Văn hóa đọc, có cần “báo động” ?

06:45 CH @ Thứ Tư - 22 Tháng Tám, 2007

Chẳng khó gì để mỗi ngày chỉ tiêu tốn cho văn hóa đọc chừng 15-30 phút, và một tác phẩm văn học hay không thể cho rằng quá đắt nếu nhìn vào những cuộc chơi bạc triệu của không ít “cô chiêu, cậu ấm", của những “quý ông, quý bà”. Nhưng...

Nói đến văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, một nhà phê bình văn học từng ta thán: ”Sự thực là những người đọc trẻ hiện nay chẳng mấy thiết tha với văn hóa đọc, nhất là đọc những tác phẩm văn chương... Nói rõ hơn và cũng xót xa hơn, vì không quan tâm đến chuyện đọc văn học trong nước và kể cả văn học dịch, nên những người đọc trẻ đã tự chuốc lấy một hệ lụy nhãn tiền là nhiều người trong số họ đã không thể viết tiếng Việt một cách trong sáng nữa, nghĩa là không thể sử dụng tiếng mẹ đẻ thật thành thục như đúng ra, phải thế một cách mặc nhiên...”.

Cùng lúc, văn hóa nghe - nhìn lại bị “kết án” đã “lấn át văn hóa đọc” dẫu rằng, đó vẫn là một “kênh thông tin” cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay.

Nhận xét về “văn hóa đọc” và “văn hóa nghe nhìn”, Hồng Dương (lớp A4, K40, tiếng Anh thương mại, Đại học Ngoại thương Hà Nội) khẳng định, nhiều loại sách báo giải trí dễ khiến lớp trẻ đọc theo kiểu hưởng thụ hơn là suy ngẫm. Vì thế, tiếp cận với tác phẩm kinh điển, họ thường thấy khó hiểu và ngại đọc. Với Hồng Dương, “...đọc trên mạng hay đọc kiểu truyền thống không quan trọng. Quan trọng là có biết tìm đúng sách để đọc hay không mà thôi !”.

Phó giám đốc Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Xuân cũng thừa nhận: ”Thực ra, có nhiều cách để đọc, dù trên mạng hay trên sách và dù cuộc sống có hiện đại, văn hóa đọc vẫn tồn tại”. Theo người cán bộ ngành thư viện đã có đến 30 năm gắn bó với nghề này thì, “khi đọc những trang sách in, sự cảm nhận sẽ tốt hơn và ấn tượng sẽ sâu hơn". Song, cũng theo chị, "vẫn đáng lo ngại khi giới trẻ đang ít đọc hơn”.

Thế nhưng, cũng thật khó để chỉ “báo động” một chiều dù số liệu thống kê của Cục Xuất bản cho thấy, bình quân mỗi năm, một người Việt Nam đọc được 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo. Nhưng giới trẻ đọc gì ? Theo một cuộc thăm dò do Báo Lao động tiến hành, loại sách được đọc nhiều nhất là... truyện tranh (60%), kế đến là truyện ngắn (50%), truyện dịch (35%), tiểu thuyết trong nước (30%) và thơ (20%).

Trao đổi với Giám đốc Công ty Văn hóa Phương Nam (chi nhánh Đà Nẵng - Hội An) Lưu Văn Tuyến về vấn đề văn hóa đọc, anh vẫn không giấu sự lạc quan: ”Chỉ so sánh doanh thu về sách của chúng tôi - không tính đến sách giáo khoa - trong 6 tháng đầu năm 2006 và 2007 thì mức độ tăng đến hơn 30%. Điều này đồng nghĩa, văn hóa đọc vẫn không bị mai một như chúng ta lo ngại. Có chăng, sự suy giảm văn hóa đọc ở các tỉnh lẻ là đáng quan ngại”.

Dẫu những người làm công tác liên quan đến văn hóa đọc như chị Xuân hay anh Tuyến nhìn nhận vấn đề với một cái nhìn rộng mở, vẫn không thể không giấu được sự lo ngại khi một thí sinh thi đại học khẳng định, "do bị áp bức, Thúy Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Giang để tự tử. Sau đó, Kiều được cứu và tham gia cách mạng để trở thành anh hùng...Tạ Thị Kiều (!)". Hay nói như nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên: ”Không có văn hóa đọc văn chương tiếng Việt một cách tử tế thì không thể có sự tiếp nhận văn chương tiếng Việt tử tế và đương nhiên, sẽ không có một lối viết tử tế đối với tiếng Việt. Sự khiếm khuyết về tâm hồn của một bộ phận người đọc trẻ hôm nay đã và đang bộc lộ khá rõ”.

Lý giải về việc “ít đọc hơn trước”, hẳn nhiều người sẽ viện ra rất nhiều lý do “thời gian, tiền bạc và áp lực của công việc”. Nhưng, có khó khăn lắm không khi mỗi ngày dành cho văn hóa đọc chừng 15-30 phút. Và một tác phẩm văn học hay không thể cho rằng quá đắt nếu nhìn vào những cuộc chơi bạc triệu của không ít “cô chiêu, cậu ấm", của những “quý ông, quý bà”...

Nguồn:Thanh niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • 9 sai lầm của văn hóa đọc

    19/04/2019Thiên MinhChữ là thứ có thể thờ, chơi, xin, cho, ăn cắp, mua bán, khoe khoang, khinh rẻ, nát (chữ dùng của nhà văn Nguyễn Việt Hà) hay đơn giản là dùng - tất cả phụ thuộc vào thái độ của người đọc...
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • Qua "Mãi mãi tuổi hai mươi" và "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" – nghĩ về văn hóa đọc

    07/09/2005Nguyễn HoàTheo tác giả Nguyễn Hòa, nếu coi Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm là hiện tượng cho thấy văn hóa đọc hình như chưa xuống cấp, thì phải chăng muốn lý giải vì sao người đọc thờ ơ với văn chương, trước hết phải đi tìm nguyên nhân từ người viết...
  • Làm thế nào để xây dựng Văn hóa doanh nghiệp?

    16/12/2003Trần Thanh HảiTrên các phương tiện truyền thông, người ta đã nói nhiều tới gia đình văn hóa, bảo vệ gìn giữ nền văn hóa dân tộc nhưng với một doanh nghiệp, tế bào của nền kinh tế thì chưa mấy ai nói đến Văn hóa doanh nghiệp. Vậy, có cần xây dựng và bảo vệ một môi trường văn hóa riêng gọi là ''Văn hóa doanh nghiệp'' không? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp thế nào? Sau đây là bài viết của ông Trần Thanh Hải, một doanh nhân đang công tác tại Đài Loan về chủ đề trên, đã được đăng tải trên Mạng Việt Nam (www.vnn.vn) ngày 13/7/2003...
  • xem toàn bộ