Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia

03:36 CH @ Thứ Sáu - 21 Tháng Tư, 2017

Đẳng cấp của một quốc gia được đo bằng các sản phẩm khoa học, sức mạnh kinh tế và quân sự được thừa nhận. Chẳng hạn, thế kỷ 19, khi Jame Watt chế tạo ra máy hơi nước, mở đường cho công nghiệp nặng và chinh phục đại dương, nước Anh trở thành cường quốc hàng hải và xâm chiếm thuộc địa. Năm 1905, khi Nhật Bản đánh cho hải quân Nga bạt vía, đẳng cấp hải quân nước Nhật được khẳng định. Khi người Mỹ đặt chân lên mặt trăng thì một bước dài của nhân loại trong chinh phục vũ trụ được thành tựu, đương nhiên vị thế của người Mỹ đã cao lại càng lên cao trên trường quốc tế.

Đẳng cấp quốc gia không thể có trong ngày một ngày hai mà nó được hình thành trên nền tảng tinh thần dân tộc, công cuộc khai trí và các chính sách phát triển vĩ mô đúng quy luật và sáng tạo trong mỗi bước đi. Một trong những yếu tố chính quan đó là phát triển hệ thống thư viện, khuyến khích người dân đọc sách nhằm kiến tạo văn hóa đọc trên bình diện xã hội.

Thư viện Miterand (Paris - Pháp)


Vai trò của thư viện

Khi viết về tống thống thứ 3 của Hoa Kỳ, ông Nguyễn Cảnh Bình-giám đốc nhà sách Alpha đã nêu lên “Và Jeffferson đã làm gì? Ông đã cho xây dựng Trường Đại học Virginia, cải cách hệ thống giáo dục, nỗ lực phát triển hệ thống thư viện rộng khắp. Ông đã tặng toàn bộ thư viện 6000 cuốn sách hay nhất, hữu ích nhất của mình cho thư viện Quốc hội Mỹ và lan tỏa ý tưởng phát triển một hệ thống thư viện khắp cả nước.”. Một thời gian ngắn sau khi lập quốc, người Mỹ đã xem giáo dục là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước và hệ thống thư viện rộng khắp được thiết lập nhằm tạo nên xã hội khai phá tri thức, đặt nền tảng cho một xã hội sáng tạo, cường thịnh và bền vững.

Cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Khổng giáo như Việt Nam, nhưng người Nhật đã phi Hán hóa và thoát Á vô cùng ngoạn mục tạo nên nước Nhật văn minh và cường thịnh bậc nhất thế giới. Bởi lẽ, cách đây vài thế kỷ, người Nhật đã phát triển hệ thống trường công và tư trên cả nước để thúc đẩy giáo dục, thậm chí các vương, tướng của Nhật Bản còn lồng ghép việc đọc sách vào tinh thần võ sĩ đạo. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Xanh viết:

Vì sao có những con số khủng về giáo dục và văn hoá đọc của một dân tộc vốn là võ sĩ?

Năm 1615 tướng quân Tokugawa Ieyasu, sau khi bình định gần ba trăm bang (han), đã truyền lệnh cho tất cả các đại danh đứng đầu các bang (daimyō), và cho các võ sĩ rằng (Điều 1): “Bun bên tay trái, Bu bên tay phải”. Bun là văn, còn bu là võ, từ đó bushi là võ sĩ, bushido là võ sĩ đạo. Tức “quyển sách bên tay trái, thanh gươm bên tay phải”. Và văn đi trước võ để có sự trị nước lâu bền. Võ sĩ là giai cấp cầm quyền ở Nhật Bản, trở thành giai cấp có học, và rất thấm nhuần văn hoá khổng giáo


Giữa thế kỷ 19, Nhật hoàng Minh Trị thực hiện cải cách đất nước, và các bậc đại trí của đất nước này như ông Fukuzawa Yukichi-tác giả của cuốn Khuyến học đã đi đầu trong việc dịch thuật và truyền bá tư tưởng phương Tây vào Nhật Bản, đương nhiên họ đã xây dựng nên kênh truyền bá tri thức đến nhiều tầng lớp. Một số bạn Nhật Bản đã chia sẻ “vào đầu thế kỷ 20, trường học của họ đã có hệ thống thư viện khá tốt và việc khuyến đọc như là một phần quan trọng của xã hội. Hiện nay, trẻ em Nhật Bản luôn khuyến khích đi học sớm hơn giờ học để dành 30 phút đến 1 giờ đồng hồ đọc sách”.

Singapore là một quốc gia non trẻ về thời gian nhưng họ đã đi quá xa và vượt xa những quốc gia khác về mọi mặt. Ngay khi mới lập quốc, những nhà hoạch định chính sách đã xem giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên trước nhất. Thời đó với hơn 2 triệu dân và hiện nay là 5 triệu, Singapoe đã thiết lập ra hệ thống thư viện gồm Thư viện quốc gia, thư viện vùng, thư viện cộng đồng, thư viện cộng đồng dành cho trẻ em, thư viện hàn lâm và các thư viện chuyên ngành khác.

Nước Anh là cha đẻ của nhiều chủ thuyết. Sự đọc của dân tộc Anh gắn liền với thư viện gia đình, hàng ngày mọi người quây quần bên nhau và một thành viên trong gia đình đọc sách cho cả nhà cùng nghe. Sự lũy kế tri thức trên bình diện lớn đã hình thành cho người Anh có được sự nhanh nhạy và trực cảm khoa học hàng đầu thế giới. Sự đọc của người Anh đã giúp họ sử dụng chủ nghĩa kinh nghiệm hiệu quả và cũng thoát khỏi chủ nghĩa kinh nghiệm bằng những phát minh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ tiên phong tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, chinh phục đại dương, lập thuyết và ứng dụng các mô hình kinh tế...

Tham chiếu sự phát triển của các quốc gia chúng ta thấy rằng quốc gia nào có hệ thống thư viện phát triển, quốc gia đó cường thịnh. Bởi thế, thư viện là xương sống thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia. Nó là hạ tầng cứng tối thiểu để kiến tạo hạ tầng mềm cho sự sáng tạo, các phát kiến và giá trị nhân văn trong tâm hồn dân chúng. Thư viện là công cụ hình thành văn hóa đọc cho một quốc gia.

Văn hóa đọc

Trong năm 2012, tôi đã dành khá nhiều thời gian quan sát một số bà mẹ đưa những đứa con 3-5 tuổi đến thư viện Đông Tây đọc sách cho con của họ nghe. Điển hình, thính giả Hương Anh 3 tuổi đã tự vào kệ sách của thư viện lấy sách đưa cho mẹ đọc và ngồi nghe chăm chú. Mẹ Hương Anh là giáo viên dạy toán rất ham đọc sách, cô Hương chia sẻ: “từ hồi học lớp 2, em đã mê mẫn với những cuốn sách truyện. Từ đó đến nay, ngày nào em cũng dành thời gian vài giờ đồng hồ để đọc sách”.

Thói quen đọc của mỗi con người được hình thành và bền vững nếu từ nhỏ chúng ta có cơ hội tiếp cận sách và được khuyến khích đọc sách. Như trường hợp bé Hương Anh và cô giáo Hương, việc đọc của mẹ đã tạo thói quen được nghe đọc rồi sẽ tự đọc của con, hệ quả này không thuộc tính di truyền mà là thói quen được tạo bởi sự giáo dục và khuyến đọc của người mẹ.

Cũng giống như các loại hình văn hóa khác, văn hóa đọc là biểu thị hành vi và thói quen đọc của số đông dân chúng. Tuy nhiên, văn hóa đọc của một quốc gia, phải được xét trên bình diện quốc gia, khi phần đông dân chúng có thói quen đọc sách thì quốc gia đó mới có văn hóa đọc.

Xin trích dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Xanh trong một bài viết về người Nhật "Biết được văn hoá đọc và giáo dục của Nhật Bản phát triển từ 300 năm trước, chúng ta chắc không còn quá ngỡ ngàng trước sự trỗi dậy mạnh mẽ và đột ngột của Nhật Bản, nhưng vẫn phải cực kỳ ngạc nhiên và ngã mũ nhiều lần trước dân tộc văn hoá này. Darwin nói ở đâu đó, rằng Nhật Bản là một kỳ quan thế giới. Đối với người Nhật, đọc sách là để khai minh, vươn lên bằng thiên hạ. Đọc sách là thuộc tính của một dân tộc văn hoá có ý thức để không ngừng phát triển và hoàn thiện mình".

Văn hóa đọc của một quốc gia được tạo bởi thói quen đọc sách của số đông dân chúng, được dân chúng xem như là nhu cầu hàng ngày của mình. Văn hóa đọc gắn liền với thư viện và cơ hội tiếp cận sách ở khắp mọi nơi của người dân. Hiển nhiên rằng, văn hóa đọc là biểu thị dân trí của một quốc gia. Khi dân trí cao thì người dân đọc sách khắp mọi nơi như người Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Singapore.

Đẳng cấp quốc gia - Đẳng cấp của nhiều cá nhân?

Đẳng cấp hay giá trị của một cá nhân được khẳng định thông qua sản phẩm mà cá nhân đó tạo nên và cống hiến cho đất nước, cho nhân loại. Không có một phát minh hay một sản phẩm có giá trị nào lại không dựa trên nền tảng thu nhận tri thức từ sách.

Trong truyện cổ của Do Thái có ý “Con người hơn con vật ở chỗ biết đọc”. Người ta nói vậy là hàm ý khuyến khích con người đọc, đọc để lĩnh hội tri thức, để khai phóng, để hình thành tự do cá nhân, đặc biệt sự đọc giúp chúng ta thoát khỏi định kiến đám đông để sáng tạo cống hiến cho đồng loại của mình. Người Do Thái đến bất cứ quốc gia nào thì quốc gia đó có phát kiến, họ đã ẵm nhiều giải Nobel hơn những nhóm người khác. “Con người hơn con vật ở chỗ biết đọc” như là tuyên ngôn của người dân Do Thái cổ xưa, nó đã đi vào “gen” của họ, làm nên những bộ não Do Thái xuất chúng ở trong mọi thời đại.

Aristotle, Plato, Socrates và thuyết luận của họ giúp nhận loại biết đến Hy Lạp cổ xưa; kịch gia Shakespeare, nhà vật lý Newton, nhà phát minh Jame Watt, kinh tế gia Keynes, người đàn bà thép Thatcher...đã làm cho chúng ta ngưỡng mộ người Anh; nhà phát minh tài ba Thomas Edisom, tỷ phú Bill Gate...làm cho nước Mỹ được tôn trọng.

Như vậy, đẳng cấp của một quốc gia được tạo nên bởi đẳng cấp của những cá nhân trong quốc gia đó.

Đẳng cấp của quốc gia?

Trong cuốn Tầng bậc tinh thần “The Spirit Level” của Richard Wilkinson và Kate Pickett, người ta phân loại các quốc gia và tầng bậc tinh thần quốc gia dựa vào các yếu tố như an sinh xã hội, tỷ lệ tội phạm, mức độ bạo lực, tự do ngôn luận, mức độ tham nhũng, bình đẳng giới, khoảng cách giàu nghèo... Chung quy lại, công bằng xã hội và phát triển bền vững, là điều quan trọng khẳng định tầng bậc tinh thần của một quốc gia.

Cuốn sách đã chỉ rõ rằng quốc gia nào có nền giáo dục phát triển, song hành với nó là hệ thống thư viện rộng khắp và người dân đọc sách khắp mọi nơi thì quốc gia đó có chế độ chính trị dân chủ, có nền giáo dục khai phóng con người, có tự do ngôn luận, có an sinh xã hội công bằng... Đương nhiên đẳng cấp quốc gia đó được khẳng định.

Việt Nam cần làm gì để khẳng định đẳng cấp của mình?

Người Việt muốn được tôn trong và được coi là có đẳng cấp quốc gia và tầng bậc tinh thần sau 20-50 năm thì ngay từ bây giờ việc đọc sách của người dân cần được ưu tiên trước nhất, song song với cải cách giáo dục theo hướng Châu Âu và Mỹ. Việc đọc sách phải tuyên truyền đến từng người dân với tần suất cao để người dân tự ý thức được vai trò và tầm quan trọng của sách và lĩnh hội tri thức từ sách phục vụ đời sống của chính họ. Ở cấp trường học, thư viện của trường phải mở rộng đến các lớp học để học sinh tự quản và tự phục vụ. Ở cấp cộng đồng, nhà nước cần xây dựng hệ thống thư viện đến cấp thôn xóm. Ủng hộ khu vực dân sự như dòng họ, xứ đạo, nhà chùa xây dựng các tủ sách. Đặc biệt, hệ thống chính trị cần xem việc đọc sách của người dân như là một hệ giá trị trong quá trình xây dựng đất nước. Khi việc đọc sách và sáng tạo được khuyến khích ở khắp mọi nơi thì xã hội sẽ tự hình thành ra những tầng bậc tinh thần để những công dân tiệm cận các giá trị tinh thần đó.

Bất cứ quốc gia nào xây dựng được hệ thống Thư viện rộng khắp đến từng tay người dân kiến tạo thói quen đọc sách cho phần đông dân chúng để hình thành văn hóa đọc, song song với phát triển giáo dục chính thống trên nguyên tắc khai phóng tư tưởng công dân, thúc đẩy tự do cá nhân và sáng tạo, quốc gia đó sẽ tạo được đẳng cấp cho mình sau 20-50 năm. Nhật Bản và Singapore là những ví dụ điển hình.

Tài liệu tham khảo:
- The Spirit Level
- Trí tuệ dân tộc Anh
- Nhật Bản: mặt trời mọc từ những trang sách
- Tại sao người Nhật mê đọc sách ?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • Văn hóa đọc ở Việt Nam, cần dựng lại từ nền móng

    21/11/2017Phạm TăngLật lại một vấn đề không mới tại một hội thảo có tính "chiến lược quốc gia", mới nhận ra rằng lâu nay chúng ta chưa hề có văn hóa đọc theo đúng nghĩa...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Văn hóa đọc của giới công chức văn hóa

    16/05/2008Lưu AnSẽ nhiều khả năng rơi vào sự cực đoan nếu nói rằng người Việt - Nam hiện nay không có (hoặc đã đánh mất) thói quen đọc sách. Cần phải có những thống kê hết sức cụ thể thì mới có thể đưa ra những phán đoán chắc nịch theo kiểu như vậy. Tuy thế, đây là điều bất khả.
  • Văn hóa đọc, có cần “báo động” ?

    22/08/2007Vũ Bảo NguyênNói đến văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, một nhà phê bình văn học từng ta thán: ”Sự thực là những người đọc trẻ hiện nay chẳng mấy thiết tha với văn hóa đọc, nhất là đọc những tác phẩm văn chương...
  • Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

    16/01/2007Mỹ LinhVăn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống,văn hoá giáo dục...đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nóinhiềuhơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.
  • Thư viện thời Ebook

    30/03/2006Phạm Xuân Nguyên“Ngày nay ít người còn chịu đọc sách”, “Sách giờ ai đọc mấy đâu”, “Văn hóa nghe nhìn đang lấn lướt văn hóa đọc”, vân vân và vân vân, những tiếng thốt lên như một cám cảnh, và như một báo động. Nhưng có thật chăng văn hóa đọc đang đi xuống?
  • Ước mơ về một thư viện online khổng lồ

    05/02/2006GS. Ngô Quang HưngThành lập một nguồn tài nguyên phong phú cho nền học thuật nước nhà, từ cấp vỡ lòng đến chuyên sâu. Từ đó, làm cho Internet hữu ích hơn là một cỗ máy game và chat. Dưới đây là một ước mơ của GS Ngô Quang Hưng (khoa Khoa học máy tính, Đại học bang New York ở Buffalo - Mỹ)...
  • xem toàn bộ