Tạp bút Nghĩ

06:06 SA @ Thứ Tư - 11 Tháng Chín, 2013

Thuở nhỏ tôi thường mơ thấy cây ruối sau nhà bay lên trời, dưới gốc của nó có một đám mây màu vàng ngà. Không nhìn thấy rễ cây nhưng tôi cảm giác chúng đang ngủ trong đám mây vàng ngà ấy, giấc ngủ dịu dàng mềm mại chẳng vướng bận bởi các ý nghĩ. Lớn lên, lao vào đời sống với bao nhiêu tác động xô dập của xã hội, đôi lúc tôi mơ lại cú bay lên chậm rãi, lừng lững của cây duối và tôi vẫn cảm giác những chiếc rễ đang ngủ giấc ngủ trong trẻo nguyên sơ. Tôi thèm giấc ngủ của những cái rễ. Phá bỏ nguyên sơ chính là các ý nghĩ.

Vào những lúc yên ả nhất, bằng một thứ hình dung khó hiểu tôi nhìn thấy hình thù của ý nghĩ, nó như cái tổ kết bằng nhiều vật liệu khác nhau, hiển nhiên trong đó có vật liệu sạch có vật liệu không sạch. Cái tổ được kết bằng nhiều ý nghĩ, nó đích thực là cái tổ vì từ đây các tư tưởng, các hành động ra đời, bay lên, chết đi và hồi sinh. Ý nghĩ làm con người vĩ đại hơn, tỉnh táo hơn, rút ngắn được các khoảng cách hơn, nhưng ý nghĩ cũng làm con người già nua mệt mỏi, trở thành loài phức tạp, lắt léo nhất. Người nào có ý nghĩ của người ấy, cũng như tổ nào có mùi của loài ấy. Có tổ mùi oi oi nồng nồng, có tổ mùi cay cay hăng hăng, có tổ mùi thơm dịu, có tổ mùi ngai ngái. Ý nghĩ có loại gầy loại béo, có loại xa loại gần, có ý nghĩ đơn giản, lại có ý nghĩ phức tạp, có ý nghĩ xấu và có ý nghĩ tốt. Ý nghĩ đa dạng như chính thế giới này.

Không thể truyền ý nghĩ cho nhau như truyền kinh nghiệm, càng không thể giữ ý nghĩ làm của gia báo như vật hữu hình nào đó. Ý nghĩ sinh ra và mất đi theo trình tự sinh trưởng của từng cá nhân. Lịch sử của ý nghĩ là lịch sử của mỗi con người cụ thể. Không có thế hệ nào nghĩ tiếp ý nghĩ của nhau, không bao giờ có. Bán thân ý nghĩ là ích kỷ, còn kết quả của ý nghĩ thì khác, đôi lúc nó là sự xả thân cho cái ngoài nó.

Có một cuộc chiến tranh khốc liệt vĩnh viễn chẳng phân thắng bại do đó chẳng bao giờ chấm dứt, đấy là cuộc chiến giữa cái chết và ý nghĩ. Hai cái này quyết định diện mạo thế giới. Thời gian ngừng vận động khi cái chết và ý nghĩ tạm thời hưu chiến, có nghĩa chúng tạm thời đi ngủ, như giấc ngủ của những cái rễ cây ruối mà tôi đã mơ. Vào thời khắc đó thế giới sẽ chập lại làm một thể thống nhất vô cá tính và con người bước ra khỏi tất cả các định nghĩa về chính bản thân mình.

Nghĩ là một từ, một câu, một khái niệm quen thuộc tới mức đôi khi chúng ta chẳng bao giờ bận tâm nghĩ về nó cũng như đôi khi chúng ta quên mất rằng đời sống tồn tại nhờ ý nghĩ, xã hội phát triển nhờ ý nghĩ, nhờ ý nghĩ mà thế giới này mới được nhìn nhận là thế giới. Người phương Đông tìm ra lửa tam muội, tìm ra âm dương bát quái, chế được thuốc súng, cầu cống và bàn tính đều là do ý nghĩ cả. Hình như chỉ có cái hôn không ra đời tù ý nghĩ. Con người nhìn chim nghĩ ra máy bay, nhìn lá rụng nghĩ về sự lụi tàn và nẩy sinh nỗi buồn. Đến khi con người nhìn cây cổ thụ mà nghĩ ra thần, thì lúc đó quả là ý nghĩ đạt đến siêu phàm. Thần là cái bản năng được sinh hạ và nuôi dưỡng nhờ ý nghĩ. Trên ba mươi tuổi nhờ ý nghĩ, tôi mới lặng lẽ rút ra cho mình kết luận muộn mằn này. Đất là những gì ta có được, còn bầu trời là tổng số những mất mát của ta.

Nghĩ nhiều khi cũng dẫn đến nguy hại. Các nhà tư tưởng nghĩ ra các triết thuyết, có triết thuyết phải đem áp dụng nó vào đời sống, đem áp dụng mà người ta không nghe thì xảy ra chiến tranh chém giết. Đôi lúckhông nghĩ thì đúng, nghĩ lại đâm sai. Nhưng không nghĩ thì gay go. Sinh ra con người ta khóc đạp chả cần nghĩ, khi tập đi, tập nói, tập gói thì dứt khoát phải nghĩ. Không nghĩ tôi đố anh biết cầm đũa để ăn, biết nheo mắt để giễu cợt người khác. Nghĩ vì chưa biết, biết rồi mà nghĩ nữa thì thành giỏi, giỏi rồi mà nghĩ nữa thì thành siêu nhân.

Không một tầng lớp, một chủng tộc, một thể chế nào độc quyền được ý nghĩ. Ai dám bảo trời xanh ngoài kia không ngẫm ngợi? Ai dám chắc nước là vô tình? Ai khẳng định những con chuồn chuồn này vô lo vô nghĩa. Nếu những cái đó mà nghĩ thì con người cần phải bình tĩnh khiêm tốn hơn. Sự lạc nẻo giữa các loài chẳng bởi ngôn ngữ mà bởi ý nghĩ. Ý nghĩ là hàng rào của sự nghĩ, là pháo đài cô lập chính mình, cái nọ khinh thường cái kia, mải miết mỗi kẻ một đường. Tất cả đang lạc nhau cho dù chúng ta, họ, bọn nó, tôi, anh, hắn, cái ấy đều hít thở một bầu không khí, đều tắm chung một dòng sông, sưởi ấm dưới một mặt trời và đều chìm đắm vào cái gọi là bóng tối.

Hình dung mình trở thành cây ruối bay lên trời nhô đám mây màu vàng ngà và tôi ngủ giấc ngủ của những cái rễ, không bị khuấy động bởi các ý nghĩ. Bay mãi theo chiều thẳng đứng, lạc giũa vũ trụ trùng điệp, chẳng cần tới sự giao tiếp, chẳng cần đối phó với bất kỳ âm mưu nào, tâm trí tôi hoàn toàn yên tĩnh. Ngay lúc ấy, ngay cái giây phút bắt đầu yên tĩnh, tưởng như thoát khỏi mọi ý nghĩ dù trong đầu tôi, nơi chứa đựng những quá vãng đột ngột vang lên câu hỏi: Có phải mình đang không nghĩ không nhỉ? Và tôi biết ý nghĩ thêu dệt lên con người, ý nghĩ là biểu hiện sức mạnh cá nhân. Giấc mơ của tôi là ý nghĩ của tôi, chính bản thân tôi là ý nghĩ của tôi. Chúng ta là ý nghĩ của chính mình. Ngoài ý nghĩ thế giới không có.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Đời sống chúng ta đang sống có thực sự là đời sống không ?

    01/11/2014Nguyễn Quang ThiềuKhi càng xa tuổi trẻ, người ta càng gần những giấc mộng. Những năm gần đây, tôi càng gặp giấc mộng nhiều hơn. Một phần do những biến đổi tâm sinh lý khi người ta ngoài bốn mươi tuổi. Tôi đã sống trên thế gian này gần một nửa thế kỷ rồi. Nhiều chuyện có thể đã biết đúng sai...
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Vài cảm nhận về thời đại

    09/11/2010Giang AnhNhững đặc trưng lớn của thời đại này là gì? Dòng chảy của lịch sử sẽ đi về đâu và vị trí của trí thức trẻ Việt Nam trong dòng chảy chung ấy thế nào?
  • Xuân thu nhã tập bàn về người trí thức

    04/06/2006GS. Nguyễn Đình ChúTôi muốn chúng ta chú ý nhiều đến bài viết bàn về “trí thức” của bộ ba tác giả: Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc. Riêng tôi, xin được nói ngay đấy là một luận văn xuất sắc, hiếm thấy trong việc bàn về trí thức. Bản luận văn đặt ra các câu hỏi: Trí thức là gì? Thế nào là kẻ trí thức? Làm sao tới được trí thức?
  • Nhìn và Thấy

    08/02/2006Phan Đình DiệuĐời là một cuộc thám hiểm bất tận, mà hành trang cho cuộc thám hiểm đó ở mỗi con người luôn luôn phải là một đôi mắt mới. Hãy để cho mỗi người tự chăm lo cho đôi mắt mình luôn được đổi mới, và được tự nhìn thế giới bằng chính đôi mắt luôn đổi mới đó...
  • Viết luận để bàn luận

    15/12/2005Nhà báo Hữu ThọCái cốt lõi của các bài "luận" là quan điểm rõ ràng của tờ báo, của tác giả với các vấn đề, sự kiện, hiện tượng đề cập "luận" nào cũng phải đấu tranh bảo vệ quan điểm của mình với nhiều, cách khác nhau...
  • Nhà bác học, thiên tài và trí tưởng tượng

    11/10/2005Đây là bài phỏng vấn nhà vật lý Mỹ nổi tiếng Richard Feynman của tạp chí La Recherche, được chọn là một trong những bài báo hay nhất trong số đặc biệt kỷ niệm 30 năm thành lập của tạp chí này...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • Khôn ngoan là gì?

    18/07/2005Huy Vũ (dịch)Khôn ngoan là gì? Tôi cảm thấy mình như một giọt li ti của bụi nước lơ lửng một cách kiêu hãnh trong một khoảnh khắc trên đầu ngọn sóng và hứa hẹn sẽ đo lòng đại dương.
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
  • xem toàn bộ