, quên cả chơi đùa, thân xác gầy mòn, linh thần hoảng loạn vì học, học và học.

Trong ký ức của nhiều người ở Hà Tĩnh quê tôi, những học sinh, sinh viên học giỏi đã luôn được truyền tụng như là niềm tự hào chung . Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Khắc Viện, Phan Anh, Lê Văn Thiêm... nổi tiểng học giỏi nhưng không nhờ phương pháp nhồi vịt. Về cụ Hãn, ba tôi là bạn học của ông ở trường Cô-le Vinh kể: "Bác ấy giỏi Toán nhất lớp, nhưng bao giờ cũng thấy kè kè bên mình một cuốn sách văn học để xả hơi". Nghĩa là ông Hãn học toán và thư giãn thường xuyên bằng văn chương. Kết quả là, như ta đã biết, ông trở thành Thạc sĩ Toán đầu tiên ở nước ta, là Kỹ sư cầu cống và là một nhà nghiên cứu văn học Việt Nam nổi tiếng. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã được coi là “thần đồng" ở trường Vinh. Ông thường nói: "Nghe thầy giảng ở lớp chỉ là vỡ vạc ra một số kiến thức mới. Ra khỏi lớp, vừa đi chơi vừa ngẫm nghĩ mới hiểu, hiểu sâu và tiêu hóa được kiến thức của thầy. Những anh học gạo giống như người đổ dồi vịt xiêm, thi xong là chữ trả thầy. Bạn bè ông Viện bảo hồi học trường Bưởi, không có tiền ăn chơi như nhiều người, ông thường tiêu khiển ngày Chủ nhật bằng cách lấy xe đạp đi "khám phán ngõ ngách Hà Nội và ông thuộc lòng thành phố Thủ đô còn hơn cả người Hà Nội lâu năm. Luật gia Phan Anh thuộc lòng Truyện Kiều và là người lấy Kiều, tập Kiều thông minh và dí dỏm. Tạ Quang Bửu là một huynh trưởng Hướng Đạo có uy tín. Landau, người Nga, được giải Nobel năm 1962 về lĩnh vực cơ học lượng tử, thường hỏi sinh viên vật lý trong các kỳ thi vấn đáp những câu đại loại như: "Anh cho biết tác giả Eugene Onegin là ai?". Theo ông thì một nhà khoa học Nga, dù là sinh viên vật lý giỏi đi nữa, cũng không thể không biết Pushkin là ai và đã viết những gì.

Ngày nay chương trình học nặng nề hơn rất nhiều vì kiến thức nhân loại quá mênh mông. Nhưng học sinh giỏi thời nay cũng không phải nhờ học gạo mà nhờ các em đó biết học lực nào, chơi lúc nào. Tuổi học trò đã một lần qua đi, bị sai lạc đi thì sẽ gây hậu quả khôn lường và không bao giờ lấy lại được nữa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lãng phí trong giáo dục: Thiệt hại vô bờ bến

    26/08/2006GS Nguyễn Ngọc LanhLãng phí đi đôi với tham nhũng và xét cho cùng của cải tham nhũng cũng là của cải nhân dân bị lãng phí (vào túi cá nhân). Lãng phí trong giáo dục, ngoài tiền bạc là cái dễ thấy hơn cả, còn lãng phí thời gian, công sức, lòng tin, lòng trung thực...
  • Hãy đánh thức tình yêu lịch sử

    30/07/2006Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ...
  • Lỗi từ hệ thống

    05/07/2006Nguyễn Trung DânCho rằng bệnh thành tích nếu được "các em học sinh, các bậc phụ huynh chống lại... và "các bậc phụ huynh và học sinh phải kiên quyết từ chối việc thi cử, đánh giá học sinh bằng điểm thi cao hơn khả năng thuộc về các em" thì "chắc chắn là không" còn bệnh thành tích!
  • Mầm họa đang lớn

    10/03/2006Trước những bức xúc trong giáo dục hiện nay, Gs, Ts khoa học toán lý Nguyễn Xuân Hãn cho rằng cả ba lĩnh vực: chương trình sách giáo khoa, giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục hiện nay đều đang có vấn đề...
  • Sửa lại từ tiểu học

    07/12/2005Gs. Ts Lê Ngọc TràDư luận xã hội hiện nay đang nói nhiều về nhu cầu có một sự cải cách về giáo dục. Nhu cầu có là có thực. Nền giáo dục của chúng ta đã đi qua một chặng đường dài. Trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, nó đã làm được rất nhiều việc. Nhưng giờ đây đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, tất yếu giáo dục phải cải cách, phải thay đổi.
  • Đừng biến học sinh thành khúc gỗ!

    02/12/2005Trần Phương Hoa (Giáo viên trường Genetics - Đại học Bách khoa Hà Nội)"Việc làm cho học sinh trở thành những khúc gỗ biết nghe trên lớp được coi là thành công và khả năng quản lý giỏi của cô. Mọi ý tưởng sáng tạo hay đi chệch khỏi ý tưởng của cô đều bị gạt bỏ..."
  • Ung bướu cần cắt bỏ

    03/11/2005Nhà giáo Trần Hữu TrùSinh thời, NGND Nguyễn Lân đã phát biểu: "Cấm tiệt cái việc dạy thêm". Ông phản đối, lên án kịch liệt tình trạng in ấn xuất bản quá nhiều sách "ăn theo" SGK đưa vào nhà trường nhất là sách toán, văn, tiếng Việt ở bậc tiểu học...
  • Học vẹt

    28/10/2005TS. Lê Ngọc TràTrong trường hợp không thích học mà lại phải làm bài, phải thi thì các em sẽ dễ chọn cách học vẹt, học thuộc mặt dù không biết nó là gì, hễ thầy giáo khen hay thì cũng khen hay, thầy chê cứ xem là dở. Tình trạng này nếu kéo dài, lâu dần sẽ làm mòn khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh. Rồi từ nhà trường các em sẽ bước ra xã hội... Từ lối học biến thành lối nghĩ, lối làm. Nếu không kịp sửa chữa lối học vẹt trong nhà trường sẽ có nguy cơ biến thành căn bệnh trong xã hội...
  • “Ông cụ non” là có tội?

    04/11/2005Hoàng Hương“Một HS lớp 10 như em mà lý luận vậy sao? Em nên học lại ngôn ngữ trong sáng học trò, đừng nhiễm tư tưởng “dạy đời” của các giáo sư, tiến sĩ nữa”. Cậu học trò trường chuyên đã bị một cú sốc mạnh mẽ khi bài tập làm văn của mình chỉ được 4,5 điểm cùng với lời phê như thế...
  • Nhồi vịt

    13/10/2005Nguyễn Quang ThânCác bà buôn vịt, trước khi đưa chúng ra chợ bán, thường mua bánh đúc ngô về cắt thành miếng rồi nhồi đẫy diều mấy con vật tội nghiệp. Việc học hành của con em hiện nay làm tôi liên tưởng tới thuật "nhồi vịt" không mấy lương thiện đó của các bà buôn...
  • Bản “thành tích”... đạt chuẩn quốc gia

    12/10/2005Hoàng Trí Dũng - N. Bình - Phạm KiềuTheo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau hiện tỉnh đã có 76/89 xã, phường, thị trấn và 4/9 huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở... Oái oăm thay, các con số báo cáo này được xây dựng dựa trên sự gian lận của những cán bộ quản lý ngành giáo dục và giáo viên nhiều trường...
  • Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông

    10/10/2005Nguyễn Kế HàoChúng tôi nói về tư duy giáo dục phổ thông chứ không bàn về tư duy giáo dục chung chung, vì trên thực tế, trong nhiều năm qua giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã không được dẫn dắt bằng tư duy phù hợp với hai bậc học này, mà khi thì đại học bị phổ thông hoá, lúc thì phổ thông lại bị đại học hoá...
  • Cần gì phải học thơ văn!

    28/09/2005Khuất Tố QuyênTrong tuần qua, liền sau Đại hội Hội nhà văn Việt Nam từ 24 đến 25-4-2005, ngày 26-4-2005 có Hội thảo tại Đại học sư phạm Hà Nội về “Văn học Việt Nam từ sau 1975 -Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy". Dạy văn và học văn luôn luôn còn là vấn đề nóng bỏng trong Giáo dục. Phóng viên Khuất Tố Quyên có cuộc trò chuyện với ông Phạm Toàn (nhà văn Châu Diện) về vấn đề này.
  • Cũng vì quá tải!

    23/08/2005TSKH BÙI MẠNH NHỊChuyện HS khẳng định không thích tác phẩm văn học mà đề thi yêu cầu đã phản ánh phần nào thực trạng dạy và học văn hiện nay ở các trường phổ thông. Tôi thấy tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một tác phẩm hay và mang tầm thời đại, vấn đề là thầy dạy làm sao cho HS cảm nhận được, “thấu” được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
  • Học như vẹt!

    02/07/2005Lê Vương Kiều TrangVới cái nhìn của một người trong cuộc đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở nhà trường phổ thông, tôi cho rằng học sinh bây giờ không nhớ, không hiểu sử và không thích học môn lịch sử là kết quả tất yếu của cách dạy - học - thi cử hiện nay.
  • Tự nhiên lấn át xã hội

    11/01/2004Lan Hương80/20 là tỷ lệ học sinh theo học tại ban KHTN và ban KHXH tại hầu hết các trường phân ban. Trong 100 học sinh có tới 80 em chọn học ban KHTN.
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Bắt đầu từ người thầy

    30/11/2003NGUYỄN THỊ OANHNhắc đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, người ta thường nhắc đến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ... và thường lại quên điều chính yếu nhất. Đó là sự đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy cùng sự chủ động hưởng ứng của người học. Từ ngàn xưa Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta thấy ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết...
  • Giáo dục

    30/11/2003Vấn đề đáng “báo động đỏ” trước hết của xã hội hiện nay (chứ không chỉ đối với ngành giáo dục) là phải bằng mọi biện pháp chống lại sự giả dối, gian trá, đề cao tính trung thực như là tiêu chuẩn đầu tiên để xem xét một con người. Riêng với ngành giáo dục, dù đau đến mấy cũng phải chữa, để các thế hệ con em chúng ta thật sự nên người. Cuộc “đại phẫu” đau đớn này chỉ có thể được thực hiện nếu các cấp lãnh đạo và toàn xã hội ủng hộ...
  • Tại sao học sinh chúng ta học dở?

    28/11/2003Giáo sư Võ Tòng XuânTừ khi Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn đương chức, ông đã mô tả tình trạng giáo dục của ta "tụt nhanh như nhảy dù”, cho đến hôm nay, chất lượng giáo dục ở nước ta vẫn dậm chân tại chỗ hay nói đúng hơn còn xuống dốc nhanh hơn nhảy dù... Tại sao học sinh chúng ta học dở như vậy?
  • xem toàn bộ