Quá trình tiến hóa của con người đã kết thúc?

Theo N and A số 30/09
05:47 CH @ Thứ Năm - 07 Tháng Tư, 2016

Homo Sapiens (Con người thông tuệ, Tổ tiên loài người ngày nay) sinh ra tại châu Phi khoảng 200 ngàn năm trước. Chúng ta ngày nay có khác nhiều so với tổ tiên chúng ta?

- Không khác nhiều. Chúng ta chỉ có tấm thân một chút nhỏ hơn, và liên quan với nó là não bộ. Đã có lúc tôi tính được rằng, riêng kích thước mặt của những người Homo Sapiens đầu tiên lớn hơn 12% so với người hiện đại. Có thể đó là kết quả qua sự thay đổi thực đơn: Ngày nay chúng ta phải nhai ít hơn, vậy nên không cần hàm răng lớn hơn.

Theo giáo sư, khi nào xuất hiện những sắc tộc khác nhau?

Rất muộn, bởi cho đến cách đây 20 ngàn năm vẫn chưa tồn tại sắc tộc khác liệt - hài cốt con người khai quật được từ thời kỳ đó hết sức giống nhau.

Vậy thì những đại diện Homo Sapiens đầu trên có diện mạo thế nào?

100 hay 20 ngàn năm trước tất Cả Tổ tiên chúng ta đều có sắc đẹp châu Phi.

Liệu điều đó có nghĩa: Về phương diện sinh học, những khác biệt sắc tộc chỉ có ý nghĩa không đáng kể?

- Đúng vậy. Sự tương đồng rất lớn về mặt sinh học của tất cả đại diện Homo sapiens chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của loài người. Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang trong mình gần như toàn bộ sự đa dạng di truyền của toàn nhân loại.

Giải thích thực tế đó thế nào?

Tất cả chúng ta đều là hậu duệ của một bộ phận cư dân rất nhỏ. Điều đó làm chúng ta khác hẳn loài tinh tinh - những con vật bên trong một nhóm chỉ duy trì khoảng 30% sự đa dạng di truyền của loài. Con người thực sự đặc biệt về phương diện này.

Nhiều nhà khoa học tự đặt câu hỏi: Chuyện gì diễn ra tiếp theo với quá trình tiến hóa Homo sapines. Một số người cho rằng, chúng ta đã kìm chân quá trình đó, trong khi những người khác quan điểm ngược lại: Trong vòng 10 ngàn năm qua đã diễn ra sự tăng tốc cơ bản. Ai nói đúng?

Tiến hóa có nghĩa những thay đổi theo thời gian. Đó là định nghĩa ý nghĩa rất rộng, song có lẽ mọi người phản đối khái niệm như vậy. Vì thế đáp án cho câu hỏi, liệu chúng ta có tiếp tục tiến hóa, sẽ có nội dung: Chắc chắn tiếp tục. Vả lại trong mỗi thế hệ kế tục đều xuất hiện không ít biến đổi di truyền mới.

Có điều, nhờ sự phát triển của nền văn minh, con người đã kìm hãm tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên, cơ chế vô cùng quan trọng của tiến hóa, theo đó một số biến thể di tuyền được lưu giữ, một số biến thể khác - bị thải loại. Chủ yếu nhờ tiến bộ y học, chúng ta đã hạn chế tối đa tác động của yếu tố tự nhiên. GS Steve Jones, chuyên gia di truyền học nổi tiếng Vương quốc Anh là một trong những nhà khoa học có quan điểm như vậy.

Dĩ nhiên cuộc tranh luận này xoay quanh chủ đề tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên - liệu cơ chế này tiếp tục phát huy tác dụng? Câu trả lời sẽ là: Điều đó tùy thuộc vào quan niệm về thời gian. Nếu lấy thời gian hơn chục ngàn năm qua, có thế dẫn chứng thí dụ biến thể di truyền chỉ xuất hiện trong cư dân châu Á - những cá thể có số lượng tuyến mồ hôi đặc trưng hoạt động dưới tác động của cảm xúc giảm thiểu đáng kể. Dường như đó là kết quả của chọn lọc tự nhiên. Trái lại, sẽ không dễ trả lời câu hỏi, nhân tố đó hiện nay mạnh đến mức nào.

Về những gì GS Steve Jones đề cập - tức sự phát triển của y học và công nghệ chỉ liên quan đến thời gian rất ngắn, vài ba thế hệ. Vậy nên chúng ta không có khái niệm, chính xác chuyện gì xảy ra, lý do: Không ai đo đếm được tác động của chọn lọc tự nhiên trong thời gian ngắn như vậy.

Giáo sư không đồng ý quan điểm rằng, tuy nhiên tác động đó rất yếu?

Rất khó phủ nhận điều đó, tối thiểu nếu nói về xã hội giàu có phương tây. Tuy nhiên bộ phận còn lại của thế giới vẫn chịu áp lực của chọn lọc tự nhiên.

Liệu nhân tố chọn lọc này có thể là dịch bệnh?

Chắc chắn, và không chỉ xảy ra tại nhiều quốc gia kém phát triển. Hãy tự hình dung, cúm nhanh chóng biến thể và xuất hiện virus đặc biệt nguy hiểm - chắc chắn tồn tại những nhóm cá thể sở hữu biến thể di truyền miễn dịch với virus đó.

Vả lại chúng ta có vaccine?

Vaccine không phát huy tác dụng với tất cả mọi người, ngoài ra không phải mọi người đều tiêm chủng. Trong trường hợp đại dịch, sức mạnh của chọn lọc tự nhiên sẽ phát huy tối đa.

Năm 2009 hai nhà khoa học Mỹ, GS Henry Harpending và GS Gregory Cochran đã xuất bản cuốn sách “10 ngàn năm tăng tốc. Nền văn minh đã tác động đến sự tiến hóa con người thế nào”. Trong đó họ đã chứng minh thực tế phủ nhận quan điểm của GS Steve Jones. Theo lập luận của hai nhà khoa học Mỹ, sự biến đổi loài người săn bắt hái lượm thành nông dân đã kéo theo những thay đổi về di truyền -.thí dụ sự thích nghi tiêu hóa sữa bò.

- Tôi đã đọc cuốn sách đó nhưng tôi cho rằng, đúng hơn, đó là tuyển tập những giai thoại khoa ọc, chứ không phải học thuyết đầy đủ chứng cứ. Tất nhiên bản đồ gien của chúng ta chịu tác động của tiến hóa, một số thành phần thậm chí thay đổi mạnh mẽ, tuy nhiên trong sách lại thiếu chứng cứ cho thấy những thay đổi đó gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp.

Theo giáo sư, không thể tiên đoán, chúng ta sẽ tiến hóa theo hướng nào?

GS. Daniel Lieberman - chuyên viên nhân chủng học Mỹ nổi tiếng, giảng viên Đại học Harvard. Năm 2004 ông đã công bố trên tuần báo chuyên ngành có uy tín "Nature" bài viết nổi tiếng chứng minh rằng, vè phương diện cấu tạo giải phẫu học, chúng ta sinh ra là những vận động viên chạy đường trường.

Sinh học tiến hóa không phải lĩnh vực nghiên cứu khả năng tiên đoán. Chúng ta có thể tạo ra những giả thiết liên quan đến những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng chúng ta bất lực với tương lai. Vì lý do đơn giản: Có quá nhiều nhân tố tác động đến diễn biến tiến hóa. Chúng ta hãy hình dung cuộc khủng hoảng lớn: Toàn bộ nền kinh tế thế giới sụp đổ tình trạng ấm lên toàn cầu dẫn đến những hậu quả khủng khiếp, bệnh dịch bùng nổ ở châu Phi, nhiều nơi bắt đầu xảy ra xung đột vì dự trữ nước ngọt. Ba phần tư đại diện loài người đang chết dần. Sự thật tất cả có thể diễn ra. Ai sẽ sống sót qua màng lọc chiến tranh, bệnh tật, đói kém? Những đặc điểm nào sẽ cho phép người này thoát khỏi địa ngục, người khác không thể? Hệ đề kháng khỏe hơn, khả năng dự trữ năng lượng hoàn thiện hơn bằng dạng các mô mỡ, và có thể thông qua hình thức nào khác? Đó là sự tính toán thực sự đảo điên, Chúng ta không thể đoán trước.

Chúng ta nói nhiều về sự chọn lọc tự nhiên, trong khi 150 năm trước, Carol Darwin, cha đẻ Học thuyết Tiến hóa đã nhìn thấy cơ chế bổ sung tiến hóa quan trọng- sự chọn lọc giới, theo đó những sở thích của giới tính này quyết định đặc điểm của giới tính thứ hai. Đuôi loài công là thí dụ điển hình. Ngày nay sự lựa chọn giới có thể vẫn tác động mạnh đến con người, ảnh hưởng đến đặc điểm của đàn ông và phụ nữ?

Tất nhiên cơ chế này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên thường khó lý giải, liệu đặc điểm nào đó của cơ thể là chấp nhận xuất hiện vì lý do sở thích thí dụ, của con cái, hay vì sự thích nghi với môi trường sống. Tôi lấy thí dụ: Lý do xuất hiện cái cằm con người? Tất cả các giống người nguyên thủy, thậm chí cả người Ne-andertal, đều không có. Mọi giả thiết rằng, nhờ có cái cằm, con người phát âm và ăn uống dễ hơn đều bị lật đổ. Giả thiết duy nhất khả dĩ tồn tại, là kết quả chọn lọc giới - phụ nữ lựa chọn đối tác có râu . Nghe có vẻ hợp lý, nhưng làm sao chứng minh được? Người ta cũng cho rằng, con người bẩm sinh có thiên hướng chọn đối tác có gương mặt cân đối. Vấn đề nằm ở chỗ: Chưa nhà khoa học nào tìm được cơ sở di truyền của sự cân đối. Và chúng ta hãy nhớ rằng, chỉ những đặc điểm có thể kế thừa mới chịu tác động của chọn lọc tự nhiên hay chọn lọc giới.

Giáo sư nghĩ gì về giả thiết cho rằng, loài người chịu tác động của sự hỏng hóc di truyền?

Sự ngắt mạch hay hạn chế chọn lọc tự nhiên cần được gọi như sự gia tăng con số các biến thể không bị thải loại. Như vậy sẽ có cả những biến thể có hại. Liệu điều đó có dẫn đến sự xuất hiện những cá thể không được chuẩn bị đủ tiêu chuẩn? Sự chấp nhận là câu hỏi về môi trường: Liệu bạn có thể tồn tại và sinh đẻ con cái trong môi trường cá biệt của mình? Mọi dấu hiệu đều chứng tỏ: Tất cả đều tốt đẹp - chúng ta sống thọ hơn, có nhiều con cái hơn. Theo nhãn quan của Darwin, cho đến nay chúng ta đã tự xoay sở không hề thua kém tổ tiên.

Điều đó có phần mâu thuẫn với những gì tôi nghe được từ một bàu giảng của giáo sư. Giáo sư từng khẳng định, loài người đối mặt với tình trạng ngày càng tồi tệ. Thậm chí giáo sư đã sử dụng khái niệm “phản tiến hóa”.

Khi khẳng định, chúng ta tự xoay sở không tồi như một loài, tôi đã chú ý sử dụng thời quá khứ. Lý do? Bởi môi trường chúng ta đang sống thay đổi rất nhanh. Chúng ta không phải những sinh linh đã được tiến hóa thích nghi với cuộc sống trong thế giới đã công nghệ hóa và hậu công nghiệp. Chúng ta đã bị, thí dụ trang bị thiên hướng tự nhiên gom nhặt năng lượng – yếu tố trong thế giới bùng nổ thức ăn giàu năng lượng quay lại chống lại chính con người. Cả sự lười nhác cũng có thể nhận ra trong lĩn vực này - ham muốn tiết kiệm năng lượng, một khi không có nhu cầu, một thời là điều cấm kỵ. Vào thời, khi cơ thể thừa thãi năng lượng, sự dư thừa sẽ trở trành rào cản.

Ngay thế hệ bố mẹ tôi (GS Dan- el Lieberman - ND) vẫn chưa có nhiều người thừa cân. Ngày nay đã hai phần ba dân chúng Mỹ thuộc đối tượng này và nó trở thành vấn đề nan giải không chỉ của riêng nước Mỹ- phát phì đã trở thành dịch-bệnh mang tính toàn cầu, nó đang lan rộng ra cả châu Âu, Nam Mỹ và châu Á.

Sự không được chuẩn bị của cơ thể con người với những điều kiện, mà chúng ta đang sống làm cho chúng ta trở thành loài động vật ốm yếu, và tôi gọi là phản tiến hóa. Thêm nữa chúng ta chiến đấu với căn bệnh này, chính xác hơn là với những bệnh tật, theo phương thức vô vọng. Chúng ta dành những khoản tiền khổng lồ để chữa trị hậu quả, thay vì nguyên nhân. Bởi béo phì, bàn chân phẳng, tiểu đường dạng 2, loãng xương, một số bệnh ung thư chỉ là hậu quả. Mới vài thế hệ trước, chúng còn chưa được biết hoặc rất hiếm xảy ra. Trong khi chúng ta tìm kiếm, thí dụ gien phát phì và chúng ta cố gắng sản xuất tân dược để chữa trị. Gien của chúng ta không biến đổi, môi trường đã thay đổi.

Tại sao mọi người chỉ tập trung giải quyết hậu quả?

Bởi họ cho rằng, theo nhãn quan cuộc chiến với các vấn đề của thế giới hiện đại, biến hóa không là gì. Trong khi các vấn đề đó đều có nguồn gốc tiến hóa chặt chẽ. Vả lại không gì có ý nghĩa trong sinh học, nếu bỏ qua khía cạnh tiến hóa. Thế nhưng, không Viện nghiện cứu Sức khỏe Quốc gia nào chi tiền cho chuyên gia sinh học tiến hóa để tiến hành, thí dụ nghiên cứu về đề tài bệnh bàn chân phẳng. Chính sách phi lý dẫn đến hậu quả tiêu cực: Có thể được cấp bằng thạc sĩ sinh học tại nhiều trường Đại học Mỹ không cần học môn sinh lý học. Phần đông sinh viên không đi ra ngoài phạm vi hoạt động của gien di truyền và tế bào, bởi ai cũng muốn theo đuổi lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất. Liệu gien di truyền có liên quan đến bệnh tật? Dĩ nhiên, có. Thế nhưng càng tập trung vào gien di truyền, chúng ta càng xa rời những gì đóng vai trò quan trọng hơn nhiều: Sự kế thừa di truyền của chúng ta như một loài, những gien này hoạt động thế nào trong môi trường, mà chúng ta đang sống? Lời giải cho những câu hỏi này chỉ có thể tìm ra nhờ vào giải phẫu học và sinh lý học tiến hóa. Nhờ chúng, tôi đã biết, chữa bệnh bàn chân phẳng.

Giáo sư có thể nói cụ thể hơn?

Không nên xỏ chân vào bất cứ đôi giày chỉnh hình đặc biệt nào, chỉ đơn giản: Đi chân đất. Đi chân đất chính là biệt dược chữa trị hiệu quả.

Tôi sẽ giải thích vì sao. Thứ nhất, chúng tôi, có những tài liệu chính thống chỉ ra rằng, con người có bàn chân khỏe mạnh hơn, cơ chân hoạt động năng động hơn - khi đi chân đất. Trái lại những đôi giày mà chúng ta thường đi, làm cho bàn chân ngày càng yếu. Cứ tưởng việc xỏ chân vào đôi giày cứng là cái gì đó bình thường, trong khi đó là phát minh mới. Chúng mang lại cảm giác thoải mái song rất không lành mạnh. Vì thế hàng ngày tôi tận dụng mọi cơ hội để đi đất và chạy bộ chân trần.

Giáo sư đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chạy bộ. Tại sao?

Bởi chạy bộ đã góp phần làm thay đổi tiến trình tiến hóa con người.

Đồng nghiệp của giáo sư, GS Richard Wrangham khẳng định, chính lửa đã biến khỉ thành người?

Tôi nhất trí với ông ấy lập luận cho rằng, thông qua việc làm chín thức ăn, lửa đã có ý nghĩa hết sức to lớn trong quá trình tiến hóa đó loài người. Tuy nhiên, chính chạy là nguyên nhân đầu tiên trong tất cả những biến đổi tiến hóa. Lý thuyết của GS Wrangham không giải thích, thí dụ, tại sao cách đây 2 triệu năm, ở tổ tiên chúng ta lại xuất những cặp chân dài. Và nhìn chung, cái gì là quan trọng - đuổi bắt thú rừng hay quay, nướng? Các bạn có biết, khi nhân loại tìm ra mũi tên và cung nỏ? Khoảng 200-300 ngàn nărn. Vậy thì gần 2 triệu năm, ngoài cây gậy nhọn đầu, tổ tiên chúng ta đã buộc phải săn bắt thú không có mũi tên, không cung nỏ. Con người hiện đại không thể làm được điều đó. Bởi chỉ có duy nhất một cách: Đuổi con thú nhiều cây số, cho đến khi nó bị kiệt sức, hoặc tai biến mạch máu não do quá nóng. Thực tế công việc không quá khó. Ngày nay thậm bí các bộ lạc săn bắt – hái lượm ở Châu Phi vẫn làm như vậy. Vì thế chạy lý giải chính xác nhất những đặc điểm giải phẫu học tấm thân chúng ta. Nấu nướng bắt đầu đóng vai trò quan trọng, nhưng mãi nhiều năm sau.

Theo giáo sư, chạy có mối quan hệ gì với những người đang sống, hôm nay?

Chúng ta sinh ra để chạy, để duy trì cơ thể luôn có phong độ tốt, chúng ta cần phải chạy thường xuyên.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?

    26/07/2006Đỗ Kiên CườngChâu Hồng Lĩnh, chuyên viên tin học tại Boston có bài viết: “Tri thức thúc đẩy quá trình tiến hóa?” với nhiều nhận định gây tranh cãi về thuyết tiến hóa, một trong những thành tựut rí tuệ sáng chói nhất của nhân loại. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin góp đôi lời bàn luận với tác giả, mong nhận được ý kiến của bạn đọc xa gần...
  • Vượn biến thành người như thế nào?

    19/05/2015TS. Đỗ Kiên CườngChúng ta đều biết theo thuyết tiến hóa thì tổ tiên loài người là các chú vượn châu Phi. Tuy nhiên rất ít người biết cụ thể quá trình kì lạ đó, dù chỉ trên những nét khái quát. Hy vọng bài viết dưới đây có thể khắc phục một phần thực tế đó...
  • Đi vào các bản kinh cổ Pali để tìm hiểu nguồn gốc con người

    12/10/2013Nguyễn Quốc BửuLuận thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng loài người tiến hóa từ loài vượn nhưng hiện nay luận thuyết ấy đang lung lay đến tận gốc rễ. Chưa ai dám chắc chắn rằng con người tiến hóa từ loài vượn. Hàng ngày, khắp nơi trên thế giới càng có nhiều công trình nghiên cứu, cả về khoa học lẫn tâm linh đều phản bác lý thuyết trên.
  • Văn minh luận

    21/10/2009Phạm QuỳnhVăn minh là đối với dã man. Chữ “văn minh” là một chữ mới. Tuy trong kinh Dịch đã có câu, nhưng dùng theo nghĩa mới để dịch chữ Tây civilisation thời mới bắt đầu tự người Nhật Bản. Người Nhật dùng trước (đọc là bunmei), người Tàu theo sau, rồi người ta bắt chước, ngày nay thành một chữ rất thông dụng.
  • Con người là kết quả của một thoái hoá?

    29/08/2009Hoành SơnPhải chăng con người đúng là đỉnh điểm của một tiến hoá? Và đúng có tiến hoá thật? Hay thật ra chỉ có ngẫu biến thôi, hoặc tệ hơn nữa, thoái hoá? Chúng ta hãy lắng nghe một số ý kiến và xem xét một số khám phá khoa học hôm nay:
  • Con người, kết quả của một tiến hóa

    18/08/2009Hoành SơnCon người không chỉ là động vật giữa muôn ngàn động vật khác. Bởi vì những động vật khác chỉ cần sống như con vật mà thôi, chứ con người thì còn phải sống sao cho ra người nữa. Mà để sống cho ra người thì phải có văn hóa. Để có văn hóa, nhờ đó sống cho ra người, người ta lại phải sống thành xã hội, bởi lẽ chỉ có văn hóa và phát triển văn hóa giữa lòng một xã hội. Vậy văn hóa là gì, xã hội là gì, và hai đằng liên quan với nhau ra sao? Để đi sâu vào những vấn đề ấy, không thể không chất vấn chính con người, con người trong bản chất của nó, cả về mặt cá nhân lẫn tập thể.
  • Giả thiết về nguồn gốc loài người đang lung lay

    25/07/2009Tuấn Hà (Theo AP. org)Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng tổ tiên của loài người tiến hoá từ loài vượn ở châu Phi, nhưng từ những hoá thạch khai quật ở Myanmar, nhà nhân chủng học Chris Beard lại cho rằng quá trình này xảy ra tại Châu Á.
  • Tiến hóa của tiến hóa

    13/05/2009Đỗ Kiên Cường dịch từ Time, 1-1998Được xem là có ảnh hưởng lớn nhất tới tư duy hiện đại, khoảng một thập kỷ qua, lý thuyết tiến hóa đã tìm ra một khám phá gây chấn động: nó bước đầu mở được cái hộp vốn đóng kín là bộ não của chính chúng ta. Giới Darwin học đang viết những trang bản thảo đầu tiên về một trong những bí ẩn lớn nhất tự nhiên: bản chất của con người...
  • Nguồn gốc của loài người theo cái nhìn của Phật giáo

    05/05/2009Trưởng lão Thích Thông LạcLuật nhân quả đã xác định mọi tiêu chuẩn của mọi loài chúng sanh, nếu chúng sanh sống và tạo những tiêu chuẩn đó thì sẽ sanh làm loài vật đó, chứ không phải tiêu chuẩn đó mà làm loài vật khác được, có nghĩa là loài động vật đó sống thiện ở cấp độ thiện đó sẽ sanh làm loài chúng sanh đó, còn ngược lại sống ác ở cấp độ ác đó thì sẽ sanh làm loại chúng sanh đó. Luật nhân quả rất công bằng và công lý nên tiêu chuẩn thiện ác của nó rõ ràng, không thể sai khác được. Với trí tuệ vô hạn của đức Phật, Ngài đã thấu suốt luật nhân quả. Do đó Ngài dạy cho chúng ta cách thức sống năm tiêu chuẩn thiện để còn tiếp tục làm thân người thiện và chỉ có thân người thiện mới đủ trí tuệ thông minh rèn luyện tu tập chấm dứt khổ đau và luân hồi.
  • Một số vấn đề về nguồn gốc loài người dưới ánh sáng của khoa học hiện đại

    08/04/2009TS. Hồ Bá ThâmKhi đọc được cuốn sách "Nguồn gốc loài người" của G.N Machusin do nhà xuất bản Mia ấn hành bằng tiếng Việt 1986, tôi thấy rằng, trong nhận thức của chúng ta về chủ đề này đang có chỗ rất lạc hậu và tác phẩm của Machusin thật sự mang lại một tri thức mới (Tất nhiên, xung quanh vấn đề nguồn gốc loài người vẫn đang có những khuynh hướng tìm kiếm, phát hiện, nhận thức còn khác nhau)...
  • Thuyết tiến hóa của Darwin: 150 năm tuổi

    20/11/2008Phương HàCách đây 150 năm, nhân loại lần đầu tiên đã được biết tới thuyết tiến hóa muôn loài của nhà nghiên cứu sinh học người Anh Charles Darwin. Từ đó đến nay, không ít người đã muốn bác bỏ học thuyết này.
  • Di truyền học và cuộc tranh luận về nguồn gốc loài người

    07/09/2008Đỗ Kiên CườngNgười hiện đại về giải phẫu xuất hiện đầu tiên ở đâu và khi nào? Bằng chứng hóa thạch và kỹ thuật di truyền cho thấy, họ có nguồn gốc Đông Phi khoảng 200 ngàn năm trước; và các cuộc di cư chiếm lĩnh hành tinh chỉ bắt đầu từ 60 ngàn năm trước. Tuy nhiên hiện chưa rõ chuyện gì đã xảy ra khi họ gặp những người có trước, như người Neanderthal hay người đứng thẳng. Người hiện đại thay thế hoàn toàn những người đó hay có sự hòa huyết ít nhiều giữa họ với nhau?
  • Nhân loại qua các chặng đường phát triển

    06/01/2007Phạm Thanh ĐứcCuốn sách trình bày khá phong phú những vấn đề về nguồn gốc con người và nguồn gốc loài người, nguồn gốc trái đất và nguồn gốc sự sống...lý giải những bí ẩn về đến di truyền, những bí mật về tinh thần, trí tuệ và tâm linh, những vẩn đề chưa giải thích được về sức khoẻ, về sự sống và cái chết...
  • Cuộc tranh luận giữa những người theo phái Vô thần và phái Đấng sáng tạo

    07/12/2006Nguyễn Tiến VởnTheo tiêu chuẩn truyền thống, đúng hơn là kể từ Galileo và Darwin, những gì thuộc về khoa học thường là đối nghịch với tôn giáo và ngược lại. Tuy nhiên, vẫn không ít ý kiến cho rằng khoa học và tôn giáo không những không đối lập, ngược lại bổ sung và giải thích cho nhau. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nhà khoa học dùng ngay chính những công trình khoa học của họ và tri thức khoa học của thời đại để bảo vệ niềm tin tôn giáo của mình...
  • Về mối quan hệ giữa di truyền sinh học và tính kế thừa xã hội trong lịch sử phát triển con người

    16/10/2006Nguyễn Kim LaiMối quan hệ giữa tính kế thừa xã hội và di truyền sinh họctrong lịch sử phát triển con người là một trong những vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu sự tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hội. Việc làm rõ vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải xem xét quá trình tồn tại xã hội của con người có ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm di truyền sinh học của nó, hay nói cách khác, quá trình xã hội hóa có để lại đấu ấn trong "ký ức phát sinh chủng loại" của con người không?
  • Các lý thuyết mới về văn hóa

    01/09/2006Dominique Guillot (Huyền Giang dịch từ tiếng Pháp)Giải thích các quy tắc xã hội, các ý tưởng, cái tưởng tượng... từ lý thuyết tiến hóa, đó là mục tiêu của các mô hình Darwin mới về văn hóa. Một số lý thuyết ấy đem lại một tính độc lập cho văn hóa đối với những bó buộc của tự nhiên...
  • Sáng tạo ở bên bờ hỗn độn...

    20/05/2005GS. Phan Đình DiệuKhả năng sáng tạo ở bên bờ hỗn độn, một khả năng phổ biến của mọi hệ thích nghi phức tạp mà ta gặp khắp nơi trong mọi lĩnh vực tự nhiên, sự sống cho đến kinh tế, chính trị, xã hội cung cấp cho con người những cách hiểu mới về cách thức tiến hoá của giới tự nhiên và qua đó sự tiến hoá của các loại hệ thống khác, kể từ khi học thuyết tiến hoá ra đời vào giữa thế kỷ 19...
  • xem toàn bộ