Không thể tiếp tục xóa nợ cho doanh nghiệp Nhà nước

08:34 SA @ Thứ Sáu - 09 Tháng Mười Hai, 2005

Đãtừ lâu, khi nền kinh tếnước ta chỉcó cácdoanh nghiệp Nhànước(DNNN), tình trạng thualỗ trong các DNNNđã xẩy ra nghiêm trọng.Vì thualỗ trong kinhdoanh nên rất nhiều DNNN không còn khả năng thanh toán các khoảnnợ đếnhạn. Trongtrường hợp ấy, lẽ ra phải tuyênbố phá sảndoanh nghiệp thì người ta lại nghĩ ra và áp dụng một biện pháp thậthy hữu trong quảnlý kinh tế,đó là: khoanh nợ, giãn nợ vàxóa nợ cho nhữngdoanh nghiệp này. Nhữngtưởng khi vậnhành nền kinh tếtheo những quy luật thị trường thì biện pháphy hữu nêu trên không thểcòn tồn tại. Nhưng không! Cho đếnnay, vẫncó rất nhiều “Chúachổm" thời hiện đại và người ta vẫn kiên trìđề nghị khoanhnợ, giãnnợ vàxóa nợcho những “chúa chổm" này.

Những chúa Chổm thời hiện đại

Tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán của các DNNN đã xảy ra hàng chục năm nay. Ban thanh toán công nợ TW đã được thành lập và hoạt động rất tích cực với rất nhiều giai đoạn. Và, cứ sau mỗi giai đoạn, hàng nghìn tỷ đồng nợ của các DNNN được "khoanh, giãn và xoá”. Chẳng hạn, vào năm 2000, cả nước có khoảng 5.900 DNNN và có số nợ phải thu là 187.000 tỷ đồng, tổng số nợ phải trả là 353.000 tỷ đồng. Sự chênh lệch giữa nợ phải trả và nợ phải thu là khoản phát sinh do kinh doanh thua lỗ và tất yếu phải giải quyết bằng biện pháp xóa nợ.

Gần đây, dư luận thật bất ngờ khi các cơ quan chức năng xác định, năm 2004, 11 TCTXây dựng CTGT (thuộc Bộ GTVT) lỗ lớn, nhiều doanh nghiệp đã mất hết vốn Nhà nước, trong đó có một TCT có số nợ tới 2.000 tỷ đồng. Dư luận lại giật mình khi vị Tổng giám đốc TCTXD CTGT5 đã đề nghị "Giải pháp hiện nay là Nhà nước cần khoanh nợ hoặc xóa nợ cho các TCT để làm lại từ đầu. Thông tin báo chí cho biết, tính đến nay, các doanh nghiệp thuộc TCT Giấy đã lỗ trên 32,8 tỷ đồng, trong đó, Công ty Giấy Việt Trì lỗ 21,8 tỷ đồng, Công ty Giấy Bình An lỗ 14 tỷ đồng...Bộ Công nghiệp đang trình Chính phủ xin được khoanh nợ.Tất nhiên, khoanh nợ và giãn nợ chỉ là một bước đệm để đi đến xóa nợ.Nếu thực hiện kiểm toán một cách khách quan và trung thực, chắc chắn sẽ còn phát hiện ra nhiều, rất nhiều “chúa chổm” thời hiện đại như ví dụ nêu trên.

Nguyên nhân của tình trạng thua lỗ được đưa ra khá nhiều như: bỏ thầu giá thấp chịu lỗ,"mua” công trình với bất cứ giá nào, đầu tư thiết bị ồ ạt để mang nợ…Tất nhiên còn một nguyên nhân quan trọng hơn nữa không được nêu ra, là sự xà xẻo chia chác của không ít cán bộ trong các TCT này. Và bao trùm lên tất cả nguyên nhân, là sự thiếu minh bạch về sở hữu, là việc duy trì dai dẳng một sân chơi riêng cho các DNNN.

Xóa nợ - một biện pháp không thể tiếp tục

Câu hỏi được đặt ra là: chúng ta có thể tiếp tục thực hiện biện pháp khoanh nợ, giãn nợ và xóa nợ cho các DNNN hay không?Xét từ bất kỳ góc độ nào, câu trả lời cũng được khẳng định là: không thể. Trước hết, công cuộc đổi mới đã diễn ra gần 20 năm. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng toàn diện và sâu hơn. Do đó duy trì những chính sách, biện pháp riêng cho những DNNN là đi ngược lại quy luật khách quan của kinh tế thị trường, tạo ra môi trường thiếu bình đẳng trong cạnh tranh. Xóa nợ cho các DNNN là "một liều thuốc độc trong quản lý kinh tế”. Bởi lẽ, đó là biện pháp tạo ra sự ỉ lại vào một sự "bảo hộ" vô lý, làm mất khả năng sáng tạo trong quản lý kinh tế. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ chỉ là một khẩu hiệu suông mà thôi.

Xóa nợ cho các DNNN là triệt tiêu sự nghiêm minh của pháp luật. Bởi lẽ, trong khi doanh nghiệp bị thua lỗ thì tài sản riêng của không ít Tổng giám đốc, giám đốc các DNNN lại tăng lênnhanh chóng. Có bao nhiêu tiền trong tổng số “thua lỗ" ấy chảy vào túi cá nhân của những "ông chủ hờ” nhưng được tiêu tiền thật của Nhà nước? Những khoản nợ phát sinh do thua lỗ từ tham ô, chia chác được Nhà nước xóa đi cũng đồng nghĩa với việc công khai xóa tội cho những kẻ tham ô, lãng phí. Đó là điều nhân dân không thể chấp nhận được. Hơn nữa, nếu khoanh nợ hoặc xóa nợ cho các TCT để làm lại từ đầu thì chắc chắn rằng, các khoản nợ do "thua lỗ" lại tiếp tục phát sinh thêm một chu kì nữa.

Xóa nợ cho các DNNN là biện pháp thiếu lương tâm, là có tội với những người lao động chân chính. Bới lẽ, khi quyết định xóa bất kì một khoản nợ nào cho DNNN thì đã gián tiếp hay trực tiếp, tất yếu có một khoản tiền tương ứng từ ngân sách Nhà nước bị mất đi. Trong khi đó, nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước là tiền thuế do nhân dân đóng góp. Hàng chục triệu người lao động Việt Nam đang hàng ngày lăn lộn trên công trường, đồng ruộng, thương trường và chắt chiu từng đồng để nộp thuế cho Nhà nước. Có thể nói, đó là những đồng tiền gắn liền với mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu, xương của những người lao động chân chính. Do đó, nếu chỉ bằng một chữ kí, những đồng tiền ấy bị "ném qua cửa sổ” thì mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh sẽ không bao giờ trở thành hiện thực, lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng tất yếu sẽ bị xói mòn.

Cần kiên quyết và sòng phẳng hơn

Không thể tiếp tục xóa nợ cho các DNNN. Đó là một sự khẳng định. Cần kiên quyết hơn trong việc giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của các DNNN. Trước hết, không nênvà không thể duy trì tình trạng sống thoi thóp của những DNNN đang thua lỗ.Hãy để cho quy luật của thị trường quyết định. Hơn nữa, cần làm rõ có bao nhiêu tiền trong các khoản “thua lỗ” của những doanh nghiệp này được chuyển thành tài sản cá nhân do tham ô để thu về cho ngân sách Nhà nước.

Kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Do đó, chúng ta cần sòng phẳng hơn trong chính sách, biện pháp quản lý đối với các doanhnghiệp. Với những doanh nghiệp không phải là DNNN, nếu thua lỗ phát sinh các khoản nợ đến hạn không có khả năng thanh toán thì con đường tất yếu là tuyên bố phá sản và chủ sở hữu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm: Đã đến lúc phải thực hiện một nguyên tắc chung như vậy với tất cả các doanh nghiệp. Những người được Nhà nước giao cho quản lý DNNN sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước những khoản thua lỗ của doanh nghiệp.

Muốn như vậy, cần nhanh chóng xóa bỏ cơ chế chủ quản đối với các DNNN như hiện nay, cần quy định một cách rõ ràng hơn trách nhiệm vật chất của các thành viên hội đồng quản trị, các tổng giám đốc, giám đốc của DNNN. Như thế mới gọi là sòng phẳng.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam

    09/06/2014Vũ Hồng LâmTài nguyên địa chính trị là một khái niệm ít được dùng nhưng bản thân tài nguyên địa chính trị lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này...
  • Đất đai: Tài nguyên hay tài sản?

    26/11/2005Tường AnhỞ ta, cho đến nay, có lẽ chưa có một lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổi lại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác