Nguồn gốc của loài người theo cái nhìn của Phật giáo

02:23 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Năm, 2009

I. Quan điểm thứ nhất về sự xuất hiện con người

Ngược dòng thời gian, quay về với hàng tỷ năm trước, chúng ta tìm hiểu xem Trái đất và vạn vật muôn loài đã được hình thành như thế nào. Có người cho rằng, cách đây khoảng hơn mười lăm tỷ năm, vũ trụ được bắt đầu thành lập từ một vụ nổ lớn. Đó là những người theo thuyết Big bang. Theo một vài tôn giáo thì vũ trụ được thành lập bởi Thượng Đế. Điều này hoàn toàn không có cơ sở nên chúng ta không thể tin được. Đạo Phật không chấp nhận có một Thượng Đế đã tạo ra tất cả. Theo Đức Phật, trái đất và sự sống muôn loài do nhiều yếu tố, nhiều nhân duyên, nhiều điều kiện tạo thành. Câu nói ấy tuy đơn giản nhưng không bao giờ sai. Khoa học dù tiến bộ đến đâu cũng thừa nhận rằng, tất cả mọi sự vật, sự việc đều được hình thành do nhân duyên, do nhiều yếu tố khác nhau. May mắn của chúng ta là được dựa vào một giáo lý đúng đắn như vậy.

Nói về sự hình thành trái đất, chúng ta biết rằng thời xưa khi thành hình Thái dương hệ, Trái đất được thành lập. Lúc bấy giờ, trên Trái đất chưa có sinh vật, cây cối, chưa có con người chỉ có đất, đá và nước. Lượng nước luôn không ổn định. Những cơn mưa thường trút xuống ầm ầm, gột rửa đi những lớp đất trên bề mặt, làm đá trơ ra, rồi gây nên cảnh ngập lụt. Nước lại bốc hơi lên rất nhanh tạo thành những đám mây, gặp không khí lạnh tạo thành nước. Trời lại tuôn mưa xuống. Khí hậu rất khắc nghiệt, mưa nắng thất thường.

Rồi dần dần sự sống bắt đầu hình thành từ thiên nhiên với những vi thể vô cùng nhỏ. Những nguyên tố căn bản làm tiền đề cho sự sống là : Carbon, Oxy , Hydro và Nito. Bốn nguyên tố này tạo thành các chất hữu cơ của sự sống và các chất hữu cơ ngày càng phức tạp dần. Theo điều kiện trái đất, những nguyên tố đó được sắp xếp thích hợp thành nước, dưỡng khí, các chất hữu cơ, đạm… Có người còn cho rằng, ban đầu sao chổi đã va chạm vào Trái đất và để lại ở đấy một vài chất hữu cơ làm tiền đề cho sự sống. Dĩ nhiên, sự sống hình thành phải có đủ hai yếu tố: vật chất và tinh thần. ( Đoạn lược bỏ)

Dựa vào khoa học, chúng ta có thể lý luận theo học thuyết của Darwin: men nấm xuất hiện, rồi những đột biến gien giúp cây tiến hoá dần dần. Chúng ta có thể không phủ nhận điều đó nhưng vẫn phải nhớ một điều: Động vật tồn tại luôn luôn có hai mặt là tinh thần và vật chất.
( Đoạn lược bỏ)

Trở lại với thế giới vật chất, chúng ta biết rằng, bắt đầu từ những may mắn nào đó, trong điều kiện thuận lợi nào đó, những loại men nấm dần dần xuất hiện dưới hình thức vi sinh. Những men nấm ấy có cấu trúc tế bào rất đơn giản để có thể tự phân bào. Những tế bào nấm phải có nhân bên trong. Đó là những màng nước chứa, nếu phân ra thì có những protein phức tạp. Một nhân tế bào tự tách ra làm đôi để tạo thành tế bào khác. Vì thế, những men nấm cứ lan dần, lan dần. Tuy nhiên, nó cũng không thể tồn tại lâu dài. Có khi chỉ tồn tại trong một buổi sáng, khi nắng chiếu lên là những men nấm ấy sẽ chết. Chỉ những loại men nấm thích nghi được với sự thay đổi khí hậu khắc nghiệt mới có thể tiếp tục tồn tại. Trong quá trình xuất hiện rồi tàn rụi, các men nấm ấy đã thải vào trong không khí những chất khí và để lại xác mục rữa tạo thành phân hòa vào trong đất, trong nước. Cứ thế, qua hàng triệu năm, nhiều loại men nấm xuất hiện rồi bị hủy diệt, chất khí được thải vào không khí cũng như cặn bã để lại trong đất và nước ngày càng nhiều. Vì thế, môi trường Trái đất cũng thay đổi ngày càng phong phú hơn, phức tạp hơn.

Khi môi trường Trái đất trở nên phong phú hơn thì một loài thực vật tương ứng với môi trường đó xuất hiện (như rong, rêu). Cứ như vậy, qua nhiều triệu năm, những cặn bã rong rêu để lại làm cho môi trường Trái đất phức tạp hơn. Lúc bấy giờ, những loài thảo mộc đơn giản xuất hiện, lúc đầu chỉ là những cây nhỏ, sau đó những cây lớn cũng xuất hiện. Khi thảo mộc đơn giản xuất hiện, vi khuẩn động vật cũng xuất hiện. Dần dần, trên Trái đất xuất hiện những rừng cây bạt ngàn, những đồng cỏ lớn tạo thành môi trường sống thuận lợi cho những loại động vật kế tiếp xuất hiện và phát triển.

Có hai cách lý giải sự xuất hiện của các loài vật trên trái đất. Theo nhà bác học Darwin là do hiện tượng đột biến gien theo di truyền. Do môi trường bên ngoài phong phú hơn, tác động lên cơ thể con vật, kích động nhân di truyền AND làm cho nhân di truyền này bị thay đổi cấu trúc. Vì cấu trúc nhân AND bị thay đổi nên có hiện tượng đột biến gien, loài vật này có thể dần dần biến đổi thành một loài khác gần với nó. Ví dụ, con thằn lằn nhỏ bị đột biến gien dần dần thành con khủng long hoặc con người là hiện tượng đột biến gen của loài khỉ. Nói chung, theo học thuyết của Darwin, sự xuất hiện các loài vật cũng do môi truờng bên ngoài kích động, thúc đẩy.

Cách lý giải thứ hai có vẻ thần thoại hơn. Chẳng hạn, người ta có thể lý giải sự ra đời của một con cá như sau: Trong một cái hốc đá nào đó có một khối nước đứng yên, không có dòng nước nào tác động vào, vô tình hội đủ nhiều yếu tố của sự sống, có cả yếu tố tâm linh của một loài nào đó trong vô hình. Nghĩa là muôn loài trong thế giới vô hình muốn sống và tìm được một cái hốc đá có nước, hội tụ nhiều yếu tố, nhiều nguyên tử của sự sống, đồng thời có tâm linh, rồi hướng về và hòa nhập vào đó. Một thời gian, từ trong đó bơi ra một con cá. Sự việc diễn ra như một phép lạ, một thần thoại. Chúng ta phải tu đến mức đắc đạo mới có thể kiểm tra được điều này. Ngay cả con vật to lớn như con voi cũng vậy. Trong một đống lá có nhiều lớp dày lên cả năm, sáu trăm thước được ủ khuất trong rừng sâu, có một hốc khí hội tụ nhiều điều kiện của sự sống mà lúc đó vi khuẩn có thể chưa phát triển để ăn kịp. Tương tự cũng như thế sự xuất hiện của con voi(*). Mấy triệu năm sau, khi môi trường thay đổi, nó trở thành một con voi như chúng ta thấy bây giờ. Người ta cũng cho rằng, có một thời trong những đống lá như vậy, những con khủng long đã xuất hiện.

Hai học thuyết, hai cách lý giải hoàn toàn khác nhau. Nhưng qua đó chúng ta cũng thấy rằng, sự sống được hình thành do nhiều yếu tố. Trong đó, sự chi phối của yếu tố tâm linh rất quan trọng.

Như vậy, thảm thực vật đã xuất hiện đầy đủ hay nói cách khác là rừng cây bạt ngàn đã bao phủ Trái đất là điều kiện cho động vật xuất hiện. Trong quá trình tự biến đổi, tự phát triển, tự điều chỉnh, thiên nhiên đã dần dần tạo ra muôn loài và cuối cùng là con người xuất hiện.

(Theo bài giảng Yêu thiên nhiên – Tâm lý đạo đức, TT Thích Chân Quang
Link: http://thuvienhoasen.org/tamlydaoduc-22.htm )

Chú thích:

1. Có 1 số đoạn lược bỏ vì chúng tôi không thống nhất quan điểm với tác giả, tuy nhiên chúng tôi vẫn để link gốc của tài liệu để độc giả tiện khảo cứu.
2. (*), đoạn gạch chân này là chúng tôi sửa lại theo quan điểm của mình, đồng thời cho khớp với mạch văn.

II. Quan điểm thứ 2 về sự xuất hiện con người

Hỏi: Kính thưa Thầy, từ trước tới nay khoa học đều khẳng định rằng con người là do khỉ vượn sinh ra tức là thủy tổ của loài người, đó là thuyết tiến hóa. Vậy đạo Phật Nguyên Thủy và theo trí vô hạn của Thầy thì nguồn gốc loài người và rộng hơn là nguồn gốc vũ trụ là thế nào ?

TL Thích Thông Lạc đáp: Con khỉ không phải là Thủy Tổ của loài người như các nhà khoa học đã khẳng định, con khỉ chỉ là con khỉ, một loài động vật như các loài động vật khác.
Theo đạo Phật con khỉ chỉ là một loài động vật cao cấp gần giống như con người. Nếu lấy con người làm tiêu chuẩn thì con khỉ chỉ là con khỉ mà thôi, chứ không thể tiến hoá làm con người được, chỉ có nghiệp lực của con khỉ, khi con khỉ chết nó sẽ tiếp tục luân hồi tái sanh làm người.

Từ con người “Cổ Sơ” sống đơn giản, dựa vào thiên nhiên. Mức sống của thiên nhiên thì có hạn, còn con người sanh sản thì vô hạn nên con người buộc phải tiến hoá dần để bảo vệ sự sống còn của mình duy trì cho đến ngày nay, do đó con người trở thành văn minh phát triển theo chiều hướng khoa học hiện đại hóa, để sản xuất ra vật chất phục vụ cho đời sống con người như hiện nay.

Loài khỉ sống thanh tịnh trong sạch hơn các loài động vật khác, nhờ hành động sống tự nhiên theo nghiệp nhân quả thiện tạo thành nghiệp lực thiện. Khi con khỉ chết, nghiệp lực thiện chiêu cảm môi trường thiện luân hồi tái sanh thành con người. Đừng hiểu rằng con người chết là sẽ tiếp tục sanh làm con người nữa, hiểu như vậy là không đúng luật nhân quả. đức Phật dạy: “được thân người là khó, khó như con rùa mù tìm bọng cây giữa biển khơi”. Chỗ này có dịp Thầy sẽ giảng dạy để hiểu biết rõ ràng hơn.

Trí hữu hạn của con người không cho phép các nhà khoa học hiểu hơn, cho nên các Ngài dùng sự so sánh những hành động và sự cơ cấu cơ thể của loài khỉ vượn giống như những hành động và cơ cấu của cơ thể của loài người cổ xưa “tiền sử” mà cho rằng thủy tổ của loài người là khỉ vượn. Đó là cái hiểu sai của các nhà khoa học.

Muốn gây tạo giống con người thì phải có môi trường thích hợp với con người. Chính các duyên của con người, chứ chưa có các duyên của con người thì không thể nào gây tạo giống con người được, cho nên thuyết tiến hóa từ con vật thành con người thì mơ hồ, trừu tượng không chính xác. Bởi phần sắc uẩn của con người đầy đủ hơn loài động vật, nhất là sự cấu tạo bộ óc của con người về tế bào não phần sử dụng về tinh thần tưởng uẩn và thức uẩn thì loài khỉ vượn không thể có được.

Vả lại cái sai của các nhà khoa học nữa, đó là trí tuệ của loài khỉ vượn và trí tuệ của những người tiền sử đều sống dựa trên thiên nhiên, loài khỉ vượn trí tuệ không sáng tạo và phát minh những cái gọi là văn minh và sáng tạo của loài khỉ vượn được. Cho nên khỉ vượn ngàn đời chỉ là khỉ vượn, còn người tiền sử đời sống cũng giống như loài khỉ vượn nhưng lại biết phát minh và sáng tạo nên để lại cho chúng ta sau này một kho tàng văn minh vĩ đại từ ngôn ngữ, toán học, y học, sử học, đạo đức học, đến khoa học v.v..., chúng ta chỉ là những người thừa kế và dựa theo cơ sở đó mà phát triển khoa học hiện đại, nếu không có văn minh của người tiền sử để lại liệu chúng ta có thể có một nền văn minh khoa học hiện đại và kỷ nghệ hóa như ngày hôm nay chăng ?

Cho nên loài khỉ vượn không có trí tuệ thông minh như con người, nó thường sống theo bản năng tự nhiên thường bắt chước loài người hơn là sáng tạo phát minh như con người.

Thủy tổ của loài người rất thông minh, khi con người có mặt trên hành tinh này, nếu loài người không có sự thông minh thì nó đã bị diệt chủng ngay từ lúc ban đầu. Tại sao vậy ?

Vì cấu trúc cơ cấu cơ thể của loài người, tuy có giống như loài khỉ vượn, nhưng hoàn toàn không giống hẳn, có những chỗ còn sai khác, vì thế con người không thể dùng sức mạnh để bảo vệ sự sống như loài mãnh thú, cũng không thể trốn chạy chuyền nhảy nhanh nhẹ như loài khỉ vượn hươu nai được.

Loài người bảo vệ sự sống bằng trí tuệ thông minh của mình, nên thường phát minh và sáng tạo đều do bộ óc, đó là điều cần thiết của loài người mà các loài động vật khác không thể có được, cho nên loài khỉ vượn là thủy tổ của loài người là mơ hồ trừu tượng, chỉ có qua sự so sánh những bộ xương của người tiền sử và những bộ xương của loài khỉ vượn giống nhau rồi các nhà khoa học quá vội vàng tuyên bố, e rằng sự tuyên bố này sẽ làm mất uy tín của khoa học, một vài sự chứng minh khoa học đó chưa đủ để xác chứng thuỷ tổ của loài người là khỉ vượn.

Luật nhân quả đã xác định mọi tiêu chuẩn của mọi loài chúng sanh, nếu chúng sanh sống và tạo những tiêu chuẩn đó thì sẽ sanh làm loài vật đó, chứ không phải tiêu chuẩn đó mà làm loài vật khác được, có nghĩa là loài động vật đó sống thiện ở cấp độ thiện đó sẽ sanh làm loài chúng sanh đó, còn ngược lại sống ác ở cấp độ ác đó thì sẽ sanh làm loại chúng sanh đó. Luật nhân quả rất công bằng và công lý nên tiêu chuẩn thiện ác của nó rõ ràng, không thể sai khác được. Với trí tuệ vô hạn của đức Phật, Ngài đã thấu suốt luật nhân quả. Do đó Ngài dạy cho chúng ta cách thức sống năm tiêu chuẩn thiện để còn tiếp tục làm thân người thiện và chỉ có thân người thiện mới đủ trí tuệ thông minh rèn luyện tu tập chấm dứt khổ đau và luân hồi.

Các pháp vô thường luôn luôn theo sát những hành động nhân quả của muôn loài, vì thế, các pháp liên tục thay đổi tạo thành một nghiệp lực, nghiệp lực đó tiếp tục tiến hóa tái sanh làm loài vật cao cấp như loài Trời, Người, mà nghiệp lực đó thoái hóa thì phải tái sanh làm loài động vật hạ cấp, đó là một đạo luật công bằng và công lý đối với tất cả các loài động vật trên hành tinh này nó không áp dụng riêng cho con người mà cho tất cả, vì muôn loài vật do môi trường sống vô minh duyên hợp sinh ra, do đó từ con vật lớn, nhỏ cho đến loài người đều vô minh lầm chấp, nhưng loài người nhờ trí tuệ thông minh thường tìm tòi sáng tạo và phát minh nên đã thấy sự vô minh của mình, khi đã thấy sự vô minh của mình thì đó là minh, mà đã có minh thì con người làm chủ được môi trường sống của mình, làm chủ môi trường sống của mình tức là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Làm chủ sanh, già, bệnh, chết là làm chủ nhân quả. Làm chủ nhân quả là làm chủ mọi sự đau khổ và chấm dứt tái sanh luân hồi. Chấm dứt tái sanh luân hồi tức là giải thoát ra khỏi thân nghiệp.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vượn biến thành người như thế nào?

    19/05/2015TS. Đỗ Kiên CườngChúng ta đều biết theo thuyết tiến hóa thì tổ tiên loài người là các chú vượn châu Phi. Tuy nhiên rất ít người biết cụ thể quá trình kì lạ đó, dù chỉ trên những nét khái quát. Hy vọng bài viết dưới đây có thể khắc phục một phần thực tế đó...
  • Chúng ta thoát thai từ đâu?

    07/01/2014"...khó mường tượng, cơ chế gì mà chỉ một mô người chết có thể tung ra một lượng thông tin to lớn về tạo dựng những mô người mới ở một cơ thể khác, tức kích thích sự tái sinh. Rồi chuyện mỗi tế bào người phức tạp đến thế nào cũng khó hình dung... Rõ ràng mọi chuyện đó xảy ra theo một chương trình hoạt động liên tục, chặt chẽ mà so với nó một cái máy tính hiện đại nhất cũng chỉ là cái đồ chơi treo trên cây thông Nôen. Các chương trình đó khu trú ở đâu? Tất nhiên không chỉ trong các gen. Theo dữ kiện vật lý mới thì các chương trình đó được ghi trong năng lượng tế vi, ở phương Đông năng lượng đó gọi là năng lượng của Chúa Trời, và cả ở trong nước cơ thể người . Vậy ai đã lập ra các chương trình tái tạo mô người diệu kỳ đó?..."
  • Một số vấn đề về nguồn gốc loài người dưới ánh sáng của khoa học hiện đại

    08/04/2009TS. Hồ Bá ThâmKhi đọc được cuốn sách "Nguồn gốc loài người" của G.N Machusin do nhà xuất bản Mia ấn hành bằng tiếng Việt 1986, tôi thấy rằng, trong nhận thức của chúng ta về chủ đề này đang có chỗ rất lạc hậu và tác phẩm của Machusin thật sự mang lại một tri thức mới (Tất nhiên, xung quanh vấn đề nguồn gốc loài người vẫn đang có những khuynh hướng tìm kiếm, phát hiện, nhận thức còn khác nhau)...
  • Cái nôi loài người nằm ở đâu?

    04/04/2009Đỗ Kiên CườngSau khi tạp chí Thế Giới Mới số 822, ngày 23-2-2009 đăng tải bài viết “Cái nôi loài người” trong chuyên mục Những bí ẩn của lịch sử, nhằm rộng đường dư luận, chungta.com đã phỏng vấn Đại tá Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường, Viện Khoa học Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc phòng, về một số vấn đề liên quan. Xin giới thiệu bài phỏng vấn...
  • Thuyết tiến hóa của Darwin: 150 năm tuổi

    20/11/2008Phương HàCách đây 150 năm, nhân loại lần đầu tiên đã được biết tới thuyết tiến hóa muôn loài của nhà nghiên cứu sinh học người Anh Charles Darwin. Từ đó đến nay, không ít người đã muốn bác bỏ học thuyết này.
  • Di truyền học và cuộc tranh luận về nguồn gốc loài người

    07/09/2008Đỗ Kiên CườngNgười hiện đại về giải phẫu xuất hiện đầu tiên ở đâu và khi nào? Bằng chứng hóa thạch và kỹ thuật di truyền cho thấy, họ có nguồn gốc Đông Phi khoảng 200 ngàn năm trước; và các cuộc di cư chiếm lĩnh hành tinh chỉ bắt đầu từ 60 ngàn năm trước. Tuy nhiên hiện chưa rõ chuyện gì đã xảy ra khi họ gặp những người có trước, như người Neanderthal hay người đứng thẳng. Người hiện đại thay thế hoàn toàn những người đó hay có sự hòa huyết ít nhiều giữa họ với nhau?
  • Quan niệm về con người trong triết học L.Feuerbach

    22/01/2007Lê Cộng SựTiếp thu những giá trị tư tưởng trong nhân bản học của Kant, đồng thời dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên đương thời, L. Feuerbach (1804-1872) có tham vọng vươn tới việc thiết lập một nền triết học mới - triết học tương lai, lấy con người và đời sống tâm - sinh lý của nó làm đối tượng nghiên cứu cơ bản...
  • Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

    12/10/2005Trần Trung PhượngTừ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt thậm chí đối lập lẫn nhau. Một bên thuộc lĩnh vực lý trí đòi hỏi phải có sự phân tích chứng minh và dựa trên một nền tảng thực nghiệm vững chắc và một bên lại đề cao thứ cảm thức có tính chất trực giác, bí nhiệm về một loại đối tượng không hoặc khó có thể xác định bằng bất cứ một phạm trù khoa học nào. Thậm chí, từ một quan điểm thuần lý và cực đoan, có ý kiến cho rằng huyền học là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm ngu dân, một loại tàn dư của mê tín dị đoan từ thời xa xưa...
  • Giữa con người và con vật khác nhau ở điểm nào?

    21/07/2005Từ thời Darwin, quan điểm ngược lại đã trở nên phổ biến, không chỉ giữa các nhà khoa học, mà cả trong các tầng lớp học thức nói chung. Học thuyết của Darwin về nguồn gốc con người cho rằng con người và loài vượn người đã thừa hưởng từ một dạng tổ tiên chung; và cùng với quan điểm về nguồn gốc tiến hóa của con người này là quan điểm cho rằng con người và những loài động vật có vú cao cấp chỉ khác nhau về mức độ. ...
  • xem toàn bộ