Những kinh nghiệm khổ đau

11:40 SA @ Thứ Ba - 11 Tháng Mười Một, 2014

Tất cả những điều đó, bị chi phối rất nhiều bởi nhận thức và thái độ lúc sắp chết, kinh điển Phật giáo gọi là “kinh nghiệm cận tử”.

Sáng nay, chúng tôi có dịp trò chuyện với một Phật tử tại Houston và được kể về kinh nghiệm của người thân bị tai nạn. Tai nạn đó đã để lại cho cô ấy một thương tật khá nặng nề, không tự đi lại được, mà phải di chuyển bằng xe lăn. Cô ấy vô cùng khổ đau, vì phải ở bệnh viện suốt sáu tháng trời, trải qua nhiều cơn hôn mê. Sau khi xuất viện, cô sống cuộc đời của người tàn tật gắn liền với chiến xe lăn.

Khổ đau là kinh nghiệm sống của kiếp người.

Từ đây, cô mang nặng trong lòng nỗi mặc cảm. Mặc cảm vì thân thể của mình không còn bình thường, mặc cảm vì phải sống bằng trợ cấp xã hội, nhất là khi thấy những người xung quanh dòm ngó, quan sát mình. Tất cả những mặc cảm đó làm cho đời sống của cô vốn đã bất hạnh càng trở nên đau buồn hơn.

Những biến cố không may đến với con người, có thể làm thay đổi dòng cảm xúc và các ứng xử thường nhật của họ. Phật giáo cho đây là một trạng thái quan trọng cần phải vượt qua, nếu không, nó thay đổi đời sống con người theo hướng tiêu cực và có khuynh hướng chấp nhận số phận.

Có người khi trải qua đời sống khổ đau, bỗng dưng trở nên khôn ngoan hơn, hạnh phúc hơn, bản lĩnh hơn, sẵn sàng vượt qua mọi gian truân, thử thách, ngược lại, có người khi trải qua khổ đau thì dòng cảm xúc trở nên bế tắc, tâm trạng trở nên u uất, chấp nhận số phận an bày, trong lòng luôn cảm thấy cuộc sống không có chút an vui. Tuy nhiên, trong trường hợp tai nạn kể trên, cô là người may mắn vượt qua được cơn thập tử nhất sinh. Trong khi đó, nhiều người cùng trong tình trạng như cô không vượt qua được mà phải lìa bỏ cuộc đời.

Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao có người không thỏa mãn với đời sống hiện tại của mình? Họ thường đặt ra câu hỏi: tại sao tôi phải khổ đau? Tại sao tôi bị bệnh tật? Tại sao tôi phải gặp bất hạnh trong khi những người khác được sống hạnh phúc?

Bắt nguồn từ những ước mơ và thắc mắc như vậy, họ sống trong tình trạng so sánh với người xung quanh, nhưng càng ước mơ, càng so sánh thì nỗi khổ, niềm đau lại càng gia tăng. Đôi lúc, giá trị hạnh phúc và khổ đau không tỉ lệ thuận với hiện thực đang diễn ra, mà tỉ lệ thuận với sự so sánh giữa mình và người. Nếu đối tượng của sự so sánh là người kém may mắn hơn thì mình cảm thấy hạnh phúc trào dâng, ngược lại, nếu so sánh với những đối tượng thành công và hạnh phúc hơn thì sự so sánh ấy làm cho mình phát sinh trạng thái bực tức, ganh tỵ hoặc tỏ ra chán chường, thất vọng.

Một người bệnh nan y nằm liệt trên giường, phải đối đầu, cận kề với cái chết. Trạng thái tâm lý của người ấy thay đổi một cách cơ hữu, nhiều khi ta không thể ngờ được. Chẳng hạn, thay đổi từ một con người chủ động, năng động, vui vẻ, hoạt bát trở thành con người thụ động, bế tắc, ngược lại, có người thay đổi từ tiêu cực, bi quan, chán chường, trở thành người lạc quan, tích cực và yêu đời.

Tất cả những điều đó, bị chi phối rất nhiều bởi nhận thức và thái độ lúc sắp chết, kinh điển Phật giáo gọi là “kinh nghiệm cận tử”.

(Bài viết nằm trong cuốn Cái chết về đâu của Thượng tọa Thích Nhật Từ)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hành trình đi qua 7 Cửa sau khi chết

    26/01/2019Nguyễn Tất ThịnhNhiều người nghĩ sai rằng: "Chết là hết". Thực ra mỗi người có phần Xác và Hồn...
  • Cái chết của vị phú ông

    02/04/2017Lưu DungMột phú ông bị lật thuyền trong lúc đang vật lộn với cơn nước lũ, ông ta leo lên được tảng đá còn nổi lên giữa dòng nước và kêu cứu...
  • Sự sống sau cái chết- Bí ẩn lớn nhất của sự sống

    08/08/2015Khánh PhươngSự sống sau cái chết là cuốn sách quan trọng trong sự nghiệp của bác sĩ chuyên khoa thần kinh đồng thời là nhà tâm linh học Deepak Chopra, chọn chủ đề cái chết, nghiên cứu nó trên góc độ những năng lượng siêu tự nhiên để soi sáng lại mối quan hệ giữa con người và vũ trụ bao la, đồng thời tạo lập một chủ thuyết nhân sinh táo bạo và chấn động...
  • Tâm là gì? Sự nối dài của não bộ hay là một thực thể độc lập? Những gì xảy ra khi ta chết?

    22/05/2015Tâm Hà Lê Công Đa chuyển ngữTâm là gì? Trong chúng ta chắc có nhiều người đã từng được nghe giai thoại Thiền học liên quan đến câu chuyện "an tâm" giữa Bồ Đề Đạt Ma và Tổ Huệ Khả. Khi Tổ Huệ Khả thỉnh cầu Bồ Đề Đạt Ma, “Xin Thầy an tâm cho con.” Bồ Đề Đạt Ma bảo, “Ngươi đem tâm của ngươi ra đây để ta an cho.” Tổ Huệ Khả bối rối, “Nhưng con không thể tìm ra nó.” Bồ Đề Đạt Ma cười bảo, “Thì ta đã an tâm cho ngươi rồi đó.”...
  • “Veronika quyết chết” – khúc tráng ca về sự sống

    30/05/2014Hải Hoàng“Veronika quyết chết” là một cuốn sách viết về cái chết, nhưng ngay và bên trong cái chết lại là khúc tráng ca về sự sống, mãnh liệt, kiên cường...
  • Garcia Marquez - 'người khổng lồ không bao giờ chết'

    20/04/2014Hoàng AnhVới “Trăm năm cô đơn” cùng hàng loạt tiểu thuyết, truyện ngắn phong cách hiện thực huyền ảo, Garcia Marquez được mệnh danh là "người khổng lồ của văn học thế kỷ 20".
  • Sống và Chết

    05/02/2014Võ Văn Lân“Sinh tự hà lai, tử tùng hà khứ?” Sinh từ đâu đến, chết theo đâu về? Đó chính là câu hỏi đã làm cho con người băn khoăn từ muôn thuở, cũng là một trong những lý do chính khiến tôn giáo và triết học có mặt, một trong những mục tiêu tìm kiếm của khoa học. Xã hội loài người ngày càng phát triển với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thực ra vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên mà chỉ khiến con người ngày càng phải đối mặt với cái chết luôn cận kề...
  • Thực chất của "Gọi vong người chết"

    30/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngThời gian qua, tại nước ta nổi lên hiện tượng “gọi vong” hay “nói chuyện với người chết”. Qua đó cô đồng hay nhà ngoại cảm (chính xác hơn là nhà tâm linh) dường như thu được một số thông tin chưa ai biết, góp phần giúp thân nhân tìm thấy hài cốt người đã khuất. Đó là hiện tượng cầu hồn hay “gọi vong”...
  • Kinh nghiệm cận kề cái chết

    29/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngKinh nghiệm cận kề cái chết được quan tâm vì nó hàm ý khả năng tồn tại sau cái chết. Vấn đề gây tranh cãi nằm ở chỗ, đó thực sự là dấu hiệu của khả năng tồn tại sau cái chết hay chỉ đơn giản là trải nghiệm của bộ não đang chết...
  • "Tôi muốn tiếp tục sống, ngay cả khi đã chết"

    27/09/2013Hoàng Hải AnhSống ở thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra những mặt xấu xa nhất của mình, và người ra không biết có nên tin vào Thượng đế, vào sự thật và lẽ phải nữa hay không", nhưng Anne Frank lại cảm thấy "Bất kể mọi sự, mình vẫn tin là bản chất con người vẫn tốt đẹp"...
  • Tội "giết người" không có người chết?

    21/02/2012TS. Nguyễn Sĩ Phương (CHLB Đức)Nếu
    coi thực tế là thước đo của chân lý, thì sự kiện Tiên Lãng chấn động cả nước,
    đã được Thủ tướng kết luận, cần được dùng làm thước đo để kiểm tra lại rất
    nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan...
  • Sống và Chết

    28/12/2010Lâm HữuChúng ta sống nhưng chẳng mấy ai hài lòng về chính mình, về cuộc đời này và thỉnh thoảng phải đối mặt với cái chết – của người thân, bạn bè, hàng xóm, người dưng và của chính mình -. Liệu chúng ta có quyền gì trong hai vấn đề trọng đại của đời người là sống và chết không?
  • Học cách chết

    02/03/2010Phan Thị Vàng Anh (2002)... những ai đang gặp khó khăn (tinh thần hay thể chất) biết cách biến những lúc khó khăn đó (dù là dịp khó khăn cuối cùng trong đời) thành những dịp để biết thêm cuộc đời, để sửa hết những gì mình làm không đúng trước đó...
  • xem toàn bộ