Sách "sến Tàu" ru ngủ giới trẻ Việt?

04:02 CH @ Thứ Bảy - 19 Tháng Năm, 2018

Từ lứa tuổi 14-15, không ít các em nữ đã bắt đầu đọc truyện ngôn tình và dần dần mê đắm...

LTS:Truyện ngôn tình Trung Quốc ở Việt Nam hiện nay thường được gọi với cái tên "sến Tàu". Trongchuyên đề về thị trường sách Việtdo báo VietNamNet thực hiện hồi tháng 5/2012, những người làm sách chân chính đã đề cập đến vấn đề sách ngôn tình tràn ngập ở Việt Nam.

Nhu cầu đọc quá cao ở dòng sách này đã khiến thị trường bị lệch nghiêm trọng, gây thiệt thòi không nhỏ cho những người có nhu cầu đọc và làm sách nghiêm túc. Có những đơn vị thản nhiên khai thác thị trường này, dù rất nhiều độc giả ở lứa tuổi vị thành niên. Và cũng có những công ty sách - dù không mong muốn nhưng buộc phải làm sách ngôn tình để tồn tại và bù đắp cho những đầu sách hay khó bán, trong điều kiện thị hiếu đọc đại chúng quá thấp.

VietNamNet thực hiện chuyên đề "Ngôn tình Trung Quốc" tại Việt Nam nhằm làm sáng tỏ vấn đề dưới góc nhìn của nhiều đối tượng.

Ngôn tình phủ sóng dày đặc, nhưng khó thống kê (?!)

Thực tế khảo sát gần đây về cuốn sách yêu thích với 200 em học sinh cấp 2 (trường Trưng Vương và Lê Ngọc Hân, Hà Nội) cho thấy sự xuất hiện cácloại sách tình cảm ở mức độ phức tạp hơn trong tủ sách yêu thích của cácem gái lớp 8 lớp 9. Những cuốn sách được các em nêu tên gồm có: "Thụcnữ PK xã hội đen", "Yêu em từ cái nhìn đầu tiên", "Bên nhau trọn đời...

Bắt đầu từ lứa tuổi này (và có thể sớm hơn), các em có sự tò mò vềcảm xúc giới tính, dẫn đến việc tìm đọc những truyện tình cảm nhan nhảntrên thị trường, trong đó phần lớn là truyện ngôn tình Trung Quốc. "Dùcó những cảnh báo của giới chuyên gia về tính chất uỷ mị, viển vông vàcả gợi dục (cư dân mạng gọi những trang truyện ngôn tình gợi dục là “Hvăn”) ở dòng sách này, nhưng khó thay đổi thực tế rằng truyện ngôn tìnhđang trở thành sách gối đầu giường của phần lớn độc giả tuổi teen." (SGTT - số T8.2012)

Độc giả trước giá sách ngôn tình tại nhà sách Thăng Long

Một số ý kiến đang cho rằng ngôn tình Trung Quốc không còn quánóng và có thể sẽ hạ nhiệt sau 1, 2 năm nữa, tuy nhiên nhận xét này tỏra quá lạc quan. Khi ghé các cửa hàng sách tại thủ đô Hà Nội truyện ngôntình vẫn chiếm vị trí ưu tiên trong các quầy sách. Chưa có dấu hiệu chothấy thể loại này xếp sau bất cứ một trào lưu văn học hay xu hướng đọcsách nào.

Tại hiệu sách Tràng Tiền, sách ngôn tình xếp đầy chật một dãy dài tại vị trí đẹp nhất ngay giữa cửa ra vào. Tại hiệu sách Thăng Long, sách ngôn tình cũng giữ cho mình số lượng đáng ngưỡng mộ không thua kém. Tại "phố sách" Nguyễn Xí và Đinh Lễ, sách ngôn tình được bày ở vị trí đẹp nhất.

Tại vỉa hè phố Đinh Lễ

Kể từ năm 2006, sau khi "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" trở thành hiện tượng, hàng loạt tờ báo và cả những nhà chuyên môn đã vào cuộc, nhưng có vẻ như không thể làm dịu nhiệt được cơn sốt ngôn tình trong sự tò mò của độc giả trẻ. Không có một con số thống kê nào để biết được sách ngôn tình hiện đang chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong số các đầu sách văn học được xuất bản tại Việt Nam.

Cục xuất bản hiện đang bận rộn cho Luật xuất bản sắp ban hành nên khó có thể thống kê tỉ lệ này. NXB Hồng Đức, một đơn vị phát hành và liên kết xuất bản một số cuốn như "Nếu như anh yêu em", "Mẹ ơi, chồng con đang khóc", "Tình yêu điên cuồng"... cho biết thời điểm cuối năm rất bận rộn nên cũng không có thống kê về tỉ lệ xuất bản các đầu sách ngôn tình. Phóng viên xin cung cấp tỉ lệ xuất bản truyện ngôn tình tại các nhà sách cũng gặp khó khăn.


Truyện ngôn tình chiếm vị trí trung tâm trước cửa ra vào tại hiệu sách Tràng Tiền

Báo chí trong nước nhận định: "Truyện ngôn tình Trung Quốc thường đứng đầu các bảng xếp hạng sách bán chạy của nhiều nhà sách trong nước. Nhiều trang web, diễn đàn mạng như: ngontinh.com, loidich.com, vficland.com, tuthienquoc.wordpress.com... chuyên đăng tải truyện ngôn tình Trung Quốc đã có số lượt đọc và download rất cao, thậm chí, một số trang web còn giới thiệu những tác phẩm của các tác giả tuổi teen Việt Nam tự sáng tác theo phong cách ngôn tình Trung Quốc"

Teen "ngấm" Hán văn, truyện sex từ ngôn tình

Teen Việt mê mẩn Hán văn đến mức nói chuyện theo kiểu Hán văn, mò mẫm đọc bản dịch máy, sách dịch mà thuần Việt quá thì chịu không nổi.

Thay vì "con trai", "con gái" thì gọi là "nam nhân", "nữ nhân"; độc giả nữ - đối tượng chính của ngôn tình - tự xưng mình là "thục nữ", "sắc nữ", "trạch nữ", "hắc thị thục nữ". Dịch giả Đào Bạch Liên cho biết, "Bộ bộ kinh tâm" (một bản dịch kì công và nghiêm túc) bị độc giả xem là quá thuần Việt - và chị không thể dịch Việt hóa hơn. Có thể thấy mức độ "ngấm" Hán văn của độc giả ngôn tình thực sự rất cao.

Ngoài các trang web, diễn đàn đã được báo chí đề cập, vẫn còn những website đình đám khác cực kì phổ biến với người đọc ngôn tình online, với hàng trăm đến hàng ngàn truyện được upload hàng ngày, hàng giờ. Chúng tôi xin phép không kể tên các website này bởi có rất nhiều truyện với nội dung nhạy cảm, phức tạp đã được đăng tải trên đó.

Sách ngôn tình xuất bản nhiều vô kể, la liệt tại các nhà sách, vậy mà teen vẫn phải tìm kiếm thêm những nguồn truyện thẳng từ Trung Quốc, tự dịch vội vàng bằng phần mềm convert và đăng tải trên các website này. Phổ biến nhất hiện nay là phần mềm dịch Quick Translate. Sản phẩm của phần mềm dịch thuật này thực sự "khó nuốt" với độc giả thông thường, nhưng với teen, dường như không quá khó khăn.

Trong một tác phẩm có tên "Kiếp sống tình phụ của ta" - tác giả ThươngTiểu Kiệt, sau khi dịch qua phần mềm, người dịch chia sẻ lên website mộtbản dịch như sau:


"Cho tới nay, ta vô cùng nhất thống hận cái loại đó vì tiền mà làm có tiền than nhân tình nhân nữ nhân.

Nhưng không ngờ tới, ta cũng vậy sẽ đi thượng con đường này, hơn nữa hay là cam tâm tình nguyện, lòng mang mừng thầm dưới tình huống!"

Hiển nhiên đoạn viết trên được viết bằng tiếng Việt 100%, nhưng thử hỏi có bao nhiêu người hiểu được nghĩa của nó nói gì? Tuy nhiên, không thấy có bất kì bình luận nào tỏ ra khó hiểu trước bản dịch. Điềuđó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, phải nghiền ngôn tình đến mức nàomới mê mải đọc những trang viết như thế? Và tình trạng này cực kì phổbiến chứ không hề hiếm hoi


Bình luận ủng hộ của độc giả

Trường hợp "Kiếp sống tình phụ của ta" may mắn không phải H văn. Trên mạng, những truyện ngôn tình lãng mạn được xếp cùng một rổ với những những truyện được dán mác [16+], [18+], [21+]... Và chẳng có gì đảm bảo vô số trẻ vị thành niên không nhấn chuột vào liên kết không phù hợp.

Các chương trong một truyện ngôn tình được đặt giới hạn độ tuổi. Các truyện đều được để chung, rất dễ dàng download, người dùng không cần mật khẩu khi vào.

Ngôn tình hiện đại nguy hiểm hơn tiểu thuyết 3 xu

V
ăn Phương - một độc giả của báo sống tại Hà Nội chia sẻ: " Tôi thấy ngôn tình bây giờ không khác gì diễm tình hồi xưa, chỉ khácở các chi tiết của cuộc sống hiện đại, chứ văn phong và cốt truyện thìvẫn thế. Dòng kiếm hiệp và diễm tình là kiểu văn học phổ thông, có tuổithọ rất lâu đời, nhưng không có nghĩa là chúng có giá trị. Kinh doanhcác thể loại đó cũng là một dạng kinh doanh trên bản năng con người."

Quỳnh Trang – một độc giả trưởng thành sống tại Tp Hồ Chí Minh nói: “Trong quyển "Nghệ thuật đọc sách", tác giả có nói đọc sách thực sự là phải đọc cái gì đólàm mình phải suy nghĩ, trăn trở, đau đầu, đọc cái mình chưa biết, để từđó nâng cao suy nghĩ - 90% truyện TQ chẳng đáp ứng được tiêu chí đó.

Tôi chỉ đọc một ít để giải trí, thư giãn đầu óc và đọc ebook, vì khôngmuốn tốn tiền mua thể loại này.
Nó trôi tuột đi như thức ăn nhanh. Có một số tác giả tôi thích như AnNi Bảo Bối, Cổ Mạn, Tân Di Ổ, còn lại những truyện tràng giang đại hảisau này chất lượng kém, nội dung ngớ ngẩn y như phim Hàn Quốc cách đây10 năm. Nó hợp với thị hiếu như thời tiểu thuyết 3 xu hay Quỳnh Dao tunghoành

Tuy nhiên, nếu đánh đồng ngôn tình hiện tại với tiểu thuyết 3 xu cách đây 10 năm có lẽ hơi đơn giản. Trước đây, tiểu thuyết 3 xu có đối tượng đọc bắt đầu từ học sinh cấp 3, thì hiện nay các em cấp 2 đã bắt đầu đọc ngôn tình. Truyện ngôn tình với độ phủ rộng về độ tuổi đã cho các em làm quen rất sớm. Hơn nữa, sức lan tỏa và ảnh hưởng của ngôn tình qua internet đang rất mạnh - với rất nhiều thể loại mà có lẽ nếu kể tên ra sẽ khiến nhiều người phải bàng hoàng.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác!

    01/06/2020Nhà văn Nguyên NgọcCần vận động khôi phục, xây dựng các tủ sách gia đình, chống lại kiểu văn hóa trọc phú, nhà giàu nào cũng có một tủ rượu rất sang mà tuyệt đối không có tủ sách, đem khoe với mọi người bao giờ cũng là khoe tủ rượu chứ không hề khoe tủ sách...
  • Lạc giữa mê cung

    02/10/2019Nguyễn NgọcMai sau cháu ước làm gì? Cô cháu gái tôi hồn nhiên trả lời: “Cháu muốn làm hot girl. Hot girl hay được lên báo”. Khổ thân cháu tôi nố không hiểu Hot girl đâu phải là một nghề mà chỉ là từ do những nhà báo sáng chế và nhồi nhét vào đầu lũ trẻ.
  • Lười đọc - căn bệnh của giới trẻ

    23/11/2017“Những bài văn kinh hoàng” hay “áng văn bất hủ” là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong mùa tuyển sinh. Mặc dùchưa đến mức báo động, bởi những bài văn này chỉ chiếm số ít trong số hàng trăm ngàn bài thi mỗi năm, nhưng nó cũng khiến người ta băn khoăn. Phải chăng, tình trạng trên bắt nguồn từ việc giới trẻ mắc “căn bệnh” lười đọc tác phẩm văn học?
  • Sách & Sex

    16/11/2017Phan AnKhi nghe phong phanh rằng người viết bài này sắp đi Hội chợ, ông bạn nằng nặc xin đi theo. Người viết bài này rất ngạc nhiên vì ông bạn vốn không bao giờ quan tâm đến đối tượng của Hội chợ mà nay lại cứ đòi đi. Hóa ra ông bạn nghe nhầm Hội chợ sách thành Hội chơi... sex....
  • Cái đọc với người viết

    28/10/2016Hoài NamSự đọc cần cho tất cả những ai yêu chuộng tri thức, yêu chuộng một đời sống tinh thần phong phú; riêng với người viết, đọc trở thành một điều kiện mang tính cốt tử nếu người viết thực sự muốn sống chết với nghề viết, thực sự muốn tạo lập những giá trị văn chương có thể không bị bụi thời gian che phủ; nói cách khác, phải đọc, nếu người viết muốn hiện diện với tư cách một người viết chuyên nghiệp...
  • Nghĩ về sự đọc đang chết (Một góc nhìn)

    16/03/2016Phạm Ngọc Tiến...còn có những nguyên nhân khác dẫn đến văn hóa đọc chết dần chết mòn. Thời đại công nghệ thông tin có những bước nhảy vượt bật. Con người có thể giải trí, có thể học hỏi có thể tiếp nhận mọi thứ từ chính các công nghệ này. Đặc biệt là internet. Người ta có thể không cần đến sách vẫn có được những điều cần biết nhưng
    tôi có thể khẳng định rằng những cuốn sách điện tử không bao giờ thay thế được sách in. Không bao giờ. Bằng chứng là hiện nay đang rục rịch tái lập những thư viện dòng họ trên nền tảng thư viện gia đình...
  • Giới trẻ và hội chứng Internet

    18/01/2016Hoàng Đức NhãMặt trái của việc sử dụng Internet trong giới trẻ và thực tế đáng buồn là tình trạng đó vẫn đang diễn ra và có dấu hiệu phát triển mạnh thành “hội chứng Internet”...
  • Giới trẻ đọc sách như thế nào?

    05/11/2015Vũ Thu VânHọ không xa lạ với Internet, nhưng thường chỉ tiếp cận với mục chơi là chính. Thư viện của các trường đại học ngày càng vắng hơn, thậm chí có những sinh viên chưa từng vào thư viện. Và có lẽ không đến 1% số sinh viên biết Thư viện Quốc gia ở đâu. Có một thực tế là nơi đây cũng chung số phận như thư viện ở các trường đại học...
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Thú vui đọc sách

    13/12/2011Nguyễn Bỉnh QuânĐố biết kỳ nghỉ
    Noel Tết Tây này có bao nhiêu người mua sách làm quà? Một câu hỏi quá
    khó nhưng có thể ước đoán được tỉ lệ. Mỗi cuốn sách in khoảng 1000
    bản.
  • Cái kệ sách và chiếc tivi LCD

    18/06/2010Mỹ NhiMột đồng nghiệp của tôi nói: Ở đời chỉ có hai loại người: người đọc sách và người không đọc sách, thiểu số là loại thứ nhất, đa số là loại thứ hai. Nghĩ rằng nói thế thì cực đoan! Nhưng thỉnh thoảng ngẫm lại cũng thấy không sai lắm...
  • Sách bản quyền rẻ bằng sách lậu?

    12/05/2010Lê ThủyTrước tình trạng sử dụng sách không bản quyền phổ biến như hiện nay, nhiều người cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của độc giả, đồng thời chống in và bán sách lậu.
  • Tự teen sải bước vào đời

    28/11/2009Làm thế nào để giúp con bạn tháo gỡ những khó khăn trong quá trình dậy thì của chúng? Bạn luôn mong muốn con mình đạt được thành công trong học tập, trong thể thao, trong âm nhạc, trong công việc, nhưng bạn đã bao giờ lên kế hoạch đào tạo để con mình thành công chưa? Liệu bạn có đang đi theo theo lối mòn trong cách dạy con trẻ?
  • Giới trẻ đang... đọc gì?

    15/09/2008"Harry Porter" chắc chắn hấp dẫn hơn "Những người khốn khổ", Jindo thú vị hơn nhiều so với tuyển tập truyện ngắn Nam Cao và hiển nhiên xem phim chưởng vẫn thích hơn việc ngồi nghiền ngẫm Tam quốc chí. Dường như, việc đọc các tác phẩm truyền thống đã trở nên xa lạ với giới trẻ...
  • Văn hóa đọc, có cần “báo động” ?

    22/08/2007Vũ Bảo NguyênNói đến văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, một nhà phê bình văn học từng ta thán: ”Sự thực là những người đọc trẻ hiện nay chẳng mấy thiết tha với văn hóa đọc, nhất là đọc những tác phẩm văn chương...
  • “Đọc” sẽ vẫn thắng “xem”!

    24/06/2007Nguyễn Văn Phướckhi bạn đọc một tác phẩm, cảm xúc và trí tưởng tượng sẽ khác hơn khi xem những bộ phim. Dấu ấn của bạn trên từng trang sách có khi kéo dài hàng chục năm. Trong khi đó, phim ảnh và Internet giải quyết nhu cầu thông tin, giải trí ngay thời điểm đó. Vì vậy: Đọc sẽ vẫn thắng xem!
  • "Mọt sách" ét-vê

    21/02/2006Hoàng Quỳnh - Thanh KiềuThà nhịn một bữa cơm, bớt đi một ly cà phê để “tậu” về cuốn sách mà mình thích, đó là phương châm sống của những sinh viên “nghiện sách”.
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • xem toàn bộ