Giả thiết về nguồn gốc loài người đang lung lay
Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng tổ tiên của loài người tiến hoá từ loài vượn ở châu Phi, nhưng từ những hoá thạch khai quật ở Myanmar, nhà nhân chủng học Chris Beard lại cho rằng quá trình này xảy ra tại Châu Á.
Những hoá thạch mới phát hiện ở Myamar có thể chứng minh rằng tố tiên chung của loài người, khỉ và vượn người đều tiến hoá từ loài linh trưởng ở Châu Á chứ không phải Châu Phi. Phát hiện này được tuyên bố ngày 3/7/2009 vừa qua.
Tuy nhiên, những nhà khoa học khác tuyên bố, tuy phát hiện mới này có ý nghĩa rất lớn nhưng chưa đủ “mạnh” để kết thúc cuộc tranh cãi về nguồn gốc của vượn người – nhóm linh trưởng bao gồm những loài khỉ cổ xưa và con người hiện đại.
TS Chris Beard, một nhà nhân chủng học tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie tại Pittsburgh (Hoa Kỳ) và các thành viên trong Đoan khảo cổ đã tìm được các hoá thạch cho biết: Những mảnh hoá thạch gồm xương hàm và răng 38 triệu năm tuổi tìm thấy gần Bagan, miền Trung Myanmar vào năm 2005, thể hiện những nét đặc trưng của loài linh trưởng.
Đoàn khảo cổ tại Myanmar - Ảnh: Carnegiemuseums. org |
"Khi tìm thấy những hoá thạch này, chúng tôi biết ngay rằng chúng tôi đã phát hiện một loài linh trưởng mới, đồng thời xác định ngay được về cơ bản đó là loài linh trưởng nào” - TS Beard nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại tại Pittsburgh - “Hàm và răng chứa đầy những thông tin đặc trưng... Chúng giống như những dấu vân tay vậy”.
Các phát hiện này được công bố trên Tạp chí Proceedings of The Royal Society B tại London.
TS Beard và Đội khai quật của ông gồm những thành viên từ Pháp, Thái Lan và Myanmar đã kết luận rằng các hoá thạch ấy là di vật của 10 đến 15 cá thể của một loài linh trưởng có tên khoa học là Ganlea megacanina, một loài mới trong họ linh trưởng dạng người ở châu Á đã tuyệt chủng, có tên là Amphipithecidae.
Theo TS Beard, những chiếc răng nanh tìm được đã bị hư hại ít nhiều cho thấy đây là răng của một loài vật giống như khỉ sống ở trên cây có đuôi dài, dùng để cắn vỡ các quả nhiệt đới để ăn thịt , quả và nhân của hạt – cách sinh hoạt ấy tương tự như loài khỉ saki ở Nam Mỹ ngày nay, sống tại lưu vực sông Amazon.
"Không những loài Ganlea trông có dạng người mà còn có cách sinh hoạt tựa như vượn người 38 triệu năm về trước với cách sống rất đặc trưng”, TS Beard nói thêm. 38 triệu năm tuổi – như họ xác định – là trước những hoá thạch dạng người được tìm thấy ở châu Phi và châu Á nhiều triệu năm.
Vào năm 1994, Beard và các đồng nghiệp Trung Quốc đã tìm thấy xương chân của hoá thạch
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcTiền... bạc
25/06/2009Linh Linh