Sống và Chết

07:15 CH @ Thứ Ba - 28 Tháng Mười Hai, 2010
Chúng ta sống nhưng chẳng mấy ai hài lòng về chính mình, về cuộc đời này và thỉnh thoảng phải đối mặt với cái chết – của người thân, bạn bè, hàng xóm, người dưng và của chính mình -. Liệu chúng ta có quyền gì trong hai vấn đề trọng đại của đời người là sống và chết không?

Khi cất tiếng khóc chào đời ta đã không có chút quyền lựa chọn nào rồi. Ta được sinh ra ở đâu, con ai, vào lúc nào, sắc tộc gì… dường như tạo hóa đã sắp đặt hết hay ngẫu nhiên nó thế 1), ta chẳng có quyền chi. Rồi người vui mừng là ông bà cha mẹ, họ tổ chức đầy tháng, thôi nôi và đặt tên cho ta nữa, trong khi đó ta chẳng hay biết gì. Ta chẳng thể có cách chi ý kiến với cuộc sống được vì lúc có ý kiến thì ta đã có mặt ở cõi đời này rồi.

Còn cái chết thì sao, ta cũng chẳng có quyền gì nốt. Dù muốn dù không, dù có chống trả thế nào thì cuối cùng ai cũng phải chết. Khi chết đi rồi chắc hẳn là không còn cảm giác chi nữa, thế nên tri thức, của cải, danh tiếng và những người ta từng quen biết cũng thành hư vô. Liệu chết đi có tái sinh, kiếp sau, luân hồi nghiệp báo không 2)? cái ấy ai mà biết được thế nên đừng bận tâm làm gì, nói như ông Khổng Tử “chuyện sống chưa biết hết thì sao biết chuyện chết”. Tóm lại thì ai cũng phải chết và chết đi rồi thì chẳng mang theo được cái chi.



Còn cuộc sống hiện tại, có lẽ ta có chút ít quyền can thiệp nhưng tôi lại cay cú câu nói của nhà Phật “đời là bể khổ3)”, mặc dù chẳng ưa gì câu đó nhưng ông ấy nói quá chí phải: tính chất của lửa là nóng, của cuộc đời là khổ, không khổ sao gọi là cuộc đời. Chắc sẽ có nhiều bạn (mà tôi cũng vậy) phản đối rằng quan điểm như vậy quá bi quan, tiêu cực, sống làm gì; hãy quên nó đi và hướng đến những niềm vui, cái đẹp, niềm hạnh phúc trong cõi đời này; quan niệm như thế cũng chẳng sai nhưng hãy cẩn thận vì rất có thể ta đang sống trong vỏ bọc giả tạo của hạnh phúc (tôi lại ví von nghĩ đến nhân vật Bêlicốp trong “Người trong bao” của Sêkhốp). Có thể hôm nay ta đang trẻ khỏe, hăm hở trong cuộc sống, có tình yêu ngọt ngào, danh tiếng, thu nhập cao, bạn bè khắp chốn… đang rất yêu đời, hài lòng với cuộc sống này và thấy rằng “đời là bể sướng”, nhưng những thứ ây chẳng bền vững (vì thế ai có rồi thì cố nắm thật chặt), rất dễ mất đi và ta lại phải đối mặt với cái khổ của cuộc đời: ái biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, ngũ ấm xí; còn cái khổ sinh, lão, bệnh, tử thì có mà chạy đằng trời. Vì thế nhân lúc sống mà chưa bị khổ nhiều thì cần phải giải quyết trước cái khổ để khi đối mặt với nó ta còn biết đường mà lần, mà giảm bớt cải khổ, làm cho đời nó sướng lên, nếu làm tốt đạt tới cảnh giới cao thì trạng thái ấy cũng có thể được coi là niết bàn (Phật giáo), thiên đường (Kitô, Cơ đốc giáo hay đạo thờ thiên Chúa), còn Cao Đài (đại đạo tam kỳ phổ độ) thì nói dễ hiểu hơn: xây dựng một thiên đàn tại thế.

Ngồi rảnh rỗi đặt vấn đề suy ngẫm chơi cho vui thế thôi, chứ nói thì dễ òm, ai mà chẳng nói được. Vấn đề quan trọng là làm cách chi cho đời nói bớt khổ, nó sướng lên mới khó 4).

---------------

1) Có nhiều cách lý giải trong các tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn trong Phật giáo có nghiệp, tái sinh, lý nhân duyên.
2) Có một số người có công năng đặc biệt, họ dùng siêu ngũ giác quan có thể thâm nhập vào thế giới ẩn tánh, thế giới siêu hình và “thấy” được những điều người thường chẳng thể thấy như kiếp trước, linh hồn, người ngoài địa cầu… Những thứ đó ta không hề biết, chưa chứng ngộ được vì thế chẳng thể tin ngay.
3)Thật ra thì nhà Phật không nói như thế, viết vậy là theo cách hiểu của đa số. Phật giáo không bi quan cũng không lạc quan, Phật giáo thực tiễn và nhìn sự vật một cách khách quan.
4) Các tôn giáo đều chỉ ra con đường để giải thoát khổ đau. Như trong công giáo thì phải có niềm tin và làm theo lời dạy của đấng Kito; còn Phật giáo thì đã chỉ ra con đường bát chánh đạo, con đường trung đạo… Tuy nhiên vấn đề giải quyết sự đau khổ không hề đơn giản như vậy mà đòi hỏi phải có sự tu tập công phu và đi đúng hướng.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa cuộc sống là Chân - Thiện - Mỹ

    12/12/2019Lâm Kim ThànhÝ nghĩa cuộc sống - Nó rất đơn giản vì các bậc tiến bối đã chỉ cho chúng ta các nẻo đường đi tìm hạnh phúc rồi còn gì...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Sự sống sau cái chết- Bí ẩn lớn nhất của sự sống

    08/08/2015Khánh PhươngSự sống sau cái chết là cuốn sách quan trọng trong sự nghiệp của bác sĩ chuyên khoa thần kinh đồng thời là nhà tâm linh học Deepak Chopra, chọn chủ đề cái chết, nghiên cứu nó trên góc độ những năng lượng siêu tự nhiên để soi sáng lại mối quan hệ giữa con người và vũ trụ bao la, đồng thời tạo lập một chủ thuyết nhân sinh táo bạo và chấn động...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    12/09/2014Phương ThiMẹ Teresa, người đã dành cả đời mình cho công việc từ thiện, được cả thế giới tồn vinh và ngưỡng mộ đã nói về cuộc sống...
  • Tìm ý nghĩa cuộc sống

    11/03/2014Bạn Lê Trình T. gửi cho NST một lời kêu gọi hãy giúp bạn ấy thoát ra khỏi những ngày đang sống nhạt nhòa, mất phương hướng. Chúng tôi đăng bức thư ngắn này với hi vọng T. sẽ tìm được nhiều hơn sự chia sẻ từ những trải nghiệm đời người của độc giả...
  • "Tôi muốn tiếp tục sống, ngay cả khi đã chết"

    27/09/2013Hoàng Hải AnhSống ở thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra những mặt xấu xa nhất của mình, và người ra không biết có nên tin vào Thượng đế, vào sự thật và lẽ phải nữa hay không", nhưng Anne Frank lại cảm thấy "Bất kể mọi sự, mình vẫn tin là bản chất con người vẫn tốt đẹp"...
  • Ý nghĩa cuộc sống: Mi ở đâu?

    24/09/2013Mỹ Quyên“Cuộc sống bây giờ mỗi ngày trôi qua với cảm giác chán ngán. Chán không phải vì cái gì cụ thể mà vì nó vô vị, vô nghĩa rất nhiều. Chúng em sống no đủ về kinh tế thật nhưng tinh thần lại vô cùng trống trải”.
  • Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống

    28/12/2011Hoài Khanh dịch và giới thiệu (1972)Các hệ thống dù là giáo dục hay chính trị, đã không được đổi thay một cách huyền diệu, chúng chỉ chuyển hóa khi nào có một sự thay đổi nền tảng trong chính chúng ta. Cá nhân là quan trọng trên hết, chứ không phải hệ thống và bao lâu cá nhân không hiểu biết toàn thể quá trình của mình, thì không có một hệ thống nào, dù là ở phe tả hay phe cánh hữu có thể mang đến trật tự và hòa bình cho thế giới...
  • Học cách chết

    02/03/2010Phan Thị Vàng Anh (2002)... những ai đang gặp khó khăn (tinh thần hay thể chất) biết cách biến những lúc khó khăn đó (dù là dịp khó khăn cuối cùng trong đời) thành những dịp để biết thêm cuộc đời, để sửa hết những gì mình làm không đúng trước đó...
  • Siêu hình sự chết

    23/11/2009Arthur SchopenhauerChết chính là vị thần gợi hứng và vị thần hướng dẫn của triết học, và chính vì thế mà Socrate từng định nghĩa triết học là sự lo chết. Thiếu cái chết, thật khó mà triết lý. Vậy thiết tưởng ta nên viết nên một ý nghĩ đặc biệt về nó vào đầu cuốn sách cuối cùng, đứng đắn nhất và quan trong nhất của chúng ta.
  • "Bài giảng cuối cùng" - Khát vọng nở hoa trên cái chết

    30/10/2009Vũ Duy MẫnNhững bài học từ một cuộc đời thật, rất dung dị như của Randy Pausch trong cuốn “Bài giảng cuối cùng” vô cùng quý giá… Hy vọng bạn đọc Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, sẽ tìm thấy những điều thú vị và bổ ích làm cho cuộc sống phong phú, tích cực và ý nghĩa hơn
  • Vượt qua điểm chết cuộc đời

    19/09/2009Nguyễn Thị Thùy Dương
    S-curvelà tên gọi của đường cong dùng để mô
    tả quá trình hình thành và phát triển của các sự vật hiện tượng trong đời sống
    con người. Mọi sự vật hiện tượng trên cuộc đời này đều tuân theo quy luật mà
    đường cong này thể hiện. Nó được tạm dịch là đường cong S. Hay dùng đúng với
    nguyên gốc tiếng Anh là S-curve. Đó là quá trình: Xuất phát – Tăng tiến – Chững
    lại - Tụt dốc. Với sự sống đó chính là quá trình: Sinh - lão - bệnh - tử.....
  • Cái chết đầy tự trọng

    04/06/2009Nguyễn Hoàng HàTrung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật vẫn tự cho mình là xứ sở của đạo lý thánh hiền. Người ta thường nhắc lời của Khổng Tử nói rằng: "Làm người phải biết tự trọng và biết xấu hổ khi làm việc không tốt, còn làm lãnh đạo đất nước thì càng phải biết tôn trọng nhân phẩm danh dự và càng phải biết xấu hổ."
  • Sau khi chết, “Chúng ta là ai”?

    17/04/2009Nhà văn Xuân CangCon người ta có linh hồn, khi còn sống thì cảm nhận sự vật bằng thể vía, khi chết thì linh hồn ra khỏi cơ thể và tiếp tục một đời sống riêng, vĩnh cửu. Và con người không phải chết là hết. Đó là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm từ cuốn "Chúng ta là ai" của GS - TS Đoàn Xuân Mượu.
  • Chấp nhận cái chết của bạn

    13/02/2009David ViscottCuộc sống này có ý nghĩa gì nếu bạn không chấp nhận cái chết của chính mình?
    Đừng để sự ám ảnh về cái chết cản trở cuộc sống của bạn.
    Bạn không bất tử và bạn là điều quý báu trên cuộc đời này, vì vậy bạn mới gặp phải vấn đề này...
  • Sự sống, môi trường, đẳng cấp loài và sự văn minh

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhAi cũng biết Môi trường là Điều kiện Đủ, đặc biệt quan trọng để tạo ra sự Sống ( ý tôi muốn nói rằng chỉ sau Điều kiện Cần là ý muốn của Thượng Đế - điều được đề cập trong các Thánh Kinh ). Sự Sống tác động trở lại, với phương thức sống và cách tổ chức của mỗi Loài cải thiện thêm hay hủy hoại đi, hay làm suy kiệt Môi trường đó.
  • Cái chết là sự sáng tạo của sự sống?

    28/07/2007Hồng Hiệp (theo Economic Times)Có thể tìm thấy động lực sáng tạo trong mối quan hệ giữa sự sống và cái chết. Trong đó, giá trị tinh thần cao cả nhất của cuộc sống có thể bắt nguồn từ những ý nghĩ và nghiên cứu về cái chết...
  • Sự sống là gì?

    11/06/2006Đặng ChuẩnTừ lâu, khoa học đã nói cách định nghĩa xem sự sống là gì, còn những người bình thường thì quen nghĩ: cái gì không chết là đang sống. Tuy nhiên, với những bước tiến nhảy vọt của khoa học hiện đại, nhất là sinh học, định nghĩa về sự sống trở nên phức tạp hơn và là thách thức lớn đối với các nhà khoa học...
  • xem toàn bộ