Sống và Chết

10:47 SA @ Thứ Tư - 05 Tháng Hai, 2014
“Sinh tự hà lai, tử tùng hà khứ?” Sinh từ đâu đến, chết theo đâu về? Đó chính là câu hỏi đã làm cho con người băn khoăn từ muôn thuở, cũng là một trong những lý do chính khiến tôn giáo và triết học có mặt, một trong những mục tiêu tìm kiếm của khoa học. Xã hội loài người ngày càng phát triển với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thực ra vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên mà chỉ khiến con người ngày càng phải đối mặt với cái chết luôn cận kề: một tai nạn bất ngờ, một cơn đột quỵ vì quá căng thẳng trong cuộc sống, và biết bao lý do khác đến từ khủng bố, thiên tai, bệnh tật… luôn đe dọa tính mạng!
Trước nỗi sợ chết, có những người hối hả lao vào hưởng thụ sợ không còn kịp trước hạn cuộc ngắn ngủi. Một số người khác, trái lại, ra sức bám víu, tích cóp của cải tiền bạc, chạy đua theo danh vọng, quyền lực…đến quên ăn bỏ ngủ( sống), quên cái chết đang rình rập với ảo tưởng cho rằng nếu có được danh vọng quyền lực hay của cải thì có thể có khả năng che chắn để cái chết đừng đến! Thực tế chứng tỏ mọi thứ trên cõi đời này đều là vô thường, giả tạm. Mặt khác, đã không thiếu những bằng cớ cho thấy chết không phải là hết.Như vậy,việc hối hả hưởng thụ hay việc bám víu tích cóp đều không phải là thái độ thích hợp.

Thật ra có thể thấy sự ngắn ngủi chỉ trong hơi thở. Thở ra mà không hít vào hay hít vào mà không thở ra là sự sống kết thúc! Nhưng theo các nhà minh triết Đông phương, sống đến trăm năm hay nhiều hơn mà khổ đau dài dài cho mình và chẳng có ích gì cho người thì đâu phải là trọn vẹn. Như chỉ vài ba mươi năm sống thảnh thơi, biết chân quý từng chút từng chút giá trị của cuộc sống, lại đóng góp tích cực cho sự sống an lạc của người khác, thì cuộc sống ấy đã đủ đáng được gọi là thọ. Vua Trần Thánh Tông, cũng là một vị thiền sư đời nhà trần, đã cho rằng:
“Sinh như trước sam/ Tử như thoát khổ/ Tự cổ chí kim/ Cánh vô dị lộ…”
Tạm dịch:( Sinh như mặc áo/ Chết như cởi quần/ từ xưa tời nay/ Không con đường nào khác). Người đời chẳng ai không chết, đó là sự thật không ai chối cãi! Sự sống và cái chết luôn sóng đôi; đã sinh ra, trước hay sau, sớm hay muộn, rồi ai cũng lần lượt trở về. Theo giáo lý đạo Phật, sống chết là hai mặt của một thực tại, là một giai đoạn trong chuỗi tương tục sống chết, chết sống bị tác động bởi duyên sinh duyên khởi. Và sống chết là lẽ vô thường; sinh, trụ, dị, diệt về mặt không gian và thành, trụ, hoại, không xét về thời gian! Để thấy rõ tính tương tức hai mặt của sống và chết ta thử lấy ra một mắt trong chuỗi mắt xích tương tục” sinh tử”. Gỉa định đời người hiện hữu ( sanh) từ lúc có sự thụ thai khi tinh cha ( tinh trùng) huyết mẹ(noãn) hòa hợp với nhau, tiếp cận một nghiệp thức tương ứng, hội đủ điều kiện( duyên) tương thích như môi trường, nhiệt độ, ánh sáng… trong tử cung mẹ hay trong ống nghiệm để hình thành một chủng tử; trong mọi trường hợp, cái mầm sống ấy đều phải phát triển trong cơ thể người mẹ nhờ được cung cấp dưỡng chất từ cơ thể của bà mẹ; theo thời gian, hội đủ mọi yếu tố, mầm sống ấy hình thành các cơ cấu vật lý, sinh lý hoàn chỉnh của một thai nhi; đúng thời, thai nhi ra khỏi cơ thể mẹ trở thành một hài nhi để rồi có được sự chăm sóc bú mớm,nuôi dưỡng của cha mẹ, của gia đình và của xã hội, lần lượt trở thành thiếu niên rồi thanh niên, trưởng thành, lập gia đình có vợ có chồng, sinh con đẻ cái rồi bước vào độ trung niên, lão niên trở thành già yếu rồi chết. Đó là tiến trình một đời người theo cách hiểu thông thường. Như thế” sự sống” bắt đầu từ lúc thai nhi hình thành trong bụng mẹ hay khi đã lọt lòng mẹ? thông thường người ta cho rằng cuộc sống bắt đầu từ cất tiếng khóc chào đời. Như vậy, thời gian chin tháng mười ngày được cưu mang trong bụng mẹ thuộc về đâu? Câu hỏi đặt ra vẫn chưa có câu trả lời. Người xưa tính tuổi thọ cho một người có cộng them “ tuổi mụ”, hẳn không phải là vô cớ.
Theo giáo lý nhà Phật, sống chết là một quá trình tương tục không có khởi đầu và không kết thúc, trừ khi các bậc giác ngộ có khả năng đoạn trừ vòng sinh tử luân hồi. Cũng nền giáo lý ấy khẳng định sinh chỉ là sự hình thành một giả hợp gồm năm thành tố: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; trong đó, hay thể xác chỉ là sự tập hợp có hệ thống của tứ đại đất, nước, gió, lửa. Như vậy, tử chỉ là sự tan rã của các yếu tố cấu thành và các yếu tố này hoàn nguyên đâu vào đấy: thịt, xương, da, lông, móng… trở về đất; máu, đờm, dãi, mồ hôi,nước mắt trở về nước; khí hơi thở trở về gió; sức nóng hay thân nhiệt trở về lửa. Thọ, tưởng , hành, thức thuộc thần thức, cũng chính là nghiệp thức, khi đó lìa bỏ thân xác cũ chuyển thành thức tái sinh do tác động của nghiệp tương ưng với hợp duyên khi tinh cha kết hợp noãn mẹ trong một môi trường thích hợp để hình thành một thực thể mới. Chết khác nào vất bỏ chiếc áo cũ thay vào chiếc áo mới,nghĩa là tiếp nhận một thân khác. Khoa học ngày nay chứng tỏ,mỗi mỗi sát-na,các lòai sinh vật, đất đá cỏ cây đều thay đổi, biến chuyển không ngừng;mỗi tế bào,mỗi mô mạch của con người vẫn chết đi sống lại trong từng giây từng phút từng sát-na.Nghĩa là cái chết đâu phải xảy ra cái rụp trong khoảnh khắc như ta vẫn nghĩ,mà nó là cả một quá trình. Thực tại giây phút trước không còn là thục tại giây phút sau. Nếu không có sự chết đi của tế bào cũ để phát sinh tế bào mới thay thế làm sao có sự phát triển. Đây là chỗ gặp gỡ giữ khoa học và Phật giáo cũng như các truyền thông văn hóa Đông phương. Vô thường như thế là quy luật tất yếu đưa đến phát triển của vạn hữu.Do đó người sống sâu hiểu rằng cái gì có sinh thì có diệt,có thành ắt sẽ hoại nhưng chẳng có gì mất. Đức Phật đã dạy trong Bát nhã Tâm kinh rằng vạn pháp không sinh, không diệt, không tăng, không giảm, không cấu, không tịnh. Ví như cái chén,cái bình…bị vỡ,ta tưởng mất,thật ra dù chỉ mảnh mún,chúng không mất hẳn mà chỉ trở về lại các yếu tố đất, nước, lửa gió…góp phần hình thành một vật khác. Cũng thế,hạt lúa phải chết đi để nảy mầm.Mùa đông tàn tạ báo hiệu mùa xuân tươi đẹp. Nói khác, cái chết đặt mầm mống cho cái sống, đem lại cho cõi đời muôn vàn hương sắc; đồng thời,cái chết giúp con người nhận thức sự phù du của cõi thế, sự mong manh của kiếp người,tính hư ảo của danh lợi.Cái chết còn cho phép ta nhận ra vẻ bi tráng của trần gian,sự mầu nhiệm của cuộc sống!

Nếu không mất, con người nhắm mát lìa đời sẽ về đâu? Các tôn giáo hữu thần, cho dù nhất thần hay đa thần, đều mặc khải cái chết hoặc sinh về nước Chúa, hoặc đọa vào luyện ngục, đều là những cõi vĩnh hằng vì linh hồn bất tử; nghĩa là trùm cho cái chết ý nghĩa”thường”. Khoa học, trái lại, với tinh thần thực nghiệm, chỉ xác quyết những gì mắt thấy, tai nghe, rờ mó, cân đo đong kiếm được, nên quan niệm khi chết thân xác tan rã không còn gì, đã kết luận chết là” đọan diệt”. Đất Phật giác ngộ chân lý thật tại với quan điểm”Trung đạo”cho rằng không thường mà cũng không đoạn. Thế chết về đâu? Ông bà ta há từng bảo ’Sống gởi thác về!’ Về đâu? Về lại chỗ đã đến! Tức là tái sinh! Vậy cái gì tái sinh? Phải chăng chỉ là sự tiếp nối của cái cũ? Quan điểm Trung đạo của nhà Phật trả lời không phải một nhưng chẳng phải khác.Cũng như ngọn đèn cầy được thắp lên từ đầu hôm đến nửa đêm, đến hôm sau vẫn còn sáng. Ánh sáng từng thời điểm đầu hôm, nửa đêm, sáng hôm sau là một hay khác? Nói một cũng không đúng khi cây đèn cầy đã cháy ngắn dần, bấc đã lụn; nhưng nói khác cũng không xong vì ngọn đèn vẫn là ngọn đèn đó, có thay đổi gì đâu! Đó là luân hồi của chuỗi sinh diệt, diệt sinh vô cùng tận. Xuyên suốt quá trình này một tâm thức hiện tồn mien viễn mà đạo Phật gọi Phật tính, là Bản thể là Như Như hay Như Lai tạng tính… Đức Tích Ca Như Lai, bậc Đạo sư giác ngộ đã chỉ ra rằng mọi loài chúng sinh không phân biệt hữu tình, vô tình, nhỏ lớn đều có Phật tính. Tính Phật không tăng không giảm, không thêm không bớt, cũng không bao giờ mất mà bình đẳng trước muôn loài. Phật dạy đó là thường trong vô thường.
Do không hiểu lẽ vô thường, nghĩa là có sinh tất có diệt, các bậc vua chúa thời xưa đã khổ công cho người luyện thuốc trường sinh bất tử. Nào ai thành tựu? khoa học ngày nay, mặc dù đạt nhiều thành tựu trong khám phá vũ trụ, tiếp cận thiên nhiên và con người, vẫn bỏ ngỏ câu trả lời về sinh tử. Đức Phật qua trực nghiệm bằng thiền định đã giác ngộ chân lý thực tại chỉ ra rằng do duyên sinh duyên khởi tương tác chịu tác động bởi nghiệp lực tạo tác từ hành vi của ý, khẩu, thân( Phật giáo gọi là tam nghiệp) dẫn đến tiến trình sống chết, tái sinh. Các bậc Thánh nhân Đông phương liễu nghĩa sinh tử nên sống chết tự tại. Tuệ Trung Thượng sĩ thì” Sinh tử nhàn nhi dĩ” sống chết chỉ như chơi. Khi sắp tịch, ông cho đặt giường ngay nhà khách nằm nhắm mắt; thấy thê thiếp, con cháu khóc lóc, ông mở mắt quở:” Sao không để ta đi yên ổn?”.Nói xong, ông sai lấy nước rửa ráy mặt mày tay chân rồi nhắm mắt đi luôn. Lão Tử dặn học trò khi ông qua đời không được khóc lóc mà reo cười.” Sinh quý tử qui” ( sống tạm, chết mới trở về) chứ có mất đi đâu mà khóc lóc làm gì cho sầu khổ!”.

Sống chết tuy là quá trình tự nhiên nhưng lại là điều kỳ diệu khi hiểu rằng sự sống và cái chết luôn sóng đôi bên nhau. Đối với chúng ta kẻ phàm phu, chết không hề là vấn đề đơn giản dễ dàng đón nhận. Theo giáo lý Mật tông được ghi trong Tạng như sống chết, thời kỳ hấp hối là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, mọi bộ phận của cơ thể đang dần tan, rút ra khỏi mọi giác quan cho đến cuối cùng rút lui khỏi hạt giống, điểm sâu kín nhất( chủng) mà chúng ta nhận được từ cha mẹ. Sau cùng sự phân hủy tăng dần đến mức rất cao, dẫn đến sự đau đớn thể xác và đau khổ tột cùng về tâm thức. Trong giây phút hiện thực con người là một điểm động, hệ quả của hành động bản thân chịu tác động của môi trường chung quanh, của nhiều kiếp trước có thể có khởi điểm từ bao lâu không rõ. Mặt khác, hành động do mình khởi xướng lại tác động vào thế giới và thế hệ mai sau… Chết là trở về, con người sẽ phải trả lại cho trần gian tất cả những gì đã tạm vay mượn lúc sinh thời: tiền bạc, công danh, phú quý cùng với mọi buồn vui, sướng khổ, và hành trang duy nhất ta có thể mang theo, và phải mang theo, trên đường trở về cũng chính là những gì ta đã mang vào đời, khi vừa lọt lòng mẹ: Nghiệp! Trên đường trở về đó, hành trang kia sẽ nặng hơn hay nhẹ hơn đều hoàn toàn tùy thuộc vào những hành động ta đã tạo khi còn tại thế. Chính tác động của hành vi có ý thức, tạo ra biệt nghiệp cho riêng mình, chịu tác động đồng thời tạo ra cộng nghiệp chung cho xã hội và loài người. Nghiệp đặt vai trò và vị trí của mỗi cá nhân trong vũ trụ, trong dòng tiến hóa của sinh vật, trong nhân loại trước kia hôm nay và mai sau! Qua hành động mà không ai tránh được- cái” nghiệp” ràng buộc theo quy luật nhân duyên cá nhân với toàn thể loài người, toàn thể sinh vật.

Ở đây, trước sự sống và cái chết , rõ ràng không hề thấy bóng dáng của bất kỳ một quyền năng tối thượng nào, cho dù với danh xưng là Trời, là Chúa, hay là Thượng đế. Kể cả Chư Phật, chư Bồ-tát cũng không thể can dự vào hành trình sống chết.Chỉ có sự nghiệp lực! sống thế nào thì chết như thế đó! Cái chết an lành chỉ đến với ai đó có đời sống bình an! Thực tập tinh thần vô úy của Phật giáo chính là chuẩn bị cho cái chết ngay khi đang sống.Chuẩn bị những gì? Phật dạy hành Tứ vô lượng tâm ( từ, bi, hỷ, xả) và Lục độ( bố thí, trí giới, nhẫn nhục, tinh tấn, trí tuệ, thiền định) trong mọi lúc, mọi nơi, nhất là khi còn bình thường khỏe mạnh, để huân tập thiện nghiệp, là trang bị tư lương để lên đường vững chãi! Đó là thái độ tỉnh thức của kẻ trí. Đức Phật, bậc Đạo sư giác ngộ đã khai mở chân lý duyên sinh, duyên khởi…với con đường Bát chánh đạo giúp chúng sinh đoạn trừ vòng nhân duyên trói buộc đưa đến giải thoát sinh tử luân hồi. Mặt khác, trước vô số chúng sinh do vô minh vọng chấp còn tạo nghiệp lực khổ đau, Bồ-tát với tinh thần tự tại vô ngại và đại nguyện từ bi, chủ động trước tiến trình sống chết, chua chịu nhập Niết- bàn, tự nguyện ở lại cõi trần cứu độ chúng sinh. Đó là liễu nghĩa sinh tử, là khả năng giải thoát sống chết của con người theo lời Phật dạy!.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?

    28/09/2016Khả AnhBạn đang sống và cảm nhận về cuộc sống của bạn như thế nào? Nhiều người trong chúng ta luôn lẫn lộn giữa sống và tồn tại. Ranh giới giữa chúng khá mong manh và nhiều người chấp nhận tồn tại để được sống trong vỏ bọc an toàn và kín kẽ đến cuối cuộc đời...
  • Gợi ý về minh triết tâm linh & cuộc sống

    24/10/2019Tuệ Thiền Lê Bá BônNgày nay có nhiều nhà khoa học xiển dương các giá trị của tôn giáo, vì thế tôi xin trích dẫn một số quan điểm của vài vị Phật giáo...
  • Đời sống hiện đại: Internet và những đánh đổi

    01/02/2018Trần Hữu Dũng... cùng với các lợi ích là một số “mặt trái” của Internet: những trang web dâm ô, xách động bạo lực, nhiều thông tin sai, không thể kiểm chứng, hoặc những đả kích, vu khống cá nhân...
  • Nghĩ về Sống và Đạo Đức

    09/12/2017Nguyễn Tất ThịnhLàm việc và sống là hai điều quan trọng bậc nhất của mỗi người trong cuộc đời của bất cứ ai. Có người tự chủ và phiêu linh được trong công việc, bởi tình yêu, có phương pháp cho tốt hơn, mong muốn nó là giá trị cơ bản trong cuộc đời mình cả về phương diện bản thân lẫn xã hội. Thì cũng có người có thể như thế được trong cuộc sống hàng ngày, ngoài công việc của họ...
  • TS Nguyễn Tường Bách: Thế giới ta đang sống chính là pháp giới

    25/08/2015Thượng TùngLà một nhà khoa học chuyển sang kinh doanh, hơn 40 năm sống ở nước ngoài nhưng Nguyễn Tường Bách lại là một cái tên khá quen thuộc ở lĩnh vực sáng tác và dịch thuật.
  • Tiếp tục sống và yêu

    25/10/2013Nguyễn Tất ThịnhCó thể có nhiều kết cục, những khúc vĩ thanh hay ho, tuyệt vời như những khúc tình ca du dương...nhưng bản Concerto nào cũng chứa đựng trong tổng phổ của nó những giai điệu phản ánh về đời sống thực tại! Ngừng chảy được không sông ơi ? Thời gian ơi có thể ngừng trôi ? Cho mỗi người dừng trong những ngày tươi đẹp, dù ngắn ngủi, nhưng còn cảm thấy đầy đủ ý niệm về hạnh phúc...Chuyện tôi kể không hề là bi kịch, nhưng bị đẩy đi bởi sông đời...không ai có thể trở lại như ngày xưa dù cố duy trì điều cũ, hay không có chuyện như tôi kể ...Mọi thứ bị khác đi, chảy như nước, ta có bị mòn đi hay có thể dâng sóng lên cao?
  • Người Việt sống cho ai, vì ai?

    15/10/2013Nhà văn Nguyễn Quang ThânLúc yên hàn, hãy nghĩ xem, người Việt mình sống cho ai, vì ai?
  • Giá trị và cách sống của Đời Người ?!

    16/03/2013Nguyễn Tất ThịnhCó thể có những người sớm hơn, với tôi thì trải nghiệm cho đến bây giờ mới bắt đầu hiểu được câu thế nào là ‘tri Thiên mệnh’ ! Nghĩa là : thấu tỏ các quy luật cơ bản nhất của Thiên Địa Nhân mà biết cách vận dụng vào đời sống của mình một cách ‘tự nhiên như nhiên’ mà tổng kết thành slide này!
  • xem toàn bộ