Phải coi “Thương mại hóa” là một ý niệm tích cực
Xin đừng ai tạo ra một nội hàm tiêu cực trong cụm từ “thương mại hóa" bởi Thương mại là một ngành kinh tế quan trọng, có ảnh hưởng rộng lớn, giúp cho sự lưu thông điều hòa mọi vật phẩm trong xã hội, kể cả chất xám và lao động dịch vụ.
Nó không chỉ là khâu tiếp nối của sản xuất, hoạt động tiêu thụ hàng hóa mà nó còn phát ra những tín hiệu có ý nghĩa định hướng cho sản xuất, nên tăng cường mặt hàng nào, nên điều chỉnh chất lượng mặt hàng nào, nên bỏ mặt hàng nào, nên làm thêm mặt hàng nào, thị hiếu khẩu vị mới của khách hàng, tình hình nguyên vật liệu, sự xuất hiện công nghệ mới, mặt hàng mới và kết quả của mọi sự tranh chấp về giá cả, chất lượng, mẫu mã … Thương mại trong thời hiện đại có tác dụng chì phối toàn diện. Các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục, ytế, văn hóa, báo chí đều chịu sự điều chỉnh của thương mại.
Khi xã hội đã có nền kinh tế thị trường thì hầu hết các ngành hoạt động đều có mang trong mình nó (hoặc ít hoặc nhiều) yếu tố thương mại hóa. Đó là đặc tính của thời đại,là sắc thái của mối quan hệ tương tác mới, là biểu hiện tích cực của sự phát triển.
Thương mại hóa ở đây phải hiểu
Đã có lần tranh luận với các nhà kinh tế Anh bảo thủ, Mác đã kiên trì bảo vệ quan điềm "Thương mại là sự trao đồi giữa những vật phẩm ngang giá” và thẳng thắn phê phán cách ở nhìn nhận sai "thương mại là mua rẻ bán đắt, mua xấu bán tốt" (tức là mua hàng xấu nhưng khi bán thì nói là tốt). Mác công nhận trong các thương nhân có người xấu thực hành nghề
Lấy cái tiêu cực, cái mặt trái của ngành nghề đề đặt tên cho ngành nghề, xác định bản chất của ngành nghề là không khoa học, không khách quan.
Lịch sử có thể tha thứ cho những sai lầm trong quá khứ (cái gì cũng có hoàn cảnh của nó) nhưng lịch sử không cho phép lặp lại những sai lầm đã diễn ra khi quá khứ đã khép lại.
Chấp nhận yếu tố thương mại hóa ở một số ngành lao động trí óc như văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, báo chí... là một thái độ thức thời, đúng đắn, là một quan niệm thời đại, có tính tích cực. Chúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, cần nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu mới của thời đại, nhanh chóng có những chuyển đổi tích cực... mới mong xây dựng được một nềnkinh tế ưu việt (nềnkinh tế trí thức) một đất nước văn minh, thịnh vượng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường