"Tôi muốn tiếp tục sống, ngay cả khi đã chết"

01:59 CH @ Thứ Sáu - 27 Tháng Chín, 2013

Sống ở thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra những mặt xấu xa nhất của mình, và người ra không biết có nên tin vào Thượng đế, vào sự thật và lẽ phải nữa hay không", nhưng Anne Frank lại cảm thấy "Bất kể mọi sự, mình vẫn tin là bản chất con người vẫn tốt đẹp".

Chiến tranh - nhắc lên hai từ đó thôi cũng đủ gieo vào lòng con người bao nỗi sợ hãi, hoang mang, đủ gợi lên trong lòng những người còn sống và đang sống biết bao đau thương, mất mát.

Năm 2005, Nhật ký Đặng Thùy Trâm sau hơn 30 năm lưu lạc trên đất Mỹ được đưa trở về với gia đình đã khiến dư luận bàng hoàng. Sự tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam được hiện lên sống động qua những trang viết của nữ bác sỹ 27 tuổi, và sự bất khuất của tinh thần con người một lần nữa được vinh danh.

Trước Nhật Ký Đặng Thùy Trâm, nhân dân thế giới cũng đã biết đến một tác phẩm tương tự - một cuốn sách thật sự đặc biệt. Đó cũng là một cuốn nhật ký, nhưng không phải của một người nào tham gia vào cuộc chiến, mà của một nạn nhân chiến tranh - một nạn nhân đặc biệt - một cô bé 13 tuổi: Anne Frank.

Là người sống sót duy nhất trong gia đình sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, ông Otto Frank trở về Amsterdam. Miep Gies và Elli (Bep) Voskuijl - những người đã che chở và giúp đỡ gia đình ông trong thời kỳ sống bí mật đã đưa cho Otto một cuốn sổ tay và một số giấy tờ có chữ viết của cô con gái Anne Frank. Đó là tất cả những gì còn lại sau khi gia đình người Do Thái tội nghiệp bị bắt đi vào một ngày đầu tháng 8 năm 1944.

Otto Frank sao cuốn nhật ký thành nhiều bản và tặng cho mọi người trong gia đình để làm kỷ niệm về vợ và các con gái của ông. Nhiều người giục ông xuất bản thành sách. Cuốn nhật ký được người cha lược bớt một phần rất nhỏ và được xuất bản lần đầu năm 1947. Kể từ đó, cuốn sách đã được dịch sang hơn ba mươi thứ tiếng và được dựng thành phim, thành kịch, truyền hình và cả truyện tranh.

Ở Việt Nam, "Nhật ký Anne Frank" được xuất bản lần đầu trước năm 1975 với bản dịch của Bửu Ý và được tái bản lại sau năm 1975. Năm 2006, cuốn sách được tái bản hoàn thiện hơn với bản dịch của bà Đặng Kim Trâm - em gái liệt sỹ - bác sỹ Đặng Thùy Trâm. Và gần đây, một lần nữa, "Nhật ký Anne Frank" lại được Đông A và NXB Văn học tái bản một lần nữa.


Cho dù ở thời điểm nào, tác phẩm này vẫn giữ nguyên giá trị trong lòng nhân dân toàn thế giới bởi tính chân thực tuyệt đối của nó. Những dòng chữ còn phảng phất nét thơ ngây của một cô bé 13 tuổi nhắc người ta về sự rùng rợn của chiến tranh, nhắc những người đang sống hãy thêm quý trọng nền hòa bình được xây dựng trên xương máu của những người đã khuất, và đồng thời cũng là lời tuyên bố hùng hồn về tinh thần của loài người.

Sự tàn phá của chiến tranh

Năm 1942, Đức quốc xã chiếm đóng Hà Lan, những đạo luật bài trừ người Do Thái của độc tài Hitler đã buộc Anne Frank và gia đình phải lui vào sống bí mật trong một tòa nhà cũ - cũng là chính văn phòng làm việc của ông Otto Frank tại Amsterdam.

Với tham vọng xây dựng một "dân tộc thuần chủng", Hitler đã ban bố những đạo luật bóp nghẹt quyền sống của người Do Thái. Anne Frank, xuất thân từ một gia đình có dòng dõi, với nhiều đóng góp cho cộng đồng đã từng có một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc, được bạn bè yêu quý. Nhưng rồi sự phát triển của các phong trào kháng chiến kéo theo những biện pháp chống người Do Thái ngày một tàn ác, gia đình Frank nói riêng và cộng đồng người Do Thái nói chung đã bị đẩy đến chỗ không còn đường sống. Họ bị buộc phải học trường riêng, phải đeo sao vàng để phân biệt, bị cấm nhiều hoạt động cộng đồng, cũng như chịu các lệnh giới nghiêm hà khắc... Tiếp đến là những cuộc vây ráp và trục xuất đến các trại hành quyết.

Trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc xã sau khi được giải phóng năm 1945. Hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình tại đây. Trong ảnh là những người dân Đức bị buộc phải đi xuyên qua Buchenwald để tận mắt chứng kiến những gì mà quốc gia của họ đã gây ra cho thế giới.

Cuộc sống của gia đình Frank cùng một vài bạn bè của mình là gia đình Van Daan và ông Dussel trong "Chái nhà bí mật" gặp phải rất nhiều khó khăn. Mọi hoạt động của họ hầu như chỉ được diễn ra vào ban đêm, khi văn phòng không có ai, nhưng nhìn chung, mọi tiếng động đều phải hạn chế.

Bên cạnh những thiếu thốn về vật chất như thức ăn, đồ uống hay quần áo để mặc, những người sống bí mật còn phải ngày đêm đối trọi với nỗi sợ hãi bị phát hiện, với những lo lắng về cuộc chiến tranh cứ ngày một kéo dài, với sự kinh khiếp vì những trận ném bom oanh tạc, và trên tất cả, là nỗi khổ sở dày vò khi hàng ngày phải nghe tin người thân, bạn bè, những người đồng bào của mình đang bị tẩy chay, bị giết hại hết sức dã man trên khắp lãnh thổ Châu Âu.

Chiến tranh không chỉ bào mòn thể xác mà còn khiến tinh thần con người suy sụp đến cùng kiệt. Cuộc sống ở "Chái nhà bí mật" vì thế lúc nào cũng ngập tràn một không khí căng thẳng: "Người ta chẳng thấy gì ở đây, ngoài những gương mặt bất mãn, gắt gỏng, chẳng có gì hơn ngoài những tiếng thở dài và những lời than vãn bị nén lại". Những người đàn ông dễ nổi nóng còn những người đàn bà thì khóc lóc, họ thậm chí nghĩ tới việc tìm đến cái chết, bởi cái chết có lẽ còn dễ chịu hơn.

Ngay cả Anne Frank, cô bé mà người ta ngỡ có thừa sinh lực và lạc quan cũng từng khóc ướt gối mỗi đêm, từng thấy mặc cảm tội lỗi khi mình vẫn được sống - dù trong khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn là "được sống" trong khi bạn bè mình đang bị đẩy đến những lò sát sinh của quân Đức.

Và tinh thần bất tử của loài người

"Những miêu tả của Anne Frank khiến tôi bàng hoàng nhận thức được sự tàn ác nhất của chiến tranh - đó là sự suy thoái tinh thần con người. Đồng thời, nhật ký của Anne Frank lại làm rõ đến thấm thía cái cao quý tột cùng của tinh thần đó" - đó là lời nhận xét của Cựu Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ - bà Eleanor Roosevelt - người đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh cho quyền con người.

Hơn hai năm sống trong "Chái nhà bí mật", cô bé Anne Frank đã trưởng thành hơn rất nhiều. Phần lớn thời gian trong cuốn nhật ký, cô bé dành để viết về những trải nghiệm cuộc sống của mình, về những rắc rối và băn khoăn của tuổi mới lớn, về cả những niềm vui nho nhỏ như khi được làm công việc yêu thích, được ngắm nhìn bầu trời, được ngồi vai tựa vai bên cạnh một chàng trai, được tận hưởng sự ngọt ngào của nụ hôn đầu....

Chân dung của Anne Frank, 14 tuổi, một trong 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc xã hành hình trong sự kiện Holocaust. Cả gia đình, bao gồm cô và chị gái đã bị giết chỉ 1 tháng trước khi trại tập trung nơi cô bị giam được giải phóng. Cuốn nhật ký cùng bức chân dung cô, với đôi mắt to đang nhìn xa xăm về một tương lai mà ai cũng biết là không bao giờ đến được với cô, đã làm xúc động cả thế giới.

Anne không ngần ngại bày tỏ những chính kiến về chính trị, những đam mê học hỏi và viết lách... Sau tất cả, người ta nhận ra một Anne 13 tuổi độc lập, có cá tính, mạnh mẽ nhưng cũng sở hữu một tâm hồn nhẹ nhàng, tinh tế, biết rung động trước cái đẹp.

Cô bé nhìn cuộc sống khốn khó của mình bằng con mắt hài hước để làm vơi bớt những muộn phiền: "Mình coi việc lẩn trốn của bọn mình là một cuộc phiêu lưu nguy hiểm, nhưng đồng thời cũng lãng mạn và thú vị... Mỗi ngày, mình lại cảm thấy nội tâm phát triển hơn, cảm thấy sự giải phóng đến gần hơn và cảm thấy thiên nhiên đẹp làm sao, mọi người tốt với mình làm sao, và cuộc phiêu lưu này thú vị làm sao! Vậy thì tại sao mình lại phải tuyệt vọng?".

Sống ở cái thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra những mặt xấu xa nhất của mình, và người ra không biết có nên tin vào Thượng đế, vào sự thật và lẽ phải nữa hay không", thì Anne Frank lại cảm thấy "Bất kể mọi sự, mình vẫn tin là bản chất con người vẫn tốt đẹp".

Thậm chí, cô bé 13 tuổi ấy còn tự thấy kinh ngạc khi mà mình vẫn chưa buông rơi các lý tưởng, "bởi vì dường như các lý tưởng đó quá ngớ ngẩn không thể nào thực hiện được". Cô ấy bày tỏ: "Mình đang nhìn thấy thế giới dần chuyển thành một sự hoang dại, mình còn nghe thấy những tiếng sấm đang đến gần, nó sẽ hủy diệt cả bọn mình, mình cảm thấy rõ nỗi đau khổ của hàng triệu người, vậy mà nếu ngước nhìn lên bầu trời, mình nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn thỏa, rằng cái tàn nhẫn sẽ chấm dứt, rằng hòa bình và yên tĩnh sẽ trở lại".

Bởi vì trên đời còn tồn tại những niềm tin bất diệt như thế, nên cuộc chiến tranh rồi cũng qua đi, dù nó còn để lại rất nhiều khổ đau, mất mát. Anne Frank đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 16, nhưng tinh thần và ý chí của cô thì vẫn còn sống mãi trên từng trang sách, và cả trong trái tim của nhân dân toàn thế giới.

Ước nguyện của cô: "Tôi muốn tiếp tục sống, ngay cả khi đã chết đi" đã thành sự thật. Ngày nay, "Chái nhà bí mật" đã trở thành nơi viếng thăm của du khách quốc tế - những người ngưỡng mộ trái tim cô gái Do Thái quả cảm.Quỹ Anne Frank đã thành lập Trung tâm Thanh niên Quốc tế - nơi gặp gỡ của lớp trẻ, ở đó thanh niên được nghe các bài giảng, được thảo luận và hội thảo về những vấn đề quốc tế. Trường trung học Montessori ở Amsterdam, nơi Anne từng học nay cũng đã mang tên cô...

Và "Nhật ký Anne Frank" sẽ trở thành tài sản vô giá của nhân loại. Ngày nay, ở đâu đó trên thế giới, chiến tranh vẫn chưa chấm dứt. Nhưng các dân tộc nô lệ và áp bức, đừng lo, bởi "Kẻ yếu sẽ thua nhưng người mạnh mẽ sẽ không bao giờ đầu hàng"; Hãy ngước nhìn bầu trời và vững tin rồi một ngày nào đó mọi chuyện sẽ lại ổn cả...

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đức tin và lối đến Thiên đường

    23/12/2016Nguyễn Quang ThiềuĐiều quan trọng nhất để con người tìm thấy vẻ đẹp kỳ diệu của đời sống là đức tin. Và đức tin không chỉ dành cho con người mà là sự tồn tại của chính các vị Thánh.
  • Những ai đang tin vào bất tử

    26/10/2019Hồng Minh tổng hợpTrẻ mãi không già dường từ bao đời nay đã trở nên quen thuộc trong mỗi câu chuyện cổ tích được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác, phản ánh một ước mơ dai dẳng mà loài người mải miết theo đuổi...
  • Sự sống sau cái chết- Bí ẩn lớn nhất của sự sống

    08/08/2015Khánh PhươngSự sống sau cái chết là cuốn sách quan trọng trong sự nghiệp của bác sĩ chuyên khoa thần kinh đồng thời là nhà tâm linh học Deepak Chopra, chọn chủ đề cái chết, nghiên cứu nó trên góc độ những năng lượng siêu tự nhiên để soi sáng lại mối quan hệ giữa con người và vũ trụ bao la, đồng thời tạo lập một chủ thuyết nhân sinh táo bạo và chấn động...
  • Bi kịch nhị nguyên và số phận con người

    18/05/2015Phan Bích HợpKhái niệm Nhị nguyên luận được dùng trong nhiều lĩnh vực của tri thức. Bất cứ một lý thuyết nào xác định sự phân ly không thể thu hẹp được giữa hai loại sự vật thì đều có thể gọi là thuyết nhị nguyên...
  • Những quan niệm khác nhau về sự bất tử của con người

    21/05/2014PGS.TS. Nguyễn Tấn HùngMong ước về sự bất tử (immortality) của cá nhân là một hiện tượng tâm lý chung của nhân loại. Bất kỳ người nào, dù là duy tâm hay duy vật, hữu thần hay vô thần ít nhiều đều trăn trở, đều suy tư về vấn đề này. Đi tìm câu trả lời cho nó không chỉ có tôn giáo, triết học mà có cả những nhà khoa học có đầu óc vĩ đại nhất.
  • Tại sao con người luôn tin rằng linh hồn tồn tại?

    28/11/2010Sầm Hoa (Theo Mạng kinh tế Trung Quốc)Ai cũng muốn hiểu khi mà sinh mệnh kết thúc thì họ sẽ đi tới đâu, đâu là điểm dừng cho linh hồn của mình nhưng không ai trả lời được câu hỏi đó, còn tôi thì cho rằng tốt hơn hết là nên mang theo cái bí ẩn này cho tới khi chúng ta không còn tồn tại nữa.
  • Siêu hình sự chết

    23/11/2009Arthur SchopenhauerChết chính là vị thần gợi hứng và vị thần hướng dẫn của triết học, và chính vì thế mà Socrate từng định nghĩa triết học là sự lo chết. Thiếu cái chết, thật khó mà triết lý. Vậy thiết tưởng ta nên viết nên một ý nghĩ đặc biệt về nó vào đầu cuốn sách cuối cùng, đứng đắn nhất và quan trong nhất của chúng ta.
  • Cái chết đầy tự trọng

    04/06/2009Nguyễn Hoàng HàTrung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật vẫn tự cho mình là xứ sở của đạo lý thánh hiền. Người ta thường nhắc lời của Khổng Tử nói rằng: "Làm người phải biết tự trọng và biết xấu hổ khi làm việc không tốt, còn làm lãnh đạo đất nước thì càng phải biết tôn trọng nhân phẩm danh dự và càng phải biết xấu hổ."
  • Chấp nhận cái chết của bạn

    13/02/2009David ViscottCuộc sống này có ý nghĩa gì nếu bạn không chấp nhận cái chết của chính mình?
    Đừng để sự ám ảnh về cái chết cản trở cuộc sống của bạn.
    Bạn không bất tử và bạn là điều quý báu trên cuộc đời này, vì vậy bạn mới gặp phải vấn đề này...
  • Những hậu quả của bất tử

    13/12/2008Hồng Minh tổng hợpNếu tuổi thọ của bạn kéo dài 20 hay 30 năm, hẳn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được sum vầy cùng cháu chắt của mình và nhìn chúng trưởng thành. Nếu tuổi thọ của bạn kéo dài thêm 100 hay 200 năm, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên trước những thay đổi của khoa học, của các thể chế chính trị, lối sống của người dân… Nhưng nếu sống thêm 300, 400, 500, 1000 năm hoặc hơn thế nữa, bạn có biết mình sẽ làm gì và ra sao không?
  • Konstantin Vasiliev: Sự bất tử của tinh thần huyền thoại

    28/11/2008Thăng Xuyên“Lớn lao thay sức mạnh của nghệ thuật. Thật vậy! Xem tranh rồi thì chết cũng không tiếc! Không lời nào tả xiết, có lẽ đây là ấn tượng mạnh mẽ nhất mà nghệ thuật mang lại trong suốt cuộc đời tôi” – Người xem nói về tranh của Konstantin Vasiliev
  • Tình yêu làm con người mang bản nguyên thần thánh

    21/12/2007Bùi Quang MinhSolovyev chỉ ra 5 loại quan hệ nam nữ với loại quan hệ nam nữ có tình yêu gắn với lý tưởng hóa đối tượng yêu, làm chúng ta khi yêu mang bản nguyên thần thánh. Tình yêu nam – nữ tuyệt đích sẽ bất tử hóa tất cả bởi tình yêu chuyên trở sự sống vĩnh cửu cho cái mình yêu, tái sinh vĩnh viễn trong cái đẹp...
  • Cái chết là sự sáng tạo của sự sống?

    28/07/2007Hồng Hiệp (theo Economic Times)Có thể tìm thấy động lực sáng tạo trong mối quan hệ giữa sự sống và cái chết. Trong đó, giá trị tinh thần cao cả nhất của cuộc sống có thể bắt nguồn từ những ý nghĩ và nghiên cứu về cái chết...
  • Có thể chữa khỏi “bệnh già”

    06/04/2007Bình Nguyên (Theo Sự thật, Nga)Năm 2006, ĐHTH Quốc gia Moscow mang tên nhà khoa học Lomonosov tổ chức Festival khoa học. Báo cáo của viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Vladimir Sculachev, giám đốc Viện Nghiên cứu Hóa - Lý sinh học về quá trình già hóa đã gây chấn động giới khoa học.
  • Vì sao con người không bất tử?

    12/02/2006BS. Vũ Hướng VănCó nhiều người cho rằng đời người là một khối lượng vật chất tồn tại như một ngọn nến được đốt lên khi chào đời và sẽ tắt khi nến cháy hết. Hoặc như chiếc đồng hồ chạy pin, khi pin hết thì đồng hồ ngưng lại...
  • Vấn đề sự bất tử

    26/12/2005Niềm tin vào sự bất tử tùy thuộc vào một quan niệm nào đó về linh hồn con người. Nếu linh hồn, hoặc thành phần thiết yếu của nó, được coi là phi vật chất và có khả năng hiện hữu bên ngoài thân xác, thì nó cũng được coi là bất khả hủy diệt. Tuy nhiên, những người tin vào sự bất tử của linh hồn vẫn bất đồng với nhau về vấn đề linh hồn hệ tại ở cái gì. Có ba lý thuyết chính. ...
  • Qua "Mãi mãi tuổi hai mươi" và "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" – nghĩ về văn hóa đọc

    07/09/2005Nguyễn HoàTheo tác giả Nguyễn Hòa, nếu coi Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm là hiện tượng cho thấy văn hóa đọc hình như chưa xuống cấp, thì phải chăng muốn lý giải vì sao người đọc thờ ơ với văn chương, trước hết phải đi tìm nguyên nhân từ người viết...
  • Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm

    03/08/2005Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, tiếp theo cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - Mỗi ngày một cuốn sách xin trân trọng được giới thiệu đến bạn đọc, những người yêu thích sách tập "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" của tác giả Liệt sĩ Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, vừa được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành.
  • Cuộc phỏng vấn thú vị về tuổi tác và trí tuệ

    21/07/2005Trần Hồng (theo Newsweek)Tiến sĩ Robert Betles, người Mỹ, từng là Giám đốc Viện quốc gia về những vấn đề lão hóa đã trả lời phỏng vấn của tờ Newsweek tại cuộc hội thảo quy mô quốc tế mới đây về vấn đề: "Lão hóa và người cao tuổi trong thế kỷ XXI". Chúng tôi xin trích dịch một phần nội dung trả lời của tiến sĩ để bạn đọc tham khảo...
  • xem toàn bộ