Tội "giết người" không có người chết?
Nếucoi thực tế là thước đo của chân lý, thì sự kiện Tiên Lãng chấn động cả nước,đã được Thủ tướng kết luận, cần được dùng làm thước đo để kiểm tra lại rấtnhiều chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan...
Không hội nhập cộng đồng thế giới
Không hội nhập cộng đồng thế giới
Từ mối quan hệ chiều ngang giữa cấp ủy Đảng, Hội đồng Nhân dân, UBND, tư pháp, hội đoàn, tới quan hệchiều dọc xã, huyện, thành phố, trung ương…, bởi quyết định cưỡng chế trái phápluật được thông qua cấp ủy, chỉ thị cho cấp
dưới thực hiện, báo cáo với cấp trênxin ý kiến, trước khi thực hiện. Từ chỉ thị của người đứng đầu, tới văn bản lậpquy, văn bản lập pháp, hiến pháp, do quyết định cưỡng chế trái luật đã viện dẫnrất nhiều văn bản luật, chỉ thị.
Từ mối quan hệ giữa hành chính, hình sự, tới quốcphòng, bởi tham gia cưỡng chế trái pháp luật bao gồm đầy đủ các cơ quan trên.Thủ tướng không thể đi giải quyết hết 64 tỉnh thành và 27 bộ, ngang bộ, hàngmấy trăm huyện, hàng mấy chục nghìn xã, nếu sự kiện Tiên Lãng, Vinh Quang ở đâucũng lặp lại, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, mức độ này hoặc mức độkhác. Chưa nói Thủ tướng đứng đầu bộ máy hành pháp chứ không phải quan toà phánquyết các vụ việc cụ thể.
Mọi cấp hành chính, ban ngành, phải tự nó tự độnggiải quyết được vấn đề của nó. Muốn vậy vấn đề Tiên Lãng, giải quyết không thểchỉ nhằm vào cá nhân hay vụ việc, mà cao hơn phải từ đó hướng tới cải cách toàndiện thể chế – cái người ta thường được gọi là cơ chế, vốn không thể dễ dàngquy trách nhiệm cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể.
Hãy bắt đầu từ những vấn đề nhỏ lẻ cấu thành cơ chếđó, trước hết có thể đơn cử vấn đề tư pháp, định tội danh, thể hiện qua sự kiệnTiên Lãng.
Xin được dẫn về cáo buộc bị can Đoàn Văn Vươn tộidanh “giết người”, được nhắc đến cả trước và sau kết luận của Thủ tướng, trongmọi văn bản liên quan, trên thông tin, báo chí, trong phát ngôn từ lãnh đạo caocấp nhất, đến nhà chức trách tư pháp, thậm chí cả luật sư bào chữa. Rốt cuộccông luận cứ thế cáo buộc theo, trong khi không có… người chết!
Không luật pháp quốc gia tiên tiến nào cáo buộc phithực tế, khép tội giết người lại không có người chết như vậy cả. Trong trườnghợp này, pháp luật ở ta đã không hội nhập cộng đồng thế giới. Ở họ dấu hiệu đầutiên cấu thành tội danh giết người phải có bằng chứng là nạn nhân đã chết.
Điều trớ trêu là tội danh giết người trong Bộ LuậtHình sự Việt Nam1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định trong Chương XII đều không khác mấycác nước hiện đại. Như ở Đức tội danh này được quy định tại điều 215 Giếtngười, điều 216 Bức tử, điều 212 Làm chết người không chủ đích, điều 222 Ngộsát, và điều 32 Làm chết người do tự vệ khẩn cấp.
Nhưng oái ăm, cả hai nước đều không định nghĩa ngườichết, bởi ở Đức chết được coi là khái niệm hiển nhiên chấm dứt sự sống, khôngcần định nghĩa, và ngộ nhỡ bị hiểu sai đã có Toà Bảo Hiến phán quyết.
Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều tài liệu kể cả từđiển mở tiếng Việt, lại định nghĩa: “Hành vi giết người là hành vi có khả nănggây ra cái chết cho con người”, “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra,mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khéptội, hoàn toàn mâu thuẫn với nguyên lý, chỉ được phép khép tội khi hành vi tộiphạm đã hoàn thành.
Hệ quả, bất cứ bị cáo nào dùng súng, dùng dao, vàsuy cho cùng bất cứ thứ gì có khả năng giết người, từ chuốc uống rượu quángưỡng, ăn bội thực trở đi, đều thuộc hành vi giết người, có thể bị khép tội đótùy thuộc nhận thức chủ quan.
Lý giải tại sao hầu như chẳng ai phản đối, khi bịcan Đoàn Văn Vươn bị cáo buộc oan, phạm tội danh giết người, chỉ bởi nhữngngười thực thi pháp luật đã suy diễn từ khái niệm “khả năng“ mà ra, do bị candùng súng hoa cải, mìn tự tạo.
Chưa nói, đó không phải vũ khí giết người công dụng,nên không thể kết luận mang động cơ giết người. Trên thực tế nó chỉ nhằm ngănchặn cưỡng chế (chưa nói nếu cưỡng chế sai luật, dù gây chết người thật, thìhành động chống cự đó chỉ được coi phạm tội ở dạng tự vệ khẩn cấp, như Đức quyđịnh tại điều 32 Bộ Luật Hình sự của họ).
Không thể giết nhầm hơn bỏ sót
Chính tội danh giết người bắt buộc phải có dấu hiệungười chết đã làm cho nhiều vụ án ở Đức phải đình hoãn hoặc án quyết bị toà bảohiến bác bỏ, cho dù công tố đoán mười mươi thủ phạm.
Một vụ án như vậy với tên gọi: “Giết người không cóxác” được coi là điển hình trong lịch sử hình sự nước Đức cách đây 10 năm vớibị cáo Hans Hansen, 57 tuổi, chủ Công ty xây dựng ở Düsseldorf Đức, bị cáo buộcgiết chết triệu phú chủ bất động sản Otto-Erich Simon, 70 tuổi, buộc phải đìnhchỉ không thể xét xử tiếp, do bị cáo rốt cuộc mắc tâm thần, sau 135 phiên xétxử, thẩm vấn hơn 200 nhân chứng, tốn kém tới 2 triệu DM, nhưng không có bằngchứng xác chết hay hành vi trực tiếp làm nạn nhân chết để phán quyết.
Theo cáo trạng, năm 1991, nạn nhân sống một mìnhbỗng mất tích. Sau đó, một hợp đồng nạn nhân bán hai ngôi nhà ở vị trí vànggiữa trung tâm thành phố trị giá 60 triệu DM cho bị cáo với giá hời 30 triệu DMchuyển tiền vào tài khoản của nạn nhân, được trình nhà chức trách để sang tên,bị phát hiện giả mạo.
Lập tức công tố cho rằng, ngoài bị cáo mạo giấy tờđể chiếm đoạt tài sản ra không ai có động cơ gì khác để giết nạn nhân. Trong dichúc cho người cháu, nạn nhân còn ghi rõ hai ngôi nhà thừa kế không được bán,nên chỉ giết mới có thể chiếm đoạt được. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn tìmthấy hoá đơn bị cáo mua xẻng, cuốc dây dợ, cưa bê tông, túi chứa, được cho dùngđể giết người, để bổ sung cho cáo buộc của mình.
Nhưng động cơ không thể thay thế bằng chứng ngườichết, hay hành vi trực tiếp gây ra cái chết, một dấu hiệu bắt buộc phải cótrong tội danh giết người.
Hậu qủa trớ trêu là toà không thể phán quyết tộigiết người, nên nạn nhân cũng coi như chưa chết, vì vậy người cháu không thểthừa kế tài sản ngay. Theo luật định phải chờ năm năm nữa toà mới có thể xétquyền thừa kế đối với trường hợp mất tích.
Một bản án sơ thẩm về “tội giết người không có xác”gần đây nhất bị Toà án Hiến pháp Đức bác bỏ cách đây hai tháng trước. Theo bảnán sơ thẩm, năm 2007, Lotis K 33 tuổi, một phụ nữ Philippine lấy chồng Đức, bịmất tích, không tìm thấy bất kỳ tung tích nào cả ở Đức lẫn Philippines.
Cơ quan điều tra phát hiện Lotis K trước đó quyếtđịnh bỏ chồng mang theo con. Máy nghe lén đặt bí mật tại xe của người chồng ghiđược cuộc nói chuyện của người chồng với vợ chồng người em ngồi cùng xe, trongđó có câu: “Vậy là tuyệt vời, chúng ta đã giết được nó”.
Toà cho rằng, điều đó chứng tỏ người vợ đã chết, chứkhông phải mất tích, thủ phạm là người chồng, giết vợ để đoạt quyền nuôi con.Toà án Hiến pháp Đức xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm yêu cầu xử lại, với lập luận,bằng chứng tự nói chuyện trong ô tô thuộc bí mật cá nhân được hiến pháp bảo vệtrước nhà nước.
Nghĩa là nhà nước không được dùng nó làm bằng chứngcho bất cứ mục đích nào của nhà nước. Toà sơ thẩm rơi vào tiến thoái lưỡng nan,đến nay vẫn chưa thể mở lại phiên toà, bởi khó có thể xử tiếp, một khi không cóbằng chứng xác nạn nhân, hay hành vi của nghi can dẫn tới cái chết nạn nhân đâuđó.
Cả Đức và Việt Nam đều có Luật Hình sự về tội giếtngười tương đồng nhau, trong khi hai vụ án hình sự Đức viện dẫn cho thấy đếnnạn nhân mất tích, họ vẫn không thể kết luận bị cáo tội giết người, thì ở ta bịcan Đoàn Văn Vươn bị "vô tư“ cáo buộc tội… giết người trong khi không có bất cứdấu hiệu người chết nào.
Phán quyết của toà quyết định vận mệnh một conngười, một khi có hiệu lực khó có thể làm lại, nên không thể bàng quan trướccác văn bản luật có thể dẫn tới những phán quyết oan sai.
Chưa nói, án quyết toà không phải của cá nhân quantoà, khi tuyên án bao giờ cũng bắt đầu bằng câu: “Nhân danh nước Cộng hoà Xãhội chủ nghĩa Việt Nam” (ở ta), hoặc “nhân danh nhân dân” (ở các nước hiệnđại), không thể để nó làm “mất thể diện” quốc gia, hay thách thức lương tri conngười, bất chấp nhân dân.
Không một quốc gia nào ổn định nổi với một nền tảng,hệ thống pháp lý bất ổn cả, đặt ra cho nước ta hiện nay một nhu cầu bức bách,ưu tiên hàng đầu: Khẩn trương cải cách pháp lý, không phải từ những gì cao siêungoài khả năng cả, trước hết và cần nhất, xem xét lại từng văn bản luật, mộtkhi áp dụng nó có vấn đề, khiến người dân bất yên, chính quỵền mất uy tín, vốnthuộc trách nhiệm cao cả của cơ quan lập pháp, của Đại biểu Quốc hội đã được cửtri đặt niềm tin nơi lá phiếu. Họ đang mong mỏi cần kíp hơn bao giờ hết!
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý